TCCS - Năn 2021, Công an thành phố Hà Nội đã huy động mọi nguồn lực tập trung thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” vừa là lực lượng đi đầu trên trận tuyến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhờ vậy, tội phạm về trật tự xã hội được kiềm chế, kéo giảm nhiều vụ án được đấu tranh triệt phá, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ bình yên cuộc sống của nhân dân, cùng cả nước yên tâm phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Phát huy vai trò lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự
Thủ đô Hà Nội luôn là địa bàn, mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, chống đối và các đối tượng tội phạm với những phương thức, thủ đoạn mới, ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Trong bối cảnh đó Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã bám sát, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, nắm chắc, nhạy bén trước những diễn biến mới của tình hình, chủ động triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp, cách làm hay, sáng tạo để giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, bạo loạn, tạo môi trường an ninh, an toàn phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của thành phố. Phối hợp chặt chẽ với sở, ban, ngành thành phố trong thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của Thủ đô, vừa là lực lượng đi đầu trên trận tuyến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, đòi hỏi nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn cao. Vì vậy, CATP chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức triển khai quyết liệt các biện pháp công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn,... nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh.
Thực hiện Phương án số 02/PA-BCA-C04, ngày 9-8-2021 và Phương án số 03/PA-BCA-V01, ngày 16-8-2021, của Bộ Công an,về công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy và Dự án Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, Công an thành phố Hà Nội đã ban hành phương án số 536, ngày 6-9-2021,“Về tăng cường phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong và sau dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố”, các đơn vị thuộc Công an thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Bộ Công an, tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố tiếp tục được bảo đảm.
Nắm chắc, dự báo âm mưu, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, Công an thành phố Hà Nội triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp công tác bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh mạng, an ninh thông tin và truyền thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, kích động, chống phá trên không gian mạng của các thế lực thù địch. Công an thành phố Hà Nội nhận rõ, tội phạm và tệ nạn xã hội sẽ diễn biến phức tạp, biến tướng ở từng lĩnh vực, vì vậy, từng hệ lực lượng, từng lĩnh vực phải nghiên cứu kỹ và xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện đến từng cấp phường, xã. Từ đó, tập trung nhận diện đúng bản chất của tội phạm trong và sau dịch bệnh để có giải pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả. Trong đó, đặc biệt chú ý đến hoạt động của các băng nhóm tội phạm, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm xâm phạm sở hữu như: cướp, cướp giật tài sản, tội phạm hoạt động trên không gian mạng…
Các phòng nghiệp vụ, công an quận, huyện, xã, phường trên địa bàn thành phố đã có các giải pháp cụ thể, sáng tạo phù hợp với tình hình của lĩnh vực, địa bàn. Cùng với đó, áp dụng pháp luật để xử lý nghiêm các vụ án liên quan đến thiệt hại về sức khoẻ và tính mạng; tăng cường phối hợp lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai, khép kín địa bàn để phòng ngừa, răn đe tội phạm, phát huy vai trò của các tổ 141… Ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; sơ tổng kết đánh giá các mô hình chuyên đề phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhân rộng các mô hình phát huy hiệu quả, tác động rộng rãi trong công tác phòng chống tội phạm…
Nhờ vậy đến tháng 11-2021, tội phạm về trật tự xã hội được kiềm chế và kéo giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2020; phạm pháp hình sự giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả điều tra, khám phá chung của tội phạm về trật tự xã hội khám phá án đặc biệt nghiêm trọng đạt cao và vượt chỉ tiêu đề ra. Hầu hết các loại tội danh về trật tự xã hội đều giảm cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng; không để các ổ nhóm tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức hoạt động lộng hành, kéo dài; không để tồn tại các tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội gây nhức nhối trong dư luận. Kết quả điều tra, khám phá án kinh tế, ma tuý, môi trường đều đạt kết quả cao. Trong đó, đã phát hiện điều tra, khám phá nhiều vụ án gây được tiếng vang, được các cấp, các ngành ghi nhận, khen thưởng… Các biện pháp, giải pháp trong công tác bảo đảm an ninh được triển khai thực hiện quyết liệt, đạt các mục tiêu, yêu cầu đề ra, đã chủ động trong công tác phòng ngừa từ xa, tại các địa bàn cơ sở, nhận diện rõ hơn phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng để đánh trúng, đánh đúng, làm thất bại hoạt động chống phá của các loại tội phạm. Trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị được quan tâm chỉ đạo quyết liệt; công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ từng bước được nâng cao, tình hình cháy nổ giảm cả về số vụ, số người chết, người bị thương và thiệt hại về tài sản.
Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Việc triển khai thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện quyết liệt với quyết tâm cao, nỗ lực khắc phục khó khăn của toàn cán bộ, chiến sĩ, đem lại kết quả tích cực. Công an thành phố Hà Nội đã hoàn thành dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Cấp, sản xuất, quản lý căn cước công dân đúng tiến độ theo chỉ đạo của Bộ Công an, thực hiện thắng lợi “chiến dịch” cấp căn cước công dân lưu động, thu nhận trên 6 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử. Tính đến ngày 24-11-2021, đạt tỷ lệ 91,9% chỉ tiêu Bộ Công an giao.
Về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Công an thành phố đã chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch, chủ trì, tham mưu triển khai 23 chốt tại cửa ngõ và 44 chốt tại các đường nhánh, đường ngang để kiểm soát người và phương tiện ra, vào thành phố; chỉ đạo công an các quận, huyện, thị xã tham mưu thành lập hơn 4.000 chốt trong nội độ vừa để kiểm soát người, phương tiện, vừa bảo vệ “vùng xanh”. Đồng thời thành lập gần 800 tổ tuần tra lưu động để kiểm soát, giám sát việc chấp hành giãn cách xã hội và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, ra khỏi nhà không có lý do chính đáng, không đeo khẩu trang… Công an các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm và trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19; giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19; làm tốt công tác nắm hộ, nắm người, nắm chắc di biến động dân cư. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về xuất - nhập cảnh, quản lý người nước ngoài làm việc, cư trú trên địa bàn thành phố, cũng như công dân Việt Nam xuất cảnh, nhất là số người nước ngoài thuộc các quốc gia trong vùng dịch, phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID - 19.
Trong thời gian tới, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công an về bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc tham mưu, phục vụ cấp ủy, chính quyền các địa phương lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện “mục tiêu kép”. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, biện pháp, giải pháp trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.Nâng cao hiệu quả công tác nắm, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công an các chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ Thủ đô trong tình hình mới. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, các mục tiêu trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phát động sâu rộng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; tăng cường phối hợp giữa lực lượng vũ trang Thủ đô với các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và tăng cường quốc phòng ngay từ cơ sở; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt, công an thành phố sẽ chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh ngăn chặn tội phạm sử dụng công nghệ cao, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước và tổ chức quản lý chặt các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản và Internet. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi làm mất an ninh, an toàn thông tin; làm lộ, lọt bí mật nhà nước, thông tin nội bộ hoặc lợi dụng bí mật nhà nước, thông tin nội bộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội và nghiệp vụ làm giảm điều kiện phát sinh tội phạm; duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự; nghiên cứu, triển khai các mô hình mới để đáp ứng kịp thời công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Với quyết tâm đặt ra, lực lượng Công an nhân dân Thủ đô sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống yên bình cho người dân./.
Nâng cao đạo đức công vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất tham chiếu đối với Thủ đô Hà Nội  (30/11/2021)
Phát huy vai trò của các cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam hiện nay  (30/11/2021)
Y tế công lập Việt Nam thích ứng với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19  (30/11/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển