Đào tạo cán bộ khoa học trẻ nghiên cứu Chủ thuyết phát triển của Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 7-11, tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Ðề tài "Chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh và vận dụng chủ thuyết đó trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI (hướng tầm nhìn tới năm 2020 và 2045)" đã khai giảng lớp đào tạo cán bộ trẻ nghiên cứu Chủ thuyết phát triển của Việt Nam.
Dự buổi khai giảng có đại diện lãnh đạo các ban Ðảng ở Trung ương, các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu, cùng 36 học viên của lớp học có học vị thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành, độ tuổi dưới 40, thuộc 16 cơ quan, chủ yếu là học viện, trường đại học, viện nghiên cứu, đang tham gia giảng dạy và nghiên cứu lý luận.
Ðề tài độc lập cấp nhà nước "Chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh và vận dụng chủ thuyết đó trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI (hướng tầm nhìn tới năm 2020 và 2045)" (Mã số: ÐTÐL.2008 G/09) được Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2008-2010 tổ chức triển khai nghiên cứu, với sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2001-2005; đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Chủ nhiệm Đề tài là PGS, TS Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Phó Chủ nhiệm Đề tài là GS, TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; và Phó Chủ nhiệm chuyên trách kiêm Tổng Thư ký khoa học Đề tài là GS, TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương.
Theo Ban Chủ nhiệm Đề tài, nghiên cứu Chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh và vận dụng chủ thuyết đó trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, hướng tầm nhìn tới năm 2020 và 2045 là một hướng nghiên cứu mới, lần đầu tiên được đặt ra ở nước ta. Đây là một chương trình nghiên cứu lớn, tổng hợp nhiều loại hình tri thức theo hướng kết hợp chuyên ngành, liên ngành và đa ngành, giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển xã hội ở Việt Nam theo ý thức hệ chủ đạo Mác - Lê-nin - Hồ Chí minh, phát triển thông qua đổi mới và hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế để có thể tạo ra tổng hợp lực cho Việt Nam.
Ban Chủ nhiệm Đề tài dự kiến rằng, nghiên cứu Chủ thuyết phát triển của Việt Nam sẽ được thiết kế theo các bước: Bước 1: từ năm 2008 đến năm 2010; Bước 2: từ năm 2011 đến năm 2015; Bước 3: từ năm 2016 đến năm 2020; Bước 4: từ năm 2021 đến năm 2025; Bước 5: từ năm 2026 đến năm 2030; và các bước tiếp theo: từ năm 2031 đến năm 2045.
Ban Chủ nhiệm Đề tài ý thức sâu sắc rằng, do tầm quan trọng và ý nghĩa của Đề tài, cần đặc biệt chú trọng lực lượng nghiên cứu, tận dụng năng lực sáng tạo của các chuyên gia, huy động một lực lượng chuyên gia mạnh, nhất là trong 3 năm đầu, để bảo đảm tốt kết quả nghiên cứu, đồng thời sớm chú ý đào tạo cán bộ khoa học trẻ qua thực tiễn nghiên cứu. Đây là yêu cầu rất bức xúc. Bởi vì, các bước nghiên cứu tiếp theo có được triển khai liên tục hay không, có bảo đảm kết quả sáng tạo hay không, một phần quyết định là ở lực lượng nghiên cứu được đạo tạo, bồi dưỡng trên các mặt: quan điểm, tư tưởng, kiến thức và phương pháp, kỹ năng nghiên cứu.
Đó chính là lý do, đồng thời cũng là sự thể hiện ý tưởng mới, hướng đi đúng của Ban Chủ nhiệm Đề tài trong việc tổ chức lớp học này. Lớp học sẽ trang bị cho các cán bộ nghiên cứu khoa học trẻ những kiến thức tổng hợp, những định hướng tư tưởng, chính trị, khoa học và thực tiễn trong nghiên cứu Chủ thuyết phát triển của Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; giúp họ nâng cao năng lực và trình độ tư duy lý luận, nắm vững những phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học, hình thành nhu cầu nghiên cứu và khả năng sáng tạo phù hợp với năng lực, sở trường của mình. Đặc biệt, phương pháp và cũng là phương châm đào tạo là: phát huy nỗ lực, kích thích sự say mê nghiên cứu, gợi mở hướng tiếp cận, thảo luận, tranh luận trên tinh thần dân chủ, bình đẳng, tôn trọng các ý kiến khác biệt, cùng nhau tìm tòi chân lý.
Việc biên soạn các bài giảng, báo cáo chuyên đề do tập thể các nhà khoa học và các chuyên gia tiêu biểu, có uy tín thực hiện, bảo đảm chất lượng cao trong giảng dạy và nghiên cứu của lớp học./.
Hội nghị cấp cao Mê Công - Nhật Bản ra "Tuyên bố Tô-ky-ô"  (08/11/2009)
Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện  (08/11/2009)
Việt Nam là đối tác tin cậy với các nước Mê Công - Nhật Bản  (08/11/2009)
Thông cáo số 15 Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (08/11/2009)
Tập đoàn điện lực Việt Nam - nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phồn vinh của đất nước  (07/11/2009)
Thông cáo số 14 Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XII  (07/11/2009)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam