Nhật Bản xem xét sửa đổi chính sách quốc phòng
Chính sách quốc phòng hiện hành của Nhật Bản, do Chính phủ tiền nhiệm của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) soạn thảo hai năm trước, kêu gọi cắt giảm ngân sách cũng như binh sĩ, tuy nhiên, tân Thủ tướng Abe lại chủ trương tăng chi tiêu quốc phòng và nhân lực.
Ông Abe từng tuyên bố ông muốn nới lỏng những hạn chế về quân sự được quy định trong hiến pháp hòa bình của Nhật Bản năm 1947.
Theo Yomiuri, tân Chính phủ sẽ “xếp xó” bản “Chỉ đạo Chương trình Quốc phòng” hiện hành theo đó đề ra chính sách quốc phòng trong 10 năm tới và danh sách mua sắm thiết bị quốc phòng trong năm năm tới, và soạn thảo những nguyên tắc mới trước tháng 12 năm nay.
Tờ báo cũng cho hay, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng thêm 100 tỷ yên cho tài khóa mới bắt đầu từ tháng Tư, lần tăng đầu tiên trong 11 năm qua, để bổ sung tiền mua nhiên liệu và chi phí sửa chữa máy bay tuần tra cũng như đầu tư nghiên cứu công nghệ ra-đa.
Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đã giảm 10 năm liên tiếp xuống chỉ còn 4.650 tỷ yên (53 tỷ USD) trong tài khóa 2012, do quốc gia Đông Bắc Á này đang phải vật lộn với món nợ công khổng lồ vốn nhất trong số các nền kinh tế phát triển và cao gấp hai lần GDP Nhật Bản./.
Mỹ: đề cử tân Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc CIA  (09/01/2013)
Năm 2013, kinh tế châu Âu sẽ ra sao?  (09/01/2013)
Quà Tết đến với quân dân quần đảo Trường Sa  (09/01/2013)
Thủ đô Hà Nội đi đầu trong thí điểm lấy phiếu tín nhiệm  (08/01/2013)
Trao Giải thưởng Sao tháng Giêng cho 100 sinh viên tiêu biểu  (08/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên