Các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình tham gia các phong trào thi đua yêu nước: Kết quả và nhiệm vụ thời gian tới
TCCS - Với vai trò là “cầu nối” giữa Đảng bộ và chính quyền tỉnh với nhân dân, thời gian qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình nỗ lực trong mọi phong trào thi đua yêu nước, trong đó có phong trào xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình tiếp tục phấn đấu để góp phần xây dựng tỉnh Ninh Bình ngày càng phát triển nhanh và bền vững.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình nỗ lực trong mọi phong trào thi đua yêu nước
Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự phối hợp chặt chẽ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành, các tổ chức thành viên và sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, công tác mặt trận và các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình phát động, chủ trì tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của MTTQ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, căn cứ tình hình thực tiễn, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về khu dân cư, phát huy vai trò tự quản, tiềm năng, sức sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng hàng nghìn mô hình ở cơ sở.
Đặc biệt, với gần 3% đồng bào dân tộc thiểu số và 23,65% đồng bào theo tôn giáo (Công giáo và Phật giáo) sinh sống trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã coi trọng và thực hiện tốt công tác dân tộc, công tác tôn giáo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã chủ trì, phối hợp với một số tổ chức thành viên, 2 tổ chức tôn giáo chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả 5 mô hình điểm liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh. Trong đó, mô hình “Vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo chung tay xây dựng những ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương - giáo” là mô hình tiêu biểu trong toàn quốc, thể hiện sinh động tình đoàn kết lương - giáo. Thực hiện mô hình, 5 năm qua, toàn tỉnh đã xây dựng 48 nhà Đại đoàn kết lương - giáo với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng, trong đó, chức sắc Phật giáo hỗ trợ trên 1,3 tỷ đồng, chức sắc Công giáo hỗ trợ trên 1,09 tỷ đồng, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội” hỗ trợ 921 triệu đồng, còn lại là nguồn hỗ trợ của các gia đình, anh em các dòng tộc.
Năm năm qua, toàn tỉnh đã huy động được trên 135 tỷ đồng ủng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội”. Từ nguồn hỗ trợ của Quỹ, 2.122 hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn tỉnh có khó khăn về nhà ở đã được sửa chữa, xây mới nhà ở; nhiều thương binh, bệnh binh được hỗ trợ xe lăn; hàng nghìn người nghèo được hỗ trợ sinh kế, nhiều học sinh nghèo được tiếp bước đến trường… Công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết quả tích cực; huy động, tiếp nhận, phân bổ kịp thời tiền, hàng hóa, thiết bị vật tư y tế, các nguồn lực khác trị giá trên 103,5 tỷ đồng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát huy vai trò trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tạo sự đồng thuận xã hội; đẩy mạnh thi đua học tập, lao động sáng tạo, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực trong nhân dân nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để MTTQ làm tốt vai trò là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; thực hành dân chủ, thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội và đối thoại; chủ động, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh chuyển đổi số; hướng mạnh về cơ sở, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình và các đoàn thể nhân dân luôn phát huy được vai trò tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong nhiệm kỳ qua, MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội lần thứ XI của tổ chức đề ra. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự phối hợp của các tổ chức thành viên, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, MTTQ các cấp tỉnh Ninh Bình đã triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 7/7 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của tổ chức đã đề ra.
Tham gia xây dựng nông thôn mới: Kết quả của một số địa phương
Đến nay, toàn tỉnh đã có 6/6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 2/2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Các địa phương đã tổ chức công bố đạt chuẩn theo quy định. Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, toàn tỉnh có 181 sản phẩm OCOP của 109 chủ thể, gồm 70 sản phẩm 4 sao và 111 sản phẩm 3 sao (vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025).
Xác định xây dựng NTM nâng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác mặt trận, thời gian qua, MTTQ các xã trong tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng các mô hình, các phong trào gắn với tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, xóm NTM kiểu mẫu. Trong quá trình tham gia xây dựng NTM, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, luôn chú trọng đề cao vai trò chủ thể của nhân dân, sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên trong việc vận động đóng góp kinh phí, hiến đất, hiến công lao động để làm đường nông thôn, xây dựng đường điện thắp sáng, xây mới và tu sửa nhà văn hóa xóm…
Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực, xây dựng các mô hình hay, hiệu quả gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Thứ bảy xanh, chủ nhật sạch”, như “Camera an ninh xóm”, “Thắp sáng đường quê”, “Vận động đồng bào có đạo và nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”… Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng các tiêu chí xã NTM nâng cao, xóm NTM kiểu mẫu tại địa phương. Thông qua tuyên truyền, vận động đã làm chuyển biến về nhận thức và việc làm của mỗi gia đình, người dân. Từ đó, các phong trào, hoạt động gắn với xây dựng NTM nâng cao do ủy ban MTTQ các xã phát động được nhân dân tích cực hưởng ứng.
Từ năm 2016 đến nay, Ủy ban MTTQ xã Như Hòa (huyện Kim Sơn) đã phối hợp vận động nhân dân hiến 8.570 m2 đất, 1.215 ngày công lao động, đóng góp kinh phí trên 20 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, xã Như Hòa đã tu sửa, làm mới 3 tuyến đường trục xã với chiều dài 8,5 km, trị giá trên 40 tỷ đồng. Xây dựng 35 tuyến đường liên xóm với tổng chiều dài 7,3 km, trị giá 7,1 tỷ đồng; xây dựng 13,5 km đường điện thắp sáng tại các trục đường làng, đường liên xóm; xây mới và tu sửa 11 nhà văn hóa xóm trị giá hàng tỷ đồng. Đặc biệt, qua sự vận động của Ủy ban MTTQ xã, nhân dân đã tự nguyện đóng góp toàn bộ kinh phí để xây dựng 2 cổng chào ở làng Tuần Lễ và làng Như Độ, trị giá gần 700 triệu đồng; xây dựng trên 6 km đường cây, đường hoa, trị giá trên 300 triệu đồng. Từ đó, diện mạo xã ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Thời gian qua, MTTQ các cấp huyện Yên Mô đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy vai trò chủ thể, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bám sát các chủ trương, nhiệm vụ trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, MTTQ các cấp trên địa bàn huyện Yên Mô đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong huyện Yên Mô đã tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào của địa phương. Đồng thời, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phối hợp triển khai thực hiện nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Với sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, phong trào xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở xã Yên Từ (huyện Yên Mô) đạt kết quả tích cực. Yên Từ là xã đầu tiên của huyện Yên Mô đạt NTM kiểu mẫu năm 2019 và 2 khu dân cư đạt NTM kiểu mẫu. Đến nay, xã Yên Từ đã có 5/12 khu dân cư kiểu mẫu, phấn đấu cuối năm 2024 có thêm 1 khu dân cư kiểu mẫu.
Những kết quả đạt được trong xây dựng NTM có vai trò quan trọng của MTTQ và các tổ chức thành viên trong huyện Yên Mô. Trong những năm qua, MTTQ và các tổ chức thành viên trong huyện đã tích cực tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tính sáng tạo, tích cực đóng góp sức người, của cải, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Nhiệm vụ thời gian tới của các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình
Mục tiêu tổng quát của MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình thời gian tới gồm 7 chỉ tiêu chủ yếu và 3 khâu đột phá, 6 chương trình hành động. Trong đó, 3 khâu đột phá là: Tiếp tục nâng cao chất lượng ngày càng thực chất và hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ các cấp, chú trọng giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và đảng viên; tham gia ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, nhất là những dự thảo có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, văn hóa ứng xử trong các hoạt động du lịch nhằm hưởng ứng mục tiêu: Ninh Bình - Điểm đến thân thiện, đô thị Di sản thiên niên kỷ. Đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống MTTQ các cấp.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận huyện Yên Mô đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; xét công nhận các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024. Xây dựng kế hoạch hoàn thiện hồ sơ, xét công nhận huyện, xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong củng cố và tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới tư duy, phương thức vận động, quy tụ, tập hợp các lực lượng, cần thiết phải có những nhân tố, mục tiêu mới phù hợp với sự phát triển của đất nước, của quê hương cũng như của thời đại nhằm đoàn kết bền chặt, thực chất và hiệu quả hơn; thực hiện tốt vai trò hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời tích cực vận động, phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc, người có uy tín trong các tôn giáo và trong cộng đồng dân cư, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động, tất cả vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện tốt vai trò nòng cốt chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, phối hợp hiệp thương thống nhất hành động với các tổ chức thành viên nhằm tập hợp, đoàn kết, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; để nhân dân là chủ, làm chủ, lấy nhân tố con người là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, mục tiêu, động lực chủ yếu của đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt các hoạt động tự quản cộng đồng; phát huy những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của người dân, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá; khơi dậy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý chí, khát vọng xây dựng tỉnh Ninh Bình ngày càng phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng là di sản đô thị, thành phố sáng tạo./.
Huyện ủy Kim Sơn vận động các tôn giáo tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh  (05/10/2024)
Ninh Bình phát triển kinh tế xanh từ lợi thế tài nguyên văn hóa  (05/10/2024)
Tỉnh Ninh Bình bảo đảm an sinh xã hội - hiệu quả từ công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân  (02/10/2024)
Tỉnh Ninh Bình: Tăng cường bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội  (27/09/2024)
Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân tỉnh Ninh Bình  (26/09/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay