Phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi
00:57, ngày 13-10-2018
TCCSĐT - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Trần Đắc Phu cho hay tính đến đầu tháng 10, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.
So với năm 2017, số ca bị tay chân miệng cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, chủ yếu trong miền Nam với 41.218 trường hợp (chiếm 77%). 6 trường hợp tử vong cũng được ghi nhận trong khu vực này. Tuy nhiên, theo TS Phu, điều này không có gì bất thường, bởi hiện tại, số ca mắc trong khu vực miền Nam cao hơn.
Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, lý do tình hình dịch bệnh tay chân miệng năm nay có sự gia tăng mạnh hơn ở khu vực TP.HCM nói chung, miền Nam nói riêng là chủng virus EV71 quay lại, trong khi trẻ chưa có miễn dịch với virus đó. Hiện tại, chủng virus này được ghi nhận nhiều nhất trong số ca mắc.
Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao, dẫn đến nhiều biến chứng nặng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. EV71 cũng được biết đến như một loại virus có vai trò gây viêm não và các hội chứng não cấp, làm cho bệnh nặng hơn.
Trước tình hình đó, ngày 12-10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thông qua “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018,” ngành y tế kêu gọi sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt, các cấp, các ngành, địa phương lưu ý đến công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để mỗi người dân có trách nhiệm cùng chung tay tham gia phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết.
Ngành y tế và ngành giáo dục-đào tạo đẩy mạnh phối hợp trong công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo như rửa tay với xà phòng; vệ sinh cá nhân, môi trường; diệt lăng quăng (bọ gậy); tiêm chủng vắcxin phòng bệnh… nhằm thay đổi hành vi và tạo thói quen của từng người dân và cộng đồng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, tại Việt Nam, thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi ở một số địa bàn, nơi tập trung đông dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội.
Bộ Y tế nhận định thời gian tới, dịch bệnh còn có diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào Việt Nam, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.
Trong khi đó, hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như việc giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường dịch bệnh, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng, còn phó mặc cho ngành Y tế.
Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo Bộ Y tế và Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia các hoạt động thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, lau rửa đồ chơi, dụng cụ của trẻ, lau rửa sàn nhà tại Trường mầm non Hoàng Yến, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; kiểm tra công tác tiêm vét vắcxin phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung; thăm, kiểm tra về thực hành các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng ở hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi./.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thông qua “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018,” ngành y tế kêu gọi sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt, các cấp, các ngành, địa phương lưu ý đến công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để mỗi người dân có trách nhiệm cùng chung tay tham gia phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết.
Ngành y tế và ngành giáo dục-đào tạo đẩy mạnh phối hợp trong công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo như rửa tay với xà phòng; vệ sinh cá nhân, môi trường; diệt lăng quăng (bọ gậy); tiêm chủng vắcxin phòng bệnh… nhằm thay đổi hành vi và tạo thói quen của từng người dân và cộng đồng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, tại Việt Nam, thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi ở một số địa bàn, nơi tập trung đông dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội.
Bộ Y tế nhận định thời gian tới, dịch bệnh còn có diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào Việt Nam, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.
Trong khi đó, hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như việc giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường dịch bệnh, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng, còn phó mặc cho ngành Y tế.
Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo Bộ Y tế và Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia các hoạt động thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, lau rửa đồ chơi, dụng cụ của trẻ, lau rửa sàn nhà tại Trường mầm non Hoàng Yến, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; kiểm tra công tác tiêm vét vắcxin phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung; thăm, kiểm tra về thực hành các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng ở hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi./.
Quyền Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu Nông dân Việt Nam xuất sắc  (12/10/2018)
Bộ Y tế chỉ đạo nhằm tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện nhi đồng  (12/10/2018)
Thủ tướng tham dự khai mạc Hội nghị thường niên IMF-WB năm 2018  (12/10/2018)
Thủ tướng Campuchia chỉ đạo sắp xếp cuộc sống của Việt kiều ở Biển Hồ  (12/10/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia chủ trì họp báo  (12/10/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp