Công bố chính thức danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
TCCS - Ngày 27-4-2021, tại Hà Nội, Hội đồng Bầu cử quốc gia tổ chức họp báo công bố danh sách chính thức có 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội khóa XV.
Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia cho biết, trong tổng số danh sách chính thức 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử, số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV do Trung ương giới thiệu là 203 người; địa phương có 665 người, đạt tỷ lệ 1,74 người ứng cử trên 1 đại biểu được bầu, trong đó có 9 người tự ứng cử.
Về cơ cấu: Người ứng cử là nữ: 393 người, chiếm tỷ lệ là 45,28%; người ứng cử là người dân tộc thiểu số: 185 người, chiếm tỷ lệ là 21,31%; người ứng cử là người ngoài Đảng: 74 người, chiếm tỷ lệ là 8,53%.
Về trình độ chuyên môn: Người ứng cử có trình độ trên đại học: 564 người, tỷ lệ: 64,98%; người ứng cử có trình độ đại học: 294 người, tỷ lệ: 33,87%; người ứng cử có trình độ dưới đại học: 10 người, tỷ lệ: 1,15%.
Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân: 55 người, tỷ lệ: 6,34%; cao cấp: 587 người, tỷ lệ: 67,63%; trung cấp: 111 người, tỷ lệ: 12,79%; sơ cấp: 35 người, tỷ lệ: 4,03%; có 80 người không có chứng chỉ về trình độ lý luận chính trị, tỷ lệ: 9,22%.
Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Hầu hết người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học.
Người ứng cử là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử: 205 người, tỷ lệ: 23,62%; người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 224 người, tỷ lệ: 25,81%.
Về độ tuổi bình quân (tính trung bình trong 868 người ứng cử): 46 tuổi (người cao tuổi nhất là 77 tuổi, người trẻ tuổi nhất là 24 tuổi).
Trong số 203 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương:
Các cơ quan của Đảng: 11 người, tỷ lệ: 5,42%.
Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan tư pháp: 5 người, tỷ lệ: 2,46%.
Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương): 129 người, tỷ lệ: 63,55%.
Chính phủ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 người, tỷ lệ: 7,39%.
Lực lượng vũ trang: Quân đội (cơ quan bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 người, tỷ lệ: 5,91%; công an: 2 người, tỷ lệ: 0,99%.
Kiểm toán nhà nước: 1 người, tỷ lệ: 0,49%.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 28 người, tỷ lệ: 13,79%.
Về cơ cấu kết hợp: phụ nữ: 45 người (22,17%); dân tộc thiểu số: 22 người (10,84%); tôn giáo: 4 người (1,97%); người ngoài Đảng: 4 người (1,97%); trình độ học vấn (trên Đại học: 168 người (82,76%); Đại học: 35 người, (17,24%); dưới Đại học: 0); tái cử 99 người (48,77%); trẻ tuổi 5 người (2,46%).
Trong số 665 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở địa phương:
Người ứng cử là phụ nữ: 348 người, tỷ lệ: 52,33%. Người ứng cử là người dân tộc thiểu số: 163 người, tỷ lệ: 24,51%. Người ứng cử là người ngoài Đảng: 70 người, tỷ lệ: 10,53%.
Về trình độ chuyên môn: Người ứng cử có trình độ trên đại học: 396 người, tỷ lệ: 59,55%; người ứng cử có trình độ đại học: 259 người, tỷ lệ: 38,95%; người ứng cử có trình độ dưới đại học: 10 người, tỷ lệ: 1,5%.
Người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 219 người, tỷ lệ: 32,93%. Người ứng cử là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử: 106 người, tỷ lệ: 15,94%.
Tại cuộc họp báo, đại diện một số tiểu ban của Hội đồng Bầu cử quốc gia cung cấp thêm các thông tin liên quan đến công tác nhân sự, bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an ninh, trật tự trong thời gian bầu cử…
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia, Phó Trưởng Tiểu ban thường trực Tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử quốc gia cho biết, công tác nhân sự là nội dung quan trọng với mục tiêu cuối cùng là lựa chọn được đại biểu ưu tú nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước để tham gia cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu, Hội đồng Bầu cử quốc gia và các cơ quan được phân công đã tham mưu rất sớm với Bộ Chính trị, Ban Bí thư để ban hành phương án về đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó, quy định rõ số lượng đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn, điều kiện đại biểu Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội chuyên trách. Theo đồng chí Nguyễn Thị Thanh, trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan đã bám sát, tham mưu Hội đồng Bầu cử quốc gia thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bám sát theo quy định pháp luật hiện hành.
Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp ở các nước trên thế giới. Giải pháp chung vẫn là đẩy mạnh việc kiểm soát, ngăn ngừa nguồn lây ngay từ đầu. Các cơ quan chức năng đang chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch, đặc biệt là các biện pháp cách ly người nhập cảnh, siết chặt kiểm soát biên giới, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, để bảo đảm quyền bầu cử của cử tri, kể cả người đã phát hiện mắc COVID-19 đang điều trị hoặc những người đang được cách ly vẫn ghi tên vào danh sách để thực hiện quyền bầu cử theo quy định của pháp luật. Hội đồng Bầu cử quốc gia đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề này. Cụ thể, ngày 13-4-2021, Hội đồng Bầu cử quốc gia có văn bản số 234/HÐBCQG-TBVBPLTTTT, do Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ ký gửi ủy ban bầu cử ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hướng dẫn việc lập danh sách cử tri và phương án thực hiện bỏ phiếu đối với các trường hợp đang cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 và tại các địa phương có dịch bệnh phát sinh.
Đồng chí Hoàng Thanh Tùng cho biết, theo quy định, mọi công dân có quyền bầu cử phải được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử. Do đó, với những cử tri là người bị dương tính với COVID-19, cách ly tại nhà, cách ly tập trung thì Nhà nước vẫn phải bảo đảm người đó được ghi tên vào danh sách cử tri để bỏ phiếu. Đây là trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đang cách ly. Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng có hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn, sát khuẩn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tại các điểm bầu cử. Trong trường hợp vào thời điểm bỏ phiếu, nếu địa phương nào xảy ra dịch bệnh thì kịp thời báo cáo để có phương án chỉ đạo, áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, an toàn./.
Những vấn đề thực tiễn khi tiếp xúc cử tri vận động bầu cử  (17/04/2021)
Những vấn đề thực tiễn khi tiếp xúc cử tri vận động bầu cử  (17/04/2021)
Bảo đảm chất lượng đại biểu Quốc hội để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước  (16/04/2021)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm