Vietcombank được vinh danh là một trong 10 doanh nghiệp đầu tiên đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam
TCCS - Ngày 5-12-2021, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung ương Đoàn; Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã phối hợp tổ chức Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hoá với doanh nghiệp” năm 2021, chủ đề “Tiếp biến văn hoá - Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế” theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp, trực tuyến và thực tế ảo.
Sự kiện là hoạt động thiết thực nhằm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động cũng như hiện thực hóa lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 vừa qua.
Với sự tham dự, chủ trì của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, diễn đàn đã diễn ra 2 phiên thảo luận chính xoay quanh những câu chuyện về tiếp biến văn hóa và vai trò, ứng dụng của nó với việc phục hồi, phát triển kinh tế.
Phiên 1 của diễn đàn là những câu chuyện về “Tiếp biến văn hoá và những giá trị dẫn dắt trong phục hồi kinh tế từ góc độ văn hoá kinh doanh”, được thảo luận bởi các diễn giả: TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; TS Giản Tư Trung, Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED); GS, TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; GS, TS Từ Thị Loan, nguyên Viện trưởng viện VHNT quốc gia Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam. Điều phối viên là ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn truyền thông Lê (Le Group Holding Corporation), Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam.
Phiên 2 của diễn đàn với nội dung “Vắc-xin văn hoá doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19” là câu chuyện mang tính thời đại cấp thiết về vai trò của văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại chịu nhiều tác động của dịch bệnh. Diễn giả của phiên 2 đều là các doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn.
Tại diễn đàn đã diễn ra hoạt động sơ kết cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” và Lễ tôn vinh các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động tích cực trong phong trào xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vietcombank vinh dự được vinh danh là một trong 10 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ triển khai cuộc vận động, bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam đã chính thức được công bố ngày 14-7-2021. Bộ tiêu chí là chuẩn mực đầu tiên về văn hóa kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tham gia. Do vậy, việc được tôn vinh tại diễn đàn là minh chứng và là kết quả mà Vietcombank đã và đang triển khai nhằm đáp ứng toàn diện các nội dung của bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam. Cụ thể, Vietcombank được đánh giá nổi bật tại 5 tiêu chí lớn gồm: (i) Lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững (có định hướng phát triển bền vững; hệ thống chính sách và quy trình quản trị nội bộ rõ rang; đơn vị có tư duy và năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh; có bộ máy quản trị và chiến lược xây dựng đội ngũ kế thừa); (ii) Xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp (có sự đồng thuận và làm gương của Ban lãnh đạo; có hệ thống truyền thông nội bộ đến từng cán bộ; chính sách phúc lợi dành cho người lao động tốt, đội ngũ có sự gắn kết chặt chẽ; văn hóa học tập và phát triển nghề nghiệp truyền thông đến từng người lao động, phát triển văn hóa hội nhập quốc tế trong đơn vị); (iii) Thượng tôn pháp luật (tuân thủ quy định của pháp luật, có chính sách an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp cho cán bộ); (iv) Đạo đức kinh doanh (công bằng và cạnh tranh lành mạnh; uy tín trong kinh doanh) và (v) Trách nhiệm xã hội (chuẩn mực về quản lý môi trường; yích cực tham gia vào tiến trình xây dựng chính sách của nhà nước; thường xuyên triển khai các hoạt động xã hội; có chính sách với người khuyết tật và bình đẳng giới; chính sách ưu tiên sử dụng nhân sự, nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam).
Sự kiện cũng đánh dấu lần đầu tiên tại Việt Nam, một diễn đàn quốc gia về văn hoá doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức hỗn hợp (hybrid) giữa trực tiếp, trực tuyến và thực tế ảo nhằm bảo đảm an toàn cho đại biểu và tuân thủ các biện pháp, quy định phòng, chống dịch bệnh của cơ quan nhà nước./.
Thanh toán điện tử lên ngôi trong đại dịch COVID-19  (24/11/2021)
Vietcombank ra mắt bộ giải pháp số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa  (18/11/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển