Tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường các hoạt động hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp
TCCS - Nhờ thế mạnh về vị trí địa lý, môi trường đầu tư thuận lợi, nhất là có các hoạt động hỗ trợ, kết nối giữa chính quyền với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp DDI với các doanh nghiệp FDI nên Vĩnh Phúc luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước.
Tính đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 11.500 doanh nghiệp, trong đó có khoảng trên 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc thành lập Tổ giúp việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức các buổi đối thoại, duy trì hoạt động chương trình “Cà phê doanh nhân”; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp, bộ phận xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tại Vĩnh Phúc…
Từ đầu năm đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức hàng chục buổi làm việc, đối thoại tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, như: tổ chức 31 kỳ gặp gỡ doanh nhân trong chương trình "Cà phê doanh nhân"; tiếp nhận phản hồi và hướng dẫn, giải quyết 281 đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp; tiếp xúc và làm việc trực tiếp với 139 doanh nghiệp; tạo điều kiện tối đa cho 335 doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải thực hiện các thủ tục phá sản…
Linh hoạt các hình thức hỗ trợ, thành lập tổ hỗ trợ doanh nghiệp trên các nhóm Zalo của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành đã cung cấp 115 văn bản cho doanh nghiệp, trả lời 75.000 lượt email; tiếp nhận hơn 1.700 câu hỏi, hơn 17.000 lượt tin nhắn trao đổi với doanh nghiệp, nhà đầu tư về các nội dung phòng, chống COVID-19, kế hoạch tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, tình hình lao động, việc thay đổi mã số thuế cá nhân… Đồng thời, giới thiệu 16 chương trình kết nối, hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp DDI với doanh nghiệp FDI. Riêng bộ phận xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tại tỉnh Vĩnh Phúc từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận, giải đáp 24 phản ánh, góp ý, kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản; tiến hành kết nối cho 23 doanh nghiệp Nhật Bản tìm hiểu cơ hội hợp tác, giao lưu kinh tế.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 115 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ trương tăng cường mối liên kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến, tham gia sâu vào chuỗi giá trị, hình thành và thu hút nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy có trên 40 doanh nghiệp; lĩnh vực công nghiệp điện tử, tin học trên 100 dự án. Nhiều doanh nghiệp như: Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Thuận An, Công ty TNHH công nghệ Cosmos, Công ty TNHH Điện - Điện tử Mê Trần Bình Xuyên; Công ty TNHH SSP Moulding, Công ty TNHH Thành Thắng, Công ty TNHH Tùng Lâm Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Lâm Viễn… tiếp tục hoạt động ổn định, hiệu quả trong ngay cả khi dịch bệnh COVID-19 do đã tạo được các mối liên kết, hợp tác, cung ứng thường xuyên một số sản phẩm cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế tạo, cơ khí.
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, duy trì thứ hạng PCI cấp tỉnh, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp; kịp thời nắm bắt, chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp bằng việc duy trì hoạt động của chương trình “Cà phê doanh nhân”, Tổ giúp việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; bộ phận Japan Desk, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan… Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục cho doanh nghiệp; chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Vĩnh Phúc tạo mọi điều kiện hỗ trợ, chung sức vì sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng doanh nghiệp  (21/11/2022)
Vĩnh Phúc bảo vệ môi trường để đạt được mục tiêu phát triển bền vững  (11/10/2022)
Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số  (21/09/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm