Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19
TCCS - Ngày 23-9-2021, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua 2 nghị quyết quan trọng liên quan tới giáo dục, gồm: Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021 - 2022; Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo đó, năm học 2021 - 2022, Hà Nội giữ nguyên mức học phí như năm học trước, đồng thời hỗ trợ 50% mức học phí hằng tháng. Quyết định đậm tính nhân văn này, một lần nữa khẳng định quan điểm của thành phố Hà Nội luôn ưu tiên cho giáo dục, giảm gánh nặng cho gia đình học sinh và tăng động lực cho học sinh trong bối cảnh có nhiều khó khăn vì dịch COVID-19.
Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
- Xin ông cho biết căn cứ để ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021 - 2022?
- Trước hết, cần khẳng định để phụ huynh học sinh và bạn đọc hiểu rõ rằng: Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021 - 2022 và Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là hai nghị quyết độc lập, nhưng được áp dụng đồng thời.
Trong đó, việc ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021 - 2022 là thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ “quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”.
Tại Điều 9 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP nêu rõ: “Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí do HĐND cấp tỉnh đã ban hành năm học 2020 - 2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương”.
Căn cứ nội dung này, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết làm cơ sở cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố thực hiện thu học phí trong năm học 2021 - 2022.
Theo đó, đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), mức thu học phí khi học sinh đi học trực tiếp bằng với mức thu của năm học 2020 - 2021. Quy định này đúng với tinh thần Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc không tăng học phí năm học 2021 - 2022. Điều này một lần nữa khẳng định ý nghĩa nhân văn của một chủ trương đúng đắn, kịp thời trong bối cảnh dịch COVID-19 đã, đang gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên năm nay, Nghị quyết quy định rõ hai mức thu học phí đối với hai hình thức học tập là trực tiếp và trực tuyến. Nếu học sinh học trực tuyến thì mức đóng học phí ít hơn so với học trực tiếp. Việc phân định rõ như vậy làm căn cứ thực hiện, cũng nhằm giảm gánh nặng cho gia đình học sinh khi con em học trực tuyến.
- Đối tượng áp dụng và mức đóng học phí của từng loại hình học tập như thế nào, thưa ông?
- Đối tượng áp dụng là tất cả trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và học viên đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội.
Với hình thức học trực tiếp, đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), mức thu học phí khi học sinh học trực tiếp bằng mức thu của năm học 2020-2021. Cụ thể, với nhà trẻ, mẫu giáo (không bao gồm trẻ em mầm non 5 tuổi), trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông: Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành thị (các phường, thị trấn) là 217.000 đồng/học sinh/tháng; theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã ở nông thôn (trừ các xã miền núi) là 95.000 đồng/học sinh/tháng; theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã miền núi là 24.000 đồng/học sinh/tháng.
Với trẻ em 5 tuổi, trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở đóng 155.000 đồng/học sinh/tháng nếu theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành thị (các phường, thị trấn); đóng 75.000 đồng/học sinh/tháng nếu theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã ở nông thôn (trừ các xã miền núi); đóng 19.000 đồng/học sinh/tháng nếu theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã miền núi.
Trong trường hợp học trực tuyến, mức thu học phí bằng 75% mức thu học phí khi học sinh học trực tiếp.
- Như vậy, có thể hiểu, ngoài việc không tăng học phí, năm học 2021 - 2022, Hà Nội còn có cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, thưa ông?
- Như trên tôi đã nói, Nghị quyết quy định mức thu học phí và Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 là hai nghị quyết độc lập nhưng được áp dụng đồng thời.
Trong đó, Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là Nghị quyết đặc thù của thành phố Hà Nội. Nghị quyết được ban hành với ý nghĩa vô cùng nhân văn và cần thiết, nhằm chia sẻ khó khăn trong bối cảnh nhiều gia đình học sinh bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Xin ông cho biết mức hỗ trợ cụ thể của Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 như thế nào?
- Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nêu rõ: Mức hỗ trợ bằng 50% mức học phí hằng tháng của năm học 2021 - 2022 do HĐND thành phố quy định đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, tương ứng với hình thức học thực tế của tháng, tương ứng với từng vùng, từng cấp học sau khi đã thực hiện chính sách giảm học phí theo quy định.
Thời gian hỗ trợ theo thời gian học sinh học thực tế (bao gồm thời gian học theo hình thức trực tiếp, trực tuyến), tối đa không quá 9 tháng/năm học.
- Ông có thể dẫn một ví dụ để làm rõ hơn mức hỗ trợ của thành phố trong năm học 2021 - 2022 của một đối tượng học sinh cụ thể, thưa ông?
- Tôi nêu một ví dụ với đối tượng học sinh trung học phổ thông học tại ba địa bàn khác nhau.
Với học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành thị (các phường, thị trấn) được hưởng mức hỗ trợ là 108.500 đồng/tháng/học sinh nếu học trực tiếp tại trường. Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp, học sinh chuyển sang hình thức học trực tuyến, thì được hỗ trợ 81.400 đồng/tháng/học sinh.
Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã ở nông thôn (trừ các xã miền núi) được hỗ trợ 47.500 đồng/tháng/học sinh nếu học trực tiếp tại trường; được hỗ trợ 35.600 đồng/tháng/học sinh nếu học trực tuyến.
Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã miền núi thì được hỗ trợ 12.000 đồng/tháng/học sinh nếu học trực tiếp tại trường; được hỗ trợ 9.000 đồng/tháng/học sinh nếu học trực tuyến.
- Thưa ông, học sinh học các trường tư thục, dân lập thuộc thành phố Hà Nội có được hưởng chính sách này như với học sinh các trường công lập không?
- Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dân lập, tư thục cũng được hưởng mức hỗ trợ bằng với mức hỗ trợ của học sinh học tại các cơ sở giáo dục công lập.
Về phương thức thực hiện, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố giao và phân bổ dự toán kinh phí cho Sở Giáo dục và Đào tạo để giao dự toán kinh phí hỗ trợ học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trực thuộc sở và thực hiện chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dân lập, tư thục trực thuộc sở và các cơ sở giáo dục công lập thuộc các bộ, trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (chi trả thông qua các cơ sở giáo dục).
UBND các quận, huyện, thị xã giao và phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; giao và phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ học phí cho phòng giáo dục và đào tạo để chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dân lập, tư thục trên địa bàn theo phân cấp quản lý (chi trả thông qua các cơ sở giáo dục).
- Trân trọng cảm ơn ông!
Trung Duy (tổng hợp)
Thành phố Hà Nội: Thúc đẩy các hoạt động nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa  (23/09/2021)
Hà Nội áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến  (22/09/2021)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Chủ tịch nước Lương Cường: Toàn quân quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm