Ngân hàng Chính sách xã hội: Vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế
TCCS - Không để dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến phục vụ khách hàng, bảo đảm hoạt động ngân hàng được an toàn, thông suốt, khơi thông và gia tăng các nguồn vốn của địa phương cũng như các nguồn vốn khác, hỗ trợ giải ngân giúp người nghèo, đối tượng chính sách khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để tạo việc làm, mở rộng sản xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) từ Trung ương đến địa phương đã được xác định ngay từ những tháng đầu năm 2021.
Phao cứu sinh trong mùa đại dịch
Mới đầu giờ sáng, nhưng phiên giao dịch định kỳ của NHCSXH quận Hà Đông (Hà Nội) tại phường Vạn Phúc đã nhộn nhịp. Dù nhiều người dân, tổ chức chính trị - xã hội cùng các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn cùng đến, nhưng hoạt động phiên giao dịch rất trật tự khi cán bộ ngân hàng hướng dẫn kỹ lưỡng từng người tham gia quy định phòng, chống dịch, như đo nhiệt độ, sát khuẩn tay và ngồi giãn cách 2 mét.
Chị Đỗ Thu Trang ở tổ dân phố Đoàn Kết là một trong những người đến sớm nhất. Hơn ai hết, chị nóng lòng chờ đến lượt được vay vốn bởi đây là “cứu cánh” cho gia đình chị tiếp bước tương lai. Hai vợ chồng chị làm nghề tự do, nhưng dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho công việc đang làm đều không còn.
Trải qua thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh COVID-19 từ giữa năm 2020, vợ chồng chị hiểu, nếu không có việc làm thay thế ổn định hơn trong bối cảnh diến biến phức tạp của dịch bệnh, cuộc sống sẽ rơi vào khó khăn, thiếu thốn, khi tích lũy của gia đình chẳng dư dả là bao. Chính vì vậy, anh chị đã quyết định chuyển hướng sinh kế sang kinh doanh quần áo qua mạng. Nhưng, nguồn vốn đâu để mua hàng lại là một khó khăn lớn khiến chị băn khoăn.
Khi được Hội Cựu Chiến binh phường Vạn Phúc tư vấn về cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH, chị biết thời cơ mới của mình đã tới. Cầm trên tay 50 triệu đồng vừa được vay, vợ chồng chị tính toán luôn để kịp đặt hàng mở đầu một chặng đường sinh kế mới, không chỉ vượt qua đại dịch, xa hơn là có công việc chủ động và thu nhập ổn định trong tương lai.
Hay như ông Đỗ Quang Nhật ở tổ dân phố Hạnh Phúc, đang là hộ kinh doanh vải lụa tơ tằm truyền thống. Từng là hộ nghèo, nhưng được NHCSXH cho vay vốn đã giúp ông từng bước vươn lên mở cửa hàng kinh doanh. Ông Nhật cho biết đã 5 năm qua, nguồn lực tài chính của gia đình đủ tích lũy cho buôn bán mà không phải vay vốn chính sách. Nhưng dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nguồn hàng bị tồn đọng, khách đến tìm mua vắng bóng, một lần nữa ông lại “nương tựa” vào NHCSXH vay vốn để có dòng tiền xoay vòng trong thời điểm dịch bệnh.
Trên đây chỉ là ví dụ minh chứng cho hiệu quả của đồng vốn chính sách đã và đang chảy đều, tạo việc làm ổn định, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo báo cáo, 5 tháng đầu năm 2021, NHCSXH thành phố Hà Nội đã cho vay 2.250 tỷ đồng, qua đó giúp cho trên 53.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có việc làm, phát triển kinh tế. Tổng dư nợ 16 chương trình cho vay của NHCSXH thành phố Hà Nội đến nay đạt 10.902 tỷ đồng, với trên 251 nghìn khách hàng vay vốn, tăng 7,4% so với đầu năm. Đặc biệt, đối với địa phương có chuẩn nghèo cao hơn chỉ tiêu chung của cả nước, cùng với nhu cầu việc làm, chuyển đổi sinh kế của người dân lớn; đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra từ năm 2020 thì nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đang dần trở thành chủ công thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương tăng 636 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn nhận ủy thác tại NHCSXH thành phố Hà Nội đến nay đạt 4.750 tỷ đồng; trong đó ngân sách thành phố đạt 4.165 tỷ đồng, tăng 584 tỷ đồng, vốn ngân sách ủy thác từ các quận, huyện, thị xã tăng 52 tỷ đồng. Hiện thành phố đang có 105 nghìn khách hàng thụ hưởng từ chương trình vay vốn này với dư nợ 4.534 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là 650 tỷ đồng với 14.000 khách hàng vay vốn.
Thách thức lớn cần chung tay tháo gỡ
Có thể nói, cả hệ thống NHCSXH đang nỗ lực thực hiện mục tiêu của Chính phủ giao: Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết, NHCSXH thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến để chỉ đạo và triển khai công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu, nghiêm túc thực hiện quy tắc “5K“, có các biện pháp bảo đảm an toàn đối với cả cán bộ ngân hàng cũng như khách hàng đến giao dịch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để làm việc.
Chi nhánh NHCSXH các cấp chủ động xây dựng phương án, kịch bản ứng phó phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để bảo đảm hoạt động thông suốt, an toàn ở những địa bàn không bị cách ly. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, nắm bắt những thiệt hại bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ đó có biện pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn giúp khách hàng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Đối với các xã bị khoanh vùng, cách ly, để phòng chống dịch, NHCSXH ngay lập tức áp dụng biện pháp tạm dừng thu nợ gốc, thu lãi cho đến khi có thể tổ chức hoạt động giao dịch bình thường.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, NHCSXH cũng đã áp dụng biện pháp gia hạn nợ cho 4.653 lượt khách hàng; cho vay bổ sung 1.376 tỷ đồng với 47.995 lượt khách hàng; cho vay mới 30.823 tỷ đồng với 845.691 lượt khách hàng.
Bên cạnh đó, NHCSXH các tỉnh, thành phố tiếp tục tham mưu cho chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường nguồn ủy thác để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách, mở rộng cơ hội việc làm cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giảm thiểu nguy cơ tái nghèo. Đến cuối tháng 3-/2021, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương của NHCSXH đạt 22.698 tỷ đồng, tăng 2.383 tỷ đồng so với cuối năm 2020.
Bên cạnh chuyên môn, cán bộ và người lao động trong hệ thống NHCSXH cũng đang chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh thông qua các hoạt động an sinh xã hội. Từ nguồn quỹ xã hội công đoàn, quỹ phúc lợi và đóng góp của cán bộ, người lao động tại đơn vị, cả năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 NHCSXH đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên 16,5 tỷ đồng. Cụ thể, tháng 3-2020 ủng hộ số tiền trên 4,5 tỷ đồng. Tháng 2-2021 ủng hộ tỉnh Quảng Ninh và Gia Lai mỗi tỉnh 200 triệu đồng; hỗ trợ 700 triệu đồng cho Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) để mua xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân và phòng, chống đại dịch COVID-19. Riêng tháng 5-2021 đã ủng hộ 5,1 tỷ đồng; trong đó ủng hộ tỉnh Bắc Giang - điểm nóng trong đợt dịch lần thứ 4 này là 2,3 tỷ đồng, tỉnh Bắc Ninh là 1,3 tỷ đồng, thành phố Đà Nẵng 300 triệu đồng, tỉnh Điện Biên 200 triệu đồng, tỉnh Vĩnh Phúc 200 triệu đồng; Ủng hộ Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội số tiền 200 triệu đồng; Bệnh viện K Tân Triều 300 triệu đồng; Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) 300 triệu đồng. Tại Công đoàn cơ sở NHCSXH các tỉnh, thành còn ủng hộ thêm số tiền 5,84 tỷ đồng.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân khi các chuỗi sản xuất tiêu dùng tại nhiều địa phương cũng như cả nước bị đứt gãy, sản xuất và tiêu dùng trì trệ, nguy cơ tái nghèo có xu hướng gia tăng. Cùng với đó là nhu cầu rất lớn của người dân chuyển đổi việc làm sinh kế để ổn định kinh tế và đời sống gia đình.
Trong bối cảnh nguồn vốn ủy thác từ ngân sách nhà nước còn hữu hạn, NHCSXH đang tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ giao nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, còn tích cực huy động các nguồn vốn khác, nhưng Tổng Giám đốc NHCSXH đề nghị và mong muốn cấp ủy đảng, chính quyền các cấp luôn quan tâm, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách, thực hiện có hiệu quả hơn Chỉ thị số 40-CT/TW, của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 4-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch COVID-19. Trong đó, chú trọng cân đối, bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, bảo toàn và phát triển vốn cho Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới./.
Chuyển tải kịp thời vốn chính sách trong mùa dịch COVID-19  (26/05/2021)
Chia sẻ khó khăn với người dân vùng dịch Bắc Giang  (21/05/2021)
Những bước phát triển vượt bậc của Ngân hàng Chính sách xã hội  (20/05/2021)
Miễn phí iBank - Chuyển tiền thật nhanh  (18/05/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm