Người nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên từ nguồn vốn tín dụng chính sách
TCCS - Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng luôn xác định là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; là đơn vị có vai trò, sứ mệnh của một mô hình quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh.
Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan.
Chỉ tính riêng từ giai đoạn bắt đầu triển khai Chỉ thị số 40/CT-TW, hằng năm, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sóc Trăng, ủy ban nhân dân cấp huyện đã trình hội đồng nhân dân cùng cấp chuyển vốn ngân sách ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác hoặc theo các chương trình chỉ định của địa phương. Từ năm 2015 đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác tăng 90,7 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, trong đó: ngân sách tỉnh là 69,2 tỷ đồng, tăng 34,3 tỷ đồng; ngân sách các huyện, thị xã thành phố là 68,3 tỷ đồng, tăng 56,4 tỷ đồng. Qua đó, nâng tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH lên 137,5 tỷ đồng. Đến ngày 31-8-2022, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đạt trên 4.289 tỷ đồng, gấp 58 lần so với năm 2003.
Cũng từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh và các huyện đã cấp hơn 6.441,3m² đất với tổng giá trị là 6,2 tỷ đồng để xây dựng trụ sở làm việc tại các huyện, thị xã, như huyện Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, thị xã Vĩnh Châu. Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo địa phương thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm cơ sở cho NHCSXH cho vay kịp thời, đúng đối tượng.
Các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, thông qua việc lồng ghép hoạt động tín dụng với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới. Công tác kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp được thực hiện thường xuyên; nhất là sau khi chủ tịch UBND cấp xã tham gia ban đại diện hội đồng quản trị cấp huyện các chủ trương, chính sách đã được triển khai nhanh chóng, những khó khăn, vướng mắc được giải quyết kịp thời tại cơ sở.
Vận hành hiệu quả tổ tiết kiệm và vay vốn
Quá trình vận hành hiệu quả của 4 tổ chức chính trị - xã hội cùng hệ thống mạng lưới 3.168 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 773 ấp/khóm toàn tỉnh góp phần chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Sau 20 năm triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu với dư nợ nhận bàn giao là trên 95 tỷ đồng ngày đầu thành lập, đến nay NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đang triển khai cho vay 17 chương trình tín dụng chính sách cho hơn 662 nghìn lượt hộ vay vốn, với doanh số cho vay đạt trên 10.673 tỷ đồng. Hiệu ứng tín dụng chính sách được chứng minh bằng những con số ấn tượng, như giúp gần 138 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho hơn 38 nghìn lao động (trong đó với 1,9 nghìn lượt lao động đi lao động ở nước ngoài); giúp hơn 50 nghìn học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; trên 148 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng, 30 nghìn ngôi nhà được sửa chữa, cải tạo, xây dựng. Hỗ trợ cải tạo, xây dựng mới nhà ở xã hội được 96 căn nhà; hỗ trợ cho 9 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 912 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; hỗ trợ 6 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập vay vốn để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19….
Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, tăng cường và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Hiện nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đạt trên 4.299 tỷ đồng, với 150.913 hộ còn dư nợ. Trong đó, đối tượng ưu tiên cho vay là đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn để giải quyết bài toán giảm nghèo bền vững mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2% - 3%/năm; trong đó, giảm tỷ hộ Khmer nghèo 3% - 4%/năm; đưa thu nhập bình quân đầu người của tỉnh lên 75 triệu đồng/người/năm vào cuối nhiệm kỳ. Hiệu ứng của các chương trình tín dụng có tính lan tỏa cao hơn thời kỳ trước, bởi thời gian qua, NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đã tập trung đầu tư các mô hình sản xuất, kinh doanh có tính chất điển hình để nhân rộng và tạo việc làm thu nhập tăng thêm cho cộng đồng dân cư địa phương.
Định hướng thời gian tới
Dù đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, tuy nhiên, con đường giảm nghèo bền vững của tỉnh Sóc Trăng còn không ít gian nan khi toàn tỉnh vẫn còn 22.120 hộ nghèo (tỷ lệ 6,64%), 29.403 hộ cận nghèo (tỷ lệ 8,83%). Trong những năm tới, nhằm phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, của tỉnh trong từng giai đoạn; bảo đảm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
Đồng thời, tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1630/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, xác định rõ hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp để thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, hỗ trợ đúng đối tượng, có hiệu quả và quản lý tốt nguồn vốn; quan tâm chỉ đạo chuyển vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhất là những hộ dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; vốn cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại những xã ra khỏi vùng khó khăn và những hộ chuyển đổi ngành nghề do tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Tiếp tục phối hợp với Mật trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền tiếp tục tổ chức các đợt phát động tham gia đóng góp “Quỹ vì người nghèo” gắn với “Ngày gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo”. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30-1-2022, của Chính phủ, về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình nhanh chóng, kịp thời. Thực hiện tuyên truyền, kiện toàn, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng./.
Tỉnh Kon Tom: Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới  (08/12/2022)
Huyện đảo Lý Sơn - 20 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội  (08/12/2022)
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - 20 năm đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách  (08/12/2022)
Tỉnh Đồng Tháp: 20 năm triển khai chính sách tín dụng xã hội  (06/12/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm