TCCSĐT - Từ năm 2011, Chương trình “mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đến nay, sau 8 năm triển khai đã đạt được kết quả khá toàn diện; tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 60/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Sau một thời gian thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng nông thôn ở tỉnh Gia Lai đã được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, bộ mặt nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn bất cập. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cảnh quan, môi trường, quy hoạch thôn, làng chưa đồng bộ, đại đa số nhà dân không có cổng, rào, sinh hoạt thiếu ngăn nắp, vệ sinh. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở một số vùng đang còn gặp nhiều khó khăn; nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Nguyên nhân của những hạn chế trên do một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế, thiếu biện pháp trong tổ chức thực hiện, việc tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn thiếu tính liên kết bền vững; một số địa phương mới chỉ tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức tới phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân…
Để khắc phục những hạn chế đó, ngày 13-02-2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Chỉ thị 12-CT/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”. Chỉ thị 12 nêu rõ: Cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là người đứng đầu cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phân công cụ thể các đồng chí ủy viên ban thường vụ phụ trách công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Rà soát đánh giá đúng thực trạng, có phương án chi tiết xây dựng khu dân cư, có lộ trình, giải pháp lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác, cân đối, bố trí các nguồn lực triển khai hiệu quả cao nhất; chú trọng, khuyến khích xã hội hóa theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Phấn đấu trong năm 2018, mỗi địa phương có 01 điểm làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mục tiêu và nhiệm vụ then chốt của chương trình là thực hiện hai hợp phần: sắp xếp lại khu dân cư và tổ chức lại sản xuất, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của làng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh đã chọn thôn Plei Pông, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện làm thí điểm để xây dựng làng nông thôn mới. Chư A Thai là xã đặc biệt khó khăn, toàn xã có 11 thôn, làng thì có 8 thôn, làng dân tộc thiểu số. Vì thế, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện xác định nhiệm vụ trọng tâm từ 2016 đến 2020 là phải cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã Chư A Thai bằng việc triển khai Đề án phát triển kinh tế - xã hội “4 làng Đồn”, (là vùng căn cứ cách mạng trước đây gồm làng Bông, Pêng, Trớ và Hek với 332 hộ thì có đến 218 hộ nghèo và cận nghèo). Nội dung chính của Đề án là: Tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế, hỗ trợ nhân dân tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, hướng dẫn người dân lựa chọn các loại cây trồng bền vững có năng suất cao và quy hoạch, bố trí di dời tổng thể nhà cửa cho người dân gắn với phát triển kinh tế vườn, kết hợp chăn nuôi.
Bên cạnh việc hỗ trợ nhân dân tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã cùng với nhân dân “đồng tâm hiệp lực” di dời những ngôi nhà sàn về vị trí mới để bố trí, sắp xếp lại dân cư thành làng kiểu mẫu; di dời nhà kho, hàng chục chuồng bò theo các hộ gia đình; vườn rau … Đến nay, những trục đường chính trong làng Pông đã hoàn thành, có trụ bê tông làm hàng rào ngay ngắn, cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; có hàng rào, vườn rau, nhà vệ sinh, khu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường... gìn giữ được bản sắc và cốt cách của làng đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Từ những kết quả đạt được của làng Pông, đến nay, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong 01 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 12 của Ban Thường Tỉnh ủy trên địa bàn toàn tỉnh, bước đầu đã đạt những kết quả đáng khích lệ, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo trong cách làm. Người đứng đầu đã tổ chức đối thoại với nhân dân. Bà con có người hiểu nhanh, hiểu chậm, giải thích một lần chưa được thì giải thích lần 2, lần 3, thậm chí là nhiều hơn thế. Cũng có khi nói tiếng phổ thông bà con nghe không rõ, thì dùng chính ngôn ngữ của đồng bào để tuyên truyền… Chính vì lẽ đó, khoảng cách giữa cán bộ lãnh đạo và bà con như không còn gianh giới, tạo sự đồng thuận trong nhân dân cùng chung tay xây dựng làng nông thôn mới.
Năm 2018 đã có 32 làng thuộc 30 xã của 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đăng ký xây dựng làng nông thôn mới theo tinh thần Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trên cơ sở đó, các địa phương đã đầu tư hơn 70,5 tỷ đồng, cùng với huy động cả hệ thống chính trị các cấp và nhân dân để tổ chức thực hiện các tiêu chí làng nông thôn mới. Giờ đây, ở nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi căn bản, tích cực. Khu dân cư và nhà cửa của người dân đã được quy hoạch sắp xếp lại một cách hợp lý, khoa học; hệ thống kết cấu hạ tầng như: điện, đường giao thông, trường học, nhà rông, công trình nước sạch… đã được đầu tư xây dựng kiên cố; nhiều mô hình sản xuất mới được triển khai, đời sống của người dân đã cải thiện rõ rệt.
Có thể nói, xây dựng mô hình “làng nông thôn mới” là cách làm riêng và mang tính đột phá của Gia Lai. Mô hình đó đã từng bước làm thay đổi nhận thức của đa số người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới và thực sự tạo thành phong trào sâu rộng trên địa bàn tỉnh, nhất là góp phần làm nên diện mạo nông thôn mới và cải thiện cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.
Thủ tướng tiếp Đại sứ Vương quốc Nauy, Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Romania  (15/05/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển