Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công với cách mạng
21:03, ngày 26-07-2016
TCCSĐT - Ưu đãi người có công với cách mạng là chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. 69 năm qua, khởi đầu từ Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16-02-1947, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sỹ, hệ thống chính sách ưu đãi người có công từng bước được nghiên cứu, hoàn thiện và đi vào cuộc sống, cơ bản đã bao phủ được hết các đối tượng người có công với cách mạng.
Ngày 29-8-1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành “Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và “Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng” hướng tới mục tiêu chăm sóc tốt hơn người có công, từng bước mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, bổ sung chế độ ưu đãi; quy định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công phù hợp với thực tiễn của các thời kỳ cách mạng, gắn liền với lộ trình cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Kể từ thời điểm Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhiều lần tiến hành xem xét, thảo luận, bổ sung sửa đổi một số điều của Pháp lệnh. Đến nay, các đối tượng người có công với cách mạng đã được hưởng một số chính sách ưu đãi mới, như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có trợ cấp người phục vụ; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày được trợ cấp hằng tháng; điều chỉnh thời gian điều dưỡng từ 5 năm một lần xuống 2 năm 1 lần; mở rộng chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân người có công…
Ngày 20-10-2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Theo đó, những bà mẹ được xét, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, gồm các trường hợp: Có hai con trở lên là liệt sỹ; chỉ có hai con mà một con là liệt sỹ, có một con là thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; chỉ có một người con mà người con đó là liệt sỹ; có một con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ; có một con là liệt sỹ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên…
Đến nay, cả nước có trên 8,8 triệu người có công (chiếm gần 10% dân số), trong đó có hơn 117 nghìn Bà mẹ Việt Nam anh hùng được Nhà nước phong tặng và truy tặng, hơn 2 triệu người là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, hàng vạn người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Ngoài các đối tượng được hưởng trợ cấp một lần, hiện có gần 1,5 triệu người được hưởng trợ cấp hằng tháng; hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi dài hạn về giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế, gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng đã được hỗ trợ nhà ở...
Các chính sách ưu đãi đối với những người có công được thực hiện thông qua hai nguồn lực: Ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa, trong đó nguồn lực từ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công thông qua hình thức: Trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác (điều dưỡng, nhà ở, quà Tết, quà 27-7 hằng năm, ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục, chi cho công tác tu sửa mộ, nghĩa trang liệt sỹ…). Dù có thời điểm tình hình kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Nhà nước vẫn luôn quan tâm, bảo đảm nguồn lực cho công tác chăm sóc người có công. Từ năm 2012 đến năm 2016, ngân sách nhà nước đã cấp hơn 150 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực này. Nguồn lực chi cho ưu đãi người có công từ ngân sách là nguồn chi thường xuyên bảo đảm xã hội, tuy nhiên một số hạng mục được đánh giá là chi cho đầu tư phát triển. Ví dụ, chi hỗ trợ người có công về nhà ở.
Năm 2011, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ chính sách nhà ở cho cán bộ lão thành cách mạng (bố trí nhà ở cho 10.870 người với kinh phí là 443 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ bằng nhà cho khoảng 2.800 người; hỗ trợ bằng tiền với mức 50 triệu đồng/người cho khoảng 7.700 người, số còn lại được hỗ trợ bằng các hình thức khác); hỗ trợ bằng tiền cho hơn 4.000 cán bộ tiền khởi nghĩa với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng; cơ bản đã giải quyết xong việc xóa nhà dột nát đối với hộ gia đình người có công thuộc diện nghèo ở khu vực nông thôn (15.475 hộ theo chuẩn nghèo cũ) (1).Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, ngày 26-4-2013, của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở”, đến nay đã hỗ trợ 80.000 hộ người có công có khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí 2.516 tỷ đồng, tặng gần 56.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 888 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở sự nghiệp phục vụ thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công bao gồm các cơ sở nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng, điều dưỡng luân phiên, các trung tâm chỉnh hình đã và đang được đầu tư nâng cấp, với nhiều hoạt động hiệu quả. Những phát sinh và tồn đọng đang được các cấp, các ngành và địa phương tích cực vào cuộc giải quyết, như xác nhận, công nhận người hưởng chính sách ưu đãi, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin bằng phương pháp giám định ADN.
Với chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng, là cơ quan tham mưu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội luôn bám sát tình hình thực tiễn, đề xuất xây dựng, ban hành chính sách, hướng tới mục tiêu: Mọi người có công đều được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự chăm sóc của toàn xã hội. Để triển khai và thực hiện tốt các chính sách, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động trong cả nước phong trào “Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng” với 5 chương trình lớn: Xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; xây dựng nhà tình nghĩa; đón nhận thương binh nặng về chăm sóc tại gia đình; nhận chăm sóc bố, mẹ liệt sỹ cô đơn, con liệt sỹ không nơi nương tựa.
Nhiều phong trào đã đi vào đời sống xã hội một cách thiết thực, như phong trào nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tặng vườn cây, nhà tình nghĩa cho thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công... Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội. Qua đó đã khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, huy động được sức mạnh của toàn xã hội, trở thành những công việc thường xuyên, phát triển rộng khắp từ thôn bản, làng, xã, đường phố, từng người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Chỉ tính trong 4 năm trở lại đây, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã tiếp nhận được sự ủng hộ gần 1.500 tỷ đồng, xây mới hơn 40.500, sửa chữa hơn 40.500 nhà với tổng số tiền gần 10.500 tỷ đồng. Trong thời gian qua, việc thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội tổ chức thực hiện kịp thời, đúng chủ trương, quy định của pháp luật, đạt được nhiều kết quả, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công.
Nhìn chung, các chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực hiện tương đối toàn diện, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; chế độ ưu đãi đối với con của người có công đang theo học ở nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; con của người có công đang hưởng trợ cấp thường xuyên (hoặc đã mất) đang theo học ở nhà trường, được hưởng chế độ trợ cấp mỗi năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập, được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, học sinh học ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, dân tộc nội trú được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Tuy nhiên, qua đợt “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng” vừa qua, cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ người có công chưa được hưởng chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước, một số người còn chưa được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi và vẫn có người hưởng sai chế độ ưu đãi; mức trợ cấp ưu đãi còn thấp hơn so với mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội; một bộ phận người có công đời sống còn gặp nhiều khó khăn có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; trách nhiệm thực hiện còn chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước… Những vấn đề tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương; một số chính sách chưa phù hợp thực tiễn, nhiều vướng mắc chậm được xử lý.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới với phương châm: “Mọi người có công đều được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và sự chăm sóc của nhân dân”, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh hành lang pháp lý, thể chế hóa đầy đủ các quy định về xác nhận thương binh, liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; các chế độ ưu đãi về kinh tế, xã hội với người có công, theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước; bảo đảm người có công có mức sống từ trung bình trở lên...”.
Để góp phần thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, kiên quyết khắc phục các thiếu sót, chậm trễ, tồn tại trong việc thực hiện chính sách đối với người có công, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số nội dung sau:
Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Trong đó, chú trọng tới các gia đình chính sách còn gặp nhiều khó khăn, đến năm 2021 phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% hộ gia đình người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; giai đoạn 2016 - 2021 ưu tiên hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Hai là, tiếp tục nghiên cứu toàn diện các vấn đề tồn tại, vướng mắc, phát sinh liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người có công để đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách ưu đãi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Năm 2016, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Ba là, thực hiện xử lý hồ sơ tồn đọng sau Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, theo Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25-01-2016, về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Tập trung giải quyết những trường hợp đề nghị xác nhận là người có công với cách mạng còn tồn đọng, phấn đấu đến năm 2021 hoàn thành việc xác nhận thương binh và liệt sỹ.
Bốn là, thực hiện tốt việc xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN. Đẩy mạnh việc chăm sóc, tu bổ và nâng cấp các công trình đền, đài tưởng niệm liệt sỹ.
Năm là, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, xử lý nghiêm những việc làm sai trái, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Sáu là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ nhận thức và có những hành động tri ơn với những thế hệ người có công với đất nước./.
-------------------
(1) Số liệu theo báo cáo số 142/BC-UBTVQH, ngày 17-5-2012, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Kể từ thời điểm Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhiều lần tiến hành xem xét, thảo luận, bổ sung sửa đổi một số điều của Pháp lệnh. Đến nay, các đối tượng người có công với cách mạng đã được hưởng một số chính sách ưu đãi mới, như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có trợ cấp người phục vụ; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày được trợ cấp hằng tháng; điều chỉnh thời gian điều dưỡng từ 5 năm một lần xuống 2 năm 1 lần; mở rộng chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân người có công…
Ngày 20-10-2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Theo đó, những bà mẹ được xét, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, gồm các trường hợp: Có hai con trở lên là liệt sỹ; chỉ có hai con mà một con là liệt sỹ, có một con là thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; chỉ có một người con mà người con đó là liệt sỹ; có một con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ; có một con là liệt sỹ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên…
Đến nay, cả nước có trên 8,8 triệu người có công (chiếm gần 10% dân số), trong đó có hơn 117 nghìn Bà mẹ Việt Nam anh hùng được Nhà nước phong tặng và truy tặng, hơn 2 triệu người là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, hàng vạn người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Ngoài các đối tượng được hưởng trợ cấp một lần, hiện có gần 1,5 triệu người được hưởng trợ cấp hằng tháng; hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi dài hạn về giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế, gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng đã được hỗ trợ nhà ở...
Các chính sách ưu đãi đối với những người có công được thực hiện thông qua hai nguồn lực: Ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa, trong đó nguồn lực từ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công thông qua hình thức: Trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác (điều dưỡng, nhà ở, quà Tết, quà 27-7 hằng năm, ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục, chi cho công tác tu sửa mộ, nghĩa trang liệt sỹ…). Dù có thời điểm tình hình kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Nhà nước vẫn luôn quan tâm, bảo đảm nguồn lực cho công tác chăm sóc người có công. Từ năm 2012 đến năm 2016, ngân sách nhà nước đã cấp hơn 150 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực này. Nguồn lực chi cho ưu đãi người có công từ ngân sách là nguồn chi thường xuyên bảo đảm xã hội, tuy nhiên một số hạng mục được đánh giá là chi cho đầu tư phát triển. Ví dụ, chi hỗ trợ người có công về nhà ở.
Năm 2011, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ chính sách nhà ở cho cán bộ lão thành cách mạng (bố trí nhà ở cho 10.870 người với kinh phí là 443 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ bằng nhà cho khoảng 2.800 người; hỗ trợ bằng tiền với mức 50 triệu đồng/người cho khoảng 7.700 người, số còn lại được hỗ trợ bằng các hình thức khác); hỗ trợ bằng tiền cho hơn 4.000 cán bộ tiền khởi nghĩa với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng; cơ bản đã giải quyết xong việc xóa nhà dột nát đối với hộ gia đình người có công thuộc diện nghèo ở khu vực nông thôn (15.475 hộ theo chuẩn nghèo cũ) (1).Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, ngày 26-4-2013, của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở”, đến nay đã hỗ trợ 80.000 hộ người có công có khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí 2.516 tỷ đồng, tặng gần 56.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 888 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở sự nghiệp phục vụ thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công bao gồm các cơ sở nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng, điều dưỡng luân phiên, các trung tâm chỉnh hình đã và đang được đầu tư nâng cấp, với nhiều hoạt động hiệu quả. Những phát sinh và tồn đọng đang được các cấp, các ngành và địa phương tích cực vào cuộc giải quyết, như xác nhận, công nhận người hưởng chính sách ưu đãi, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin bằng phương pháp giám định ADN.
Với chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng, là cơ quan tham mưu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội luôn bám sát tình hình thực tiễn, đề xuất xây dựng, ban hành chính sách, hướng tới mục tiêu: Mọi người có công đều được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự chăm sóc của toàn xã hội. Để triển khai và thực hiện tốt các chính sách, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động trong cả nước phong trào “Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng” với 5 chương trình lớn: Xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; xây dựng nhà tình nghĩa; đón nhận thương binh nặng về chăm sóc tại gia đình; nhận chăm sóc bố, mẹ liệt sỹ cô đơn, con liệt sỹ không nơi nương tựa.
Nhiều phong trào đã đi vào đời sống xã hội một cách thiết thực, như phong trào nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tặng vườn cây, nhà tình nghĩa cho thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công... Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội. Qua đó đã khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, huy động được sức mạnh của toàn xã hội, trở thành những công việc thường xuyên, phát triển rộng khắp từ thôn bản, làng, xã, đường phố, từng người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Chỉ tính trong 4 năm trở lại đây, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã tiếp nhận được sự ủng hộ gần 1.500 tỷ đồng, xây mới hơn 40.500, sửa chữa hơn 40.500 nhà với tổng số tiền gần 10.500 tỷ đồng. Trong thời gian qua, việc thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội tổ chức thực hiện kịp thời, đúng chủ trương, quy định của pháp luật, đạt được nhiều kết quả, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công.
Nhìn chung, các chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực hiện tương đối toàn diện, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; chế độ ưu đãi đối với con của người có công đang theo học ở nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; con của người có công đang hưởng trợ cấp thường xuyên (hoặc đã mất) đang theo học ở nhà trường, được hưởng chế độ trợ cấp mỗi năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập, được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, học sinh học ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, dân tộc nội trú được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Tuy nhiên, qua đợt “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng” vừa qua, cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ người có công chưa được hưởng chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước, một số người còn chưa được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi và vẫn có người hưởng sai chế độ ưu đãi; mức trợ cấp ưu đãi còn thấp hơn so với mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội; một bộ phận người có công đời sống còn gặp nhiều khó khăn có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; trách nhiệm thực hiện còn chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước… Những vấn đề tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương; một số chính sách chưa phù hợp thực tiễn, nhiều vướng mắc chậm được xử lý.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới với phương châm: “Mọi người có công đều được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và sự chăm sóc của nhân dân”, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh hành lang pháp lý, thể chế hóa đầy đủ các quy định về xác nhận thương binh, liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; các chế độ ưu đãi về kinh tế, xã hội với người có công, theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước; bảo đảm người có công có mức sống từ trung bình trở lên...”.
Để góp phần thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, kiên quyết khắc phục các thiếu sót, chậm trễ, tồn tại trong việc thực hiện chính sách đối với người có công, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số nội dung sau:
Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Trong đó, chú trọng tới các gia đình chính sách còn gặp nhiều khó khăn, đến năm 2021 phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% hộ gia đình người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; giai đoạn 2016 - 2021 ưu tiên hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Hai là, tiếp tục nghiên cứu toàn diện các vấn đề tồn tại, vướng mắc, phát sinh liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người có công để đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách ưu đãi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Năm 2016, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Ba là, thực hiện xử lý hồ sơ tồn đọng sau Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, theo Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25-01-2016, về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Tập trung giải quyết những trường hợp đề nghị xác nhận là người có công với cách mạng còn tồn đọng, phấn đấu đến năm 2021 hoàn thành việc xác nhận thương binh và liệt sỹ.
Bốn là, thực hiện tốt việc xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN. Đẩy mạnh việc chăm sóc, tu bổ và nâng cấp các công trình đền, đài tưởng niệm liệt sỹ.
Năm là, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, xử lý nghiêm những việc làm sai trái, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Sáu là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ nhận thức và có những hành động tri ơn với những thế hệ người có công với đất nước./.
-------------------
(1) Số liệu theo báo cáo số 142/BC-UBTVQH, ngày 17-5-2012, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 24-7-2016)  (26/07/2016)
Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay  (26/07/2016)
Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay  (26/07/2016)
Mẫu mực nhân cách người đại biểu Quốc hội  (25/07/2016)
Mẫu mực nhân cách người đại biểu Quốc hội  (25/07/2016)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm