TCCS - Khác biệt giữa địa danh nổi tiếng với biển đảo, Bình Liêu (Quảng Ninh) thu hút du khách bởi sự lạ lẫm của một Sa Pa thu nhỏ với đồi lau, thác nước, các cột mốc và đỉnh núi,... Du lịch sinh thái vừa gần với với thiên nhiên, vừa đem lại những trải nghiệm mới lạ đang dần thu hút đông đảo khách đến nơi đây.
Quảnh Ninh nổi tiếng với những chuyến tàu ngày dạo biển, tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long. Với những chuyến đi xa có thể đến mới Cô Tô, Trà Cổ (Móng Cái)... Song khi đến với huyện Bình Liêu, du khách sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn khác.
Huyện Bình Liêu là một huyện nằm ở cửa ngỏ phía đông của tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội đến tận 270 km, cách thành phố Hạ Long 108km. Đây là điểm đến thu hút rất nhiều du khách trẻ đam mê phượt. Bình Liêu là huyện miền núi có độ cao trung bình từ 500-600 m so với mặt nước biển, với nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m (Cao Xiêm 1.330m, Cao Ba Lanh 1.113m, Ngàn Chi 1.160m,...). Khí hậu quanh năm mát mẻ, du khách như được trải nghiệm 4 mùa tại đây khi buổi sáng mát mẻ, trưa nắng ấm, chiều và đêm lạnh. 96% người dân Bình Liêu là dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa,...
Đến Bình Liêu không chỉ chinh phục những ngọn núi cao, mà còn trải nghiệm những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ với các thác nước, rừng hoa sở và trà hoa vàng, rừng dược liệu hay xem làm miến dong, thăm bản làng cổ của đồng bào dân tộc,...
Là một điểm đến còn mới mẻ và nhất nhiều điểm để khám phá, mới đây, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội đã tổ chức chuyến farmtrip caravan và treckking “Sắc màu hoa sở, Đông Bắc” mùa xuân về từ ngày 10 đến ngày 12-12-2021, nhằm khảo sát các tuyến điểm tại Bình Liêu - Quảng Ninh; đồng thời, góp phần kích cầu phục hồi du lịch trong trạng thái bình thường mới.
Lãnh đạo hơn 30 doanh nghiệp đã tham gia chuyến đi bằng xe riêng, theo từng nhóm nhỏ, vừa thuận tiện di chuyển, vừa bảo đảm an toàn.
Đoàn farmtrip đến Bình Liêu đúng mùa hoa sở, loài hoa 5 cánh trắng muốt nhiều du khách lần đầu tiên mới thấy. Theo quốc lộ 18C lên cửa khẩu Hoành Mô, đoàn rẽ vào một vạt rừng bạt ngàn hoa để du khách thưởng lãm. Leo núi Cao Xiêm, dọc hai bên đường cũng là bạt ngàn hoa sở đang mùa nở rộ, ai cũng trầm trồ. Lẽ ra, thời điểm này đang là lễ hội hoa sở, song năm nay bị hủy do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Bình Liêu đặc biệt ấn tượng với du khách bởi những đỉnh núi, cột mốc mà khách muốn chinh phục để vượt lên chính mình. Trong số 64 cột mốc, chỉ một số được khai thác du lịch như 1300, 1302, 1305 và 1327. Trong đó, khách lựa chọn leo cột mốc 1305 nhiều nhất.
Mệnh danh “sống lưng khủng long”, đây là con đường mòn được bê tông hóa với khoảng 2.000 bậc, dài 2km, nối các mốc với nhau. Trước một trong những cung đường khó chinh phục nhất ở phía Bắc, khách leo thấy mỏi gối, chùn chân, nhưng khi lên tới đỉnh, được chạm vào cột mốc linh thiêng và chụp ảnh check-in, bao mệt mỏi tan biến vì thấy mình đã chinh phục thành công.
Nếu leo cột mốc 1305 không quá lắt léo nhưng có độ dài, độ dốc, độ cao, thì mùa này cũng rất thích hợp để chinh phục đỉnh núi Cao Xiêm cao 1.330m (nay được điều chỉnh là 1.429m) đường đi tuy không có bậc và khá dốc, nhưng với độ dài vừa phải, chỉ khoảng 3km, thời tiết mát mẻ, đỉnh Cao Xiêm rất phù hợp để đi về trong ngày.
Từ trên đỉnh 1.429m, du khách sẽ được phóng tầm mắt nhìn cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp.
Dù cứ leo lên một đoạn lại nghỉ, nhiều lần như vậy rồi cũng tới đích, chị Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành Công ty Du lịch Tầm nhìn Việt, vẫn rất hào hứng. “Một hành trình trải nghiệm cực kỳ thú vị. Tôi thấy chúng ta có thể tìm lại bản thân và vượt qua chính mình. Mục đích chuyến đi trải nghiệm khó khăn vất vả để thấy rằng, không có gì không thể vượt qua. Thời tiết và sự hoang sơ, cung đường tuyệt vời, tuyến mới, điểm mới để du khách đắm chìm với thiên nhiên và cảm nhận được sự hùng vĩ, vẻ đẹp của chúng ta”, chị nói.
Ông Lê Hoàng Cơ, Tổng giám đốc Công ty Du lịch thương mại Damsan, dù cao tuổi nhất đoàn (gần 60 tuổi) nhưng cũng trèo lên đỉnh thành công. Ông chia sẻ, tour leo núi này rất phù hợp với thanh thiếu niên, kể cả người lớn tuổi cũng leo được bởi cung đường hợp lý. Leo núi vừa là đi chơi, vừa để chăm sóc sức khoẻ, khi lên tới đỉnh cảm giác như thấy mình có nguồn năng lượng mới.
Nhiều người ví von rằng, Bình Liêu như “nàng công chúa” mới thức giấc khoảng 5 năm lại đây. Năm 2019, địa phương đón được 85.000 khách đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giảm còn khoảng 70.000 lượt. Năm nay, du lịch Bình Liêu bắt đầu hồi phục với những đoàn khách lẻ và các tour trải nghiệm do doanh nghiệp lữ hành phát động trở lại.
Do đó, chuyến farmtrip này, theo ông Lương Duy Doanh, Giám đốc Công ty du lịch Fivestar Travel, nhằm để quảng bá điểm đến an toàn Bình Liêu bằng xe tự lái, đi theo nhóm nhỏ, qua đó kích cầu du lịch cho địa phương. Theo kế hoạch, ngay tuần đầu tháng 1-2022, công ty sẽ đưa đoàn khách đầu tiên tới đây.
Điểm đặc biệt, Bình Liêu là sự kết hợp hoàn hảo giữa tour biển và tour núi của Quảng Ninh. Nếu Hạ Long rất thân quen gần gũi thì Bình Liêu là điểm đến mới lạ, rất hấp dẫn. Đây hứa hẹn cũng là điểm đến thu hút khách quốc tế đến đây khi dịch bệnh được kiểm soát.
Tuy nhiên, Bình Liêu cần thực hiện nghiêm túc việc bảo tồn thiên nhiên, như không phá hoại môi trường, tránh bê tông hóa, có thêm các thùng rác làm từ tre nứa dọc đường đi hay sau này đông khách, tránh làm lều bán hàng nhếch nhác...; cần có biển chỉ dẫn rõ ràng hơn đường từ Hà Nội về Bình Liêu để trách khách bị lạc đường; cần đào tạo và có đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu về Bình Liêu; ….
Trước các ý kiến đóng góp, ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh, cho biết tỉnh sẽ xem xét bổ sung. Ông nói thêm, từ 1-4-2022, Quảng Ninh sẽ khánh thành đường cao tốc từ Vân Đồn đến Móng Cái. Khách lên Bình Liêu sẽ đi qua sân bay Vân Đồn, cầu Vân Tiên đến Tiên Yên đi thẳng là đến nơi, thời gian rút ngắn rất nhiều.
Vừa qua, tỉnh cũng đã ký trình đề án phát triển du lịch cộng đồng Bình Liêu, với vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng./.
Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển kinh tế số  (19/12/2021)
Các nhà đầu tư Nhật Bản luôn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh  (18/12/2021)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển