Đầu năm học mới, nói chuyện cơ sở hạ tầng trường học
TCCSĐT - Sĩ số học sinh gồm 68, 69 em một lớp, học chính khóa mà cứ ngỡ như diễn ra đâu đó trong một phòng ăn tập thể hay buổi sinh hoạt ngoại khóa ở phòng hội trường. Thiếu cơ sở vật chất đang là vấn đề trăn trở của nhiều trường học ở nhiều địa phương cùng với tâm trạng bất an của phụ huynh, học sinh khi năm học mới đã bắt đầu.
Năm mươi mét vuông chia đều cho cô và trò, mỗi người chưa được tới 0,75 mét. Chen chúc, chật chội, ngột ngạt là cảm giác của người ngoài cuộc lẫn người trong cuộc. Giữa lòng thủ đô, trong lòng thành phố lớn nhất cả nước, cô và trò nhìn nhau thôi đã mệt, chứ đừng nói tương tác, hợp tác và truyền đạt, tiếp thu bài tốt nhất.
Sự gia tăng dân số cơ học là một bài toán khó cho những thành phố lớn cũng như thử thách với cán bộ làm công tác điều tra phổ cập. Cùng với đó là sự xuất hiện nhiều chung cư bồi đắp nên số lượng trẻ em ngày một nhiều. Tâm lý sinh con chọn năm đẹp cũng là một lý do để bùng phát dân số tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên không phải chỉ riêng năm học 2018 - 2019, vấn đề thiếu thốn cơ sở hạ tầng mới được nhắc tới. Bởi lẽ, đâu đó trên khắp cả nước, vấn đề này đã tồn tại, đang tồn tại và tiếp tục trong thời gian tới nếu như không có biện pháp nâng cấp, xây tạo.
Thiếu quỹ đất, thiếu kinh phí là lý do hàng đầu khi tháo gỡ vấn đề. Trường thiếu phòng học, muốn xây thêm phải được cấp duyệt đất và kinh phí. Nhưng có nơi thiếu một trong hai, thậm chí cùng lúc cả hai yếu tố thì cô, trò phải chấp nhận, còn cấp trên, chính quyền bó tay.
Chúng ta đang hướng tới một nền giáo dục toàn diện, lấy chất lượng lên trên, học trò làm trung tâm nhưng cái tối thiểu là một không gian đúng chuẩn, đạt chuẩn lại quá xa vời. Thiếu và yếu cơ sở vật chất, hạ tầng là vấn nạn đang diễn ra phổ biến ở mọi cấp học, trường học, tỉnh, thành. Trường đạt chuẩn cấp quốc gia không phải hiếm nhưng thực tế chưa hẳn đã đạt chuẩn thông thường. Một lớp học không vượt quá 30 cháu ở cấp mầm non, 35 cháu ở cấp tiểu học… là sĩ số lý tưởng ít trường có được. Nếu chăng chỉ xảy ra ở những vùng sâu, vùng xa vì ở đó không đủ học trò.
Quỹ đất có không, vị trí đất phù hợp không, điều đó nằm ở sự quản lý và tầm nhìn chiến lược của địa phương sở tại. Chưa tìm được khu đất tối ưu hoặc cho xây nhưng không nghĩ tới giải pháp đưa đón trẻ đi bằng đường nào không còn hiếm gặp. Một khu chung cư có lối đi chung với một trường mầm non tư thục trên cùng địa bàn chỉ được bàn tính khi nhân dân bất bình, báo chí vào cuộc. Một tỉnh lẻ trường mầm non không đủ phòng để nhận trẻ trong độ tuổi 3, 4 mà chỉ nhận trẻ 2 tuổi và 5 tuổi. Khi phụ huynh bức xúc, chính quyền vào cuộc và hướng giải quyết là bốc thăm để nhận thêm 10 cháu.
Điều đáng bàn nhất trong vấn đề cơ sở vật chất, hạ tầng trường học có lẽ phải nói tới tâm và tầm của người đứng đầu. Ngân sách nhà nước chắc hẳn không bó hẹp để trường xuống cấp không được tôn tạo. Kinh phí thường xuyên và sự chung tay của xã hội hóa giáo dục không đến nỗi để không có tiền xây thêm phòng học, sửa lại phòng ăn, sạch sẽ hợp vệ sinh cho công trình công cộng. Tuy nhiên, năm nào cũng thiếu, cũng đóng góp, cũng xin và cũng đợi. Người trông chờ nhất là học sinh, giáo viên vì thời gian của họ gắn bó với trường, với lớp nhiều hơn thời gian ở nhà. Vậy mà, sống chung với chật chội, ẩm mốc, bữa ăn trưa của trẻ lại thoang thoảng mùi hôi từ nhà vệ sinh bay vào không còn hy hữu.
Niềm tin của phụ huynh vương vấn hoài nghi khi năm nào cũng đóng góp tiền xây dựng, vậy mà từ thế hệ anh đến em trong một nhà, trường vẫn thế mà lớp chẳng khác xưa. Một mảng trần nhà bị bong tróc cũng phải đợi ý kiến chỉ đạo và cân đối ngân sách hay xin thêm trước khi những mảng vôi vữa chực rớt xuống đầu cô và trò.
Thiếu phòng nhưng con em ở địa phương khác có thể tới học trong khi các cháu trên địa bàn phải đôn đáo tìm trường tư. Không thể bán trú 100% mà chỉ giải quyết được 30% trong số đó thì các cháu ấy thuộc diện nào và không thuộc diện nào? Trường công kết hợp với trường tư để khắc phục nhu cầu đưa đón, ăn ở buổi trưa của trẻ nhưng ai chịu trách nhiệm giám sát và kiểm định dịch vụ tư đạt yêu cầu? Chỉ đến khi có vụ, việc nào đó xảy ra như bạo hành, ngộ độc thực phẩm, thậm chí sụt lún nền nhà, lúc đó các cấp mới rộn ràng đi tìm nguyên nhân và tìm cách chống chế, đổ lỗi.
Hãy để mỗi ngày ngày đến trường của trẻ là một ngày vui. Ở đó các em, các cháu phải được vui chơi, học tập trong bầu không khí lành mạnh, một chương trình giáo dục khoa học và nhân văn. Đừng nhét các em bằng những kiến thức giáo điều phi thực tế và cũng đừng nhồi nhét trẻ trong không gian không thể chật hơn. Đất nước đang kỳ vọng nhiều ở thế hệ trẻ, muốn vậy, hãy yêu thương và đầu tư cho các em những điều tốt nhất./.
Những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần (từ ngày 27-8 đến 02-9-2018)  (06/09/2018)
Phát huy sức mạnh "biên giới lòng dân" quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia  (06/09/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 27-8 đến 02-9-2018)  (06/09/2018)
Lãnh đạo các nước tiếp tục điện mừng 73 năm Quốc khánh Việt Nam  (06/09/2018)
Việt Nam - Lào đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức Mặt trận  (05/09/2018)
Mong nghị sỹ Nhật Bản ủng hộ dự án đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp cao  (05/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên