Giới thiệu một số điểm mới trong nghị định thực thi Luật bảo hiểm y tế
TCCSĐT - Ngày 25-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 146/2018/NĐ-CP, ngày 17-10-2018, của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Sau quá trình xây dựng công phu, xin ý kiến rộng rãi các bên liên quan, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Nghị định này có một số điểm mới như: Bổ sung một số đối tượng tham gia; quy định tham gia theo hộ gia đình; không bắt buộc tham gia cùng thời điểm; quy định chi tiết hồ sơ, điều kiện, nội dung và mẫu hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; bỏ quy định giao quỹ khám chữa bệnh cho cơ sở y tế khám chữa bệnh thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí khám chữa bệnh; bổ sung quy định mới về công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Thông qua các đợt kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nhận thấy có nhiều vướng mắc, tranh luận giữa các cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm y tế các cấp trong quá trình giám định, thanh toán bảo hiểm y tế như: Giao trần, giao quỹ, vi phạm chứng chỉ hành nghề, cơ cấu và giá dịch vụ y tế… Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân chủ yếu là các bên chưa hiểu đúng, đầy đủ về văn bản hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm và hướng dẫn của Bộ Y tế, gây ra tranh luận kéo dài giữa các bên. Hội nghị lần này là dịp để các Sở Y tế, cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm hiểu thống nhất một số quy định trong các văn bản hướng dẫn để tổ chức thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đề nghị: Các đại biểu tập trung thảo luận kỹ, lãm rõ các vướng mắc, giải pháp thực hiện. Lãnh đạo các Sở Y tế, cơ sở khám chữa bệnh cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng chặt chẽ, hiệu quả quỹ Bảo hiểm y tế, từ việc sử dụng thuốc, vật tư, chỉ định xét nghiệm, thường xuyên nắm thông tin về tình hình sử dụng quỹ để điều hành hợp lý. Cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp thường xuyên phối hợp, làm việc với các Sở Y tế, cơ sở khám chữa bệnh, chia sẻ thông tin kịp thời về tình hình sử dụng quỹ, giao và cấp kinh phí đầy đủ, giám định chính xác, nhanh, không để chậm, treo quyết toán kéo dài ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng trao đổi về một số vướng mắc, giải pháp thực hiện về hợp đồng khám chữa bệnh; tạm ứng, thanh quyết toán; giao dự toán, nội dung, quy trình, thẩm quyền giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ Bảo hiểm y tế; cung cấp, trao đổi, sử dụng dữ liệu điện tử.
Quá trình thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Luật Bảo hiểm y tế được ban hành năm 2008, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi ban hành năm 2015. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ Y tế cũng ban hành nhiều văn bản quy định về đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế, danh mục tỷ lệ, thanh toán vật tư, thuốc, dịch vụ, kỹ thuật… Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam đến nay ước đạt 87% dân số. Tỷ lệ đóng góp quỹ Bảo hiểm y tế trong tổng chi y tế tăng qua các năm, góp phần quan trọng trong tổng nguồn tài chính cho y tế, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, từng bước bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực thi chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế vẫn còn một số tồn tại, bất cập…/.
Họp Quốc hội: Bàn về Luật Phòng chống tham nhũng  (25/10/2018)
Mong đợi quy định pháp lý tối ưu về xử lý tài sản, thu nhập bất minh  (25/10/2018)
Lấy phiếu tín nhiệm 48 người giữ chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn  (25/10/2018)
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Quốc hội thảo luận 2 dự án Luật  (25/10/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm