Vietcombank và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký kết Thoả thuận hợp tác toàn diện
TCCS - Ngày 22-3-2022, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động của hai bên, thúc đẩy kết nối, cùng nhau hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững.
Theo đó, Vietcombank và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau, trọng tâm đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực: Ngân hàng bán buôn (tín dụng, thanh toán và quản lý dòng tiền, dịch vụ ngân hàng đầu tư…); ngân hàng bán lẻ (thu hộ, chi hộ, giới thiệu khách hàng các dịch vụ tài khoản, dịch vụ ngân hàng của Vietcombank). Đặc biệt, hai bên sẽ triển khai các dịch vụ trung gian thanh toán và các dịch vụ được phát triển trên nền tảng trung gian thanh toán, điển hình, như ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ chuyển tiền điện tử,…
Vietcombank được biết đến là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về chất lượng và hiệu quả hoạt động, luôn đi đầu trong việc áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị ngân hàng và ứng dụng công nghệ hiện đại trong mọi mặt hoạt động. Trong chiến lược phát triển, Vietcombank xác định chuyển đổi số là đột phá chiến lược và đang triển khai một chương trình chuyển đổi số tổng thể, toàn diện nhằm mục tiêu đạt mức độ trưởng thành chuyển đổi số nằm trong top ngân hàng dẫn đầu ASEAN vào năm 2025.
Về phía Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, với thế mạnh về hệ thống công nghệ thông tin chuyên biệt, bên cạnh các dịch vụ bưu chính chuyển phát, logistic, tài chính bưu chính, phân phối bán lẻ, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đang nhanh chóng chuyển đổi từ doanh nghiệp bưu chính truyền thống sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số trên nhiều lĩnh vực.
Thỏa thuận hợp tác giữa Vietcombank và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là tiền đề cho định hướng hợp tác lâu dài, giúp hai bên phát huy tối đa thế mạnh mỗi bên. Đặc biệt, với nền tảng khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ số của cả hai bên, Vietcombank và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế số, các dịch vụ ngân hàng số, đáp ứng định hướng phát triển của mỗi bên. Bên cạnh đó, thỏa thuận hợp tác này còn thể hiện quyết tâm hiện thực hóa chủ trương phát triển tài chính toàn diện theo Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 22-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện để người dân, nhất là những người dân tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản và dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Vietcombank kì vọng sẽ phủ rộng dịch vụ tài chính - ngân hàng tới tận các địa bàn thôn, xã, góp phần hỗ trợ người nông dân tiếp cận các kênh phát triển kinh tế số, các sản phẩm tài chính, ngân hàng số,…
Đồng chí Nguyễn Hải Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, năm 2022, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ tăng tốc triển khai chương trình chuyển đổi số toàn diện, trong đó dịch vụ số, thanh toán điện tử sẽ là một trong những dịch vụ cốt lõi để góp phần bảo đảm mục tiêu tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 35% - 40%. Việc hợp tác với ngân hàng Vietcombank sẽ là một bước tiến tốt đẹp, góp phần thúc đẩy dịch vụ tài chính số, ngân hàng số qua mạng lưới Bưu điện Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Ngay sau lễ ký kết, các đơn vị liên quan sẽ cụ thể hóa và triển khai các nội dung hợp tác đã nêu trong bản thỏa thuận, xây dựng kế hoạch, phương án triển khai chi tiết từng nội dung công việc để góp phần vào sự phát triển của cả hai bên./.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank là ngân hàng có truyền thống lâu năm, uy tín bậc nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vietcombank ngày càng khẳng định vững chắc vị thế của mình tại Việt Nam về chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. Năm 2021, Vietcombank tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 ngân hàng thương mại uy tín và nằm trong số các doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn nhất. Vietcombank cũng đứng đầu ngành ngân hàng về quy mô đóng góp cho ngân sách nhà nước với quy mô 11 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 lên đến 7.100 tỷ đồng. Vietcombank được vinh danh trong 30 tập đoàn tài chính mạnh nhất châu Á – Thái Bình Dương và là ngân hàng Việt Nam duy nhất có mặt trong danh sách 1.000 công ty niêm yết lớn nhất toàn cầu.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất được Nhà nước chỉ định, giao nhiệm vụ quản lý mạng lưới bưu chính công cộng tại Việt Nam. Hiện nay, Bưu điện Việt Nam đang quản lý 13.000 điểm phục vụ phủ rộng tới tận các thôn, xã, biên giới, hải đảo trên toàn quốc, với khoảng 52.000 cán bộ, công nhân viên và người lao động. Với thế mạnh mà không một doanh nghiệp nào trong lĩnh vực bưu chính có được cùng hệ thống công nghệ thông tin chuyên biệt, bên cạnh các dịch vụ bưu chính chuyển phát, logistic, tài chính bưu chính, phân phối bán lẻ, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đang nhanh chóng chuyển đổi từ doanh nghiệp bưu chính truyền thống sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số trên nhiều lĩnh vực.
Tuyết Tuyết (tổng hợp)
Vietcombank được vinh danh là một trong 10 doanh nghiệp đầu tiên đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam  (07/12/2021)
Vietcombank - Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2020 - 2021  (14/10/2021)
Vietcombank liên tiếp nhận được đánh giá cao từ các tổ chức quốc tế  (25/09/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam