Quảng Ninh xây dựng nông thôn mới ngày càng thực chất, hiệu quả
TCCS - Năm 2023 là năm tiền đề quan trọng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 - 2025. Phát huy những kết quả đạt được, tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp hoàn thành nhiệm vụ của năm, tạo động lực quan trọng đưa 58/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 32/98 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Nhiệm vụ cho chặng đường còn lại
Bằng sự chỉ đạo quyết liệt, những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới như huyện Vân Đồn và thành phố Hạ Long được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022; các xã trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã hoàn thành nhiều tiêu chí, chỉ tiêu; có 336 sản phẩm OCOP của 13/13 địa phương đạt từ 3 - 5 sao, trong đó có 245 sản phẩm đạt 3 sao, 87 sản phẩm đạt 4 sao, 4 sản phẩm đạt 5 sao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn hạn chế. Trong đó, việc phân bổ chi tiết vốn bố trí cho các dự án khởi công mới thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 còn chậm; các địa phương chưa thực hiện phân bổ vốn hỗ trợ của tỉnh cho các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; kết quả thẩm tra hồ sơ cấp huyện còn có nhiều vướng mắc. Đặc biệt, 4 chương trình chuyên đề về phát triển du lịch nông thôn, khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn chưa được xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai. Việc thực hiện một số tiêu chí về thiết chế văn hóa để công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu như cơ sở vật chất, dụng cụ tập thể dục ngoài trời, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... vẫn còn thiếu.
Trong năm 2023, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Vân Đồn, Hải Hà); 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Quảng La, Sông Khoai); 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Hồng Thái Tây, Quảng Minh). Mục tiêu đến năm 2025, Quảng Ninh có 58/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 32/98 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí chỉ tiêu, tập trung phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập của người dân nông thôn năm 2025 cao gấp 2 lần năm 2020.
Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh yêu cầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải có sự rà soát thường xuyên về tiến độ thực hiện từng huyện, từng xã; nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu còn chưa cao, đặc biệt là liên quan tới mô hình loại hình sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân. Về hạ tầng giao thông, tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát hiện trạng, chất lượng hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn, trước mắt là các tuyến do cấp huyện quản lý nhưng đã xuống cấp; giao các cơ quan quản lý nhà nước đủ năng lực chuyên môn quản lý hiện trạng, đánh giá, dự kiến nguồn lực thực hiện việc nâng cấp, cải tạo... Quảng Ninh tiếp tục quan tâm phát triển con người, trong đó, đội ngũ cán bộ phải được nâng chất, kịp thời sàng lọc, thay thế cán bộ không đáp ứng được yêu cầu; phát triển giáo dục đào tạo, y tế cơ sở, đào tạo nguồn lao động gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động; giới thiệu việc làm tăng thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cũng như tính chủ động, sáng tạo; ý chí vươn lên, tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương; tránh tư tưởng ỷ lại, tự mãn, bằng lòng với những gì đã làm...
Những giải pháp cụ thể
Trong chặng đường còn lại của năm 2023, tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền thực hiện hiệu quả phong trào “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Vì người nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau”; chủ đề công tác năm về “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”. Cùng với đó, tỉnh sẽ khẩn trương rà soát hoàn thiện, ban hành, thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; quy định lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; ban hành quy định mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu còn chưa cao, nâng cao hiệu quả quản lý vận hành khai thác có hiệu quả hạ tầng nông thôn, tiếp tục nâng cao thu nhập cho người dân nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá.
Đối với việc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tỉnh sẽ họp hội đồng thẩm định xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 với các xã: Húc Động (huyện Bình Liêu); Quảng Long, Cái Chiên, Quảng Minh (huyện Hải Hà); Đại Bình (huyện Đầm Hà). Đồng thời, thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022, các huyện Tiên Yên, Đầm Hà đạt nông thôn mới nâng cao để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Trung ương. Tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. Đồng thời, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn liền với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, hoàn thành mục tiêu tạo ra 20.000 việc làm mới tăng thêm, giảm số người bị mất việc. Tỉnh cũng sẽ chỉ đạo các xã, phường, thị trấn hoàn thành dứt điểm rà soát, bố trí quỹ đất phục vụ giáo dục, văn hóa, thể thao đến từng thôn, bản, khu phố; hoàn thành việc xóa 100% số nhà tạm, dột nát của người dân trên địa bàn... Đặc biệt, Quảng Ninh đang nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí về chất lượng cuộc sống của người dân theo tiêu chí hạnh phúc đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050.
Để hoàn thành mục tiêu đã trên, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung lãnh đạo chỉ đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo và cơ quan tham mưu giúp việc Ban chỉ đạo các cấp; làm tốt công tác, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách và vốn tín dụng, vốn đầu tư từ doanh nghiệp, vốn xã hội hóa, vốn từ các chương trình, đề án, dự án có cùng mục tiêu để thực hiện. Ưu tiên bố trí nguồn lực, chỉ đạo dứt điểm, quyết liệt đối với các xã theo kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn tiếp tục thực hiện các nội dung, giải pháp của giai đoạn mới để nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu gắn với thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu… Thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí và xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. Đa dạng các nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, hạ tầng thương mại nông thôn… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện./.
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của Trung Quốc và một số gợi ý tham chiếu cho tỉnh Quảng Ninh  (09/10/2023)
Nhiều giải pháp hỗ trợ người dân phát triển kinh tế  (06/10/2023)
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm  (05/10/2023)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên