Công nghệ nhận diện khuôn mặt của VNPT giúp Việt Nam đạt kỷ lục mới
TCCS - Theo công bố mới nhất tháng 9-2022 của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST), công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT FaceID) nằm trong Top 15 thế giới hạng mục KIOSK - FRVT 1:1 và 1:N (khuôn mặt đa dạng màu da và dân tộc), vượt qua nhiều tên tuổi lớn trên thế giới.
VNPT FaceID: Công nghệ Make in Vietnam với chất lượng quốc tế
Công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt nằm trong nhóm công nghệ 4.0 được ứng dụng phổ biến trên thế giới, trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ xác thực trên điện thoại di động, xác thực khi thanh toán điện tử đến điểm danh điện tử, hay tìm kiếm tội phạm trong đám đông.
Từ thực tế này, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ bắt đầu tiến hành xếp hạng các thuật toán nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt toàn cầu (Face Recognition Ranking). Trong đó, hạng mục KIOSK đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều hãng công nghệ lớn do yêu cầu độ chính xác cao và tính ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hạng mục KIOSK đang được NIST tiến hành đánh giá trên bộ dữ liệu lớn, bao gồm bộ dữ liệu 1.000.000 ảnh đa dạng màu da và dân tộc với 100.000 khuôn mặt khác nhau (trong bài thử nghiệm FRVT 1:1) và cơ sở dữ liệu tìm kiếm 1.600.000 người khác nhau (trong bài thử nghiệm FRVT 1:N).
Vượt qua nhiều tên tuổi lớn để ghi danh vào Top 15 trên bảng xếp hạng công nghệ toàn cầu của NIST, VNPT FaceID đã ghi một dấu mốc mới về sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bằng các sản phẩm có thể cạnh tranh vươn tầm thế giới.
Là doanh nghiệp dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, VNPT đã sớm đầu tư vào nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ 4.0, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, VNPT đã có một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ AI có khả năng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của Chính phủ và các doanh nghiệp, bao gồm các sản phẩm nền tảng ứng dụng VNPT FaceID như VNPT eKYC, VNPT BioID, vnFace và AI camera.
Sau khi triển khai thành công các dự án tầm cỡ quốc gia như Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, trung tâm điều hành thông minh (IOC) của nhiều tỉnh/thành, Tập đoàn VNPT đã được tín nhiệm là đối tác quan trọng của nhiều cơ quan doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Tính tới tháng 9-2022, sản phẩm nền tảng VNPT eKYC đã phục vụ gần 700 triệu giao dịch trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, thương mại điện tử,…
VNPT đồng hành cùng doanh nghiệp khai phá sức mạnh của công nghệ AI
Với mong muốn xác thực nhận diện khuôn mặt với độ chính xác cao, các doanh nghiệp Việt Nam thường có xu hướng sử dụng các công nghệ AI uy tín của nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như ngành tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, với sự đầu tư vào nghiên cứu và cải tiến không ngừng, sản phẩm định danh điện tử VNPT eKYC và VNPT BioID đạt được độ chính xác xấp xỉ 100%, tương đương và có thể thay thế hoàn toàn công nghệ ngoại nhập.
Công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt cũng có mặt trong sản phẩm AI camera giúp các doanh nghiệp nhận diện khách hàng tại quầy, các cơ quan chức năng tìm kiếm đối tượng tình nghi… và xa hơn là giám sát an ninh, giám sát giao thông (khi được tích hợp các công nghệ AI khác do chính VNPT nghiên cứu và phát triển). Sản phẩm hoàn toàn có thể được triển khai độc lập hay tích hợp vào các hệ thống khác như IOC. Hiện nay, IOC đã được VNPT triển khai cho hơn 30 tỉnh/thành phố trên cả nước.
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm chất lượng cao, VNPT luôn lắng nghe và tùy biến sản phẩm theo nhu cầu khách hàng. Sản phẩm điểm danh điện tử vnFace được nghiên cứu phát triển dành riêng cho thị trường Việt Nam, đáp ứng đa dạng đối tượng khách hàng từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (với giải pháp điểm danh qua thiết bị di động vnFace Remote) đến các khu công nghiệp tới hàng chục nghìn lao động (với giải pháp điểm danh qua tablet, camera).
Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, VNPT mong muốn hợp tác và đồng hành cùng tất cả các tổ chức doanh nghiệp để khai thác hiệu quả tiềm năng của công nghệ AI, không chỉ giới hạn với công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt mà còn với tất cả các nền tảng AI khác như xử lý hình ảnh (AI Camera), nhận dạng ký tự quang học (OCR), xử lý âm thanh (Voice processing), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), trợ lý ảo (AI Assistant) và xử lý khai thác dữ liệu (Data Science), không chỉ ở trong lĩnh vực định danh điện tử mà còn ở các lĩnh vực then chốt khác như tài chính - ngân hàng, an ninh an toàn, y tế, giáo dục và công nghiệp/nhà máy.
Bằng việc làm chủ công nghệ, tùy biến phục vụ khách hàng, hợp tác cùng các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm Make in Vietnam có chất lượng quốc tế, VNPT tin tưởng sẽ đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia. /.
Minh Đăng (tổng hợp)
Thị xã Đông Triều tích cực chuyển đổi số trong nông nghiệp  (02/10/2022)
Lần thứ 4 liên tiếp, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đứng thứ 2 Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam  (22/09/2022)
Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số  (21/09/2022)
Thành phố Hà Nội: Chuyển đổi xanh dựa trên nền tảng kinh tế số  (15/09/2022)
Hà Nội hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố thông minh  (10/09/2022)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên