Mùa xuân đẹp giàu trên quê hương Hưng Yên
TCCS - Những ngày đất nước vào xuân, đi dọc con đường vừa trải nhựa phẳng phiu phía tả ngạn sông Hồng ngắm những khu vườn rực rỡ sắc màu các loại hoa thơm, quả ngọt nổi tiếng khắp cả nước và nghe những âm thanh trong ca khúc “Tiếng gọi Hưng Yên” của nhạc sỹ Quang Thạch phát ra từ chiếc điện thoại của cô kế toán ngân hàng “Đất lành đang vẫy gọi, đường dài chân không mỏi. Cuộc đời nay thay đổi. Thêm đẹp giàu Hưng Yên”, chúng tôi ai cũng cảm nhận rõ rệt toàn cảnh đổi thay của làng xóm, ruộng đồng và cuộc sống người dân giữa đồng bằng Bắc Bộ.
Thật vậy, bộ mặt nông thôn Hưng Yên đã có nhiều thay đổi. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng đều các năm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Các chương trình, đề án giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới được quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả tích cực. Năm 2019, toàn tỉnh đã có 4.676 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,9%. Toàn tỉnh có 5 huyện, thị xã, thành phố và 141xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đạt thành tựu đáng tự hào đó là nhờ sự quyết tâm, chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, hội, đoàn thể, ban ngành các cấp trong đó có phần đóng góp quan trọng của nguồn vốn tín dụng chính sách trong quá trình thúc đẩy thực hiện đề án giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới địa phương.
Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thị Xuân cho biết, giai đoạn 2015 - 2019, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh đạt gần 2.800 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn địa phương đạt 552 tỷ đồng, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách các cấp đạt trên 78 tỷ đồng, để tập trung đầu tư hỗ trợ trực tiếp vào công cuộc bảo đảm an sinh xã hội trên đại bàn tỉnh.
Trong nhiều năm qua, những cán bộ tín dụng chính sách tỉnh Hưng Yên luôn tận tụy với người nghèo, thường xuyên bám sát làng quê chuyển tải nhanh chóng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến từng đối tượng thụ hưởng, tạo điều kiện, cơ hội giúp đỡ họ hiện thực hóa ước mơ thoát nghèo bền vững và khát vọng làm giàu chính đáng.
Về Hưng Yên những ngày đầu xuân mới, chúng tôi dễ dàng nhận thấy cả vùng đất tả ngạn sông Hồng đang đổi thay, trù phú. Nhờ đồng vốn ưu đãi từ NHCSXH mà nhiều hộ nông dân đã phát triển các thương hiệu sản vật địa phương được khách hàng trong, ngoài nước tin dùng, như cam Quý Châu, chuối tiêu hồng Kim Động, gà Đông Tảo Khoái Châu, nhãn lồng Tiên Lữ, vải lai Phù Cừ, hoa quả cây cảnh Văn Giang,...
Đến thăm những vườn cây, ăn quả rộng hàng trăm héc-ta ở xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, với diện tích đất phù sa mầu mỡ nhất tỉnh Hưng Yên, chúng tôi được “tai nghe, mắt thấy” về tác dụng của đồng vốn tín dụng chính sách có ý nghĩa lớn lao đối với người nông dân nơi đây. Thời gian qua, các loại quả, như cam, quýt, thanh long, chuối tiêu hồng Nhuế Dương có thương hiệu được quảng bá rộng rãi và nhiều tư thương đã đến tận vườn, tận ruộng đặt mua. Hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách nơi đây đã sử dụng hiệu quả hơn 16 tỷ đồng vốn chính sách để đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Đến năm 2020, xã Nhuế Dương được mùa, được giá, thu về cả chục tỷ đồng tiền lãi. Tiêu biểu là gia đình chị Vương Thị Chính ở thôn 5, xã Nhuế Dương đã 2 lần được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện Khoái Châu cải tạo chân ruộng trũng thành vườn trồng bưởi da xanh, chuối tiêu hồng. Mỗi năm cung ứng từ 50 - 70 tấn sản phẩm bảo đảm chất lượng cho thị trường trong nước, xuất khẩu sang Malaysia, Nhật Bản.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhuế Dương Nguyễn Công Khanh cho biết: Thực tế nguồn vốn tín dụng chính sách như “chìa khóa vàng” mở cánh cửa cho địa phương phát triển kinh tế mạnh mẽ, giảm nghèo bền vững và về đích nông thôn mới trước thời gian quy định
Phát huy những kết quả được trong thực hiện chính sách giảm nghèo trong thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể cho giai đoạn 2020 - 2025; trong đó phấn đấu hết năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,6% hạn chế tái nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Để góp phần thực hiện chính sách này, NHCSXH tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, thực hiện tốt hơn Chỉ thị số 40, thông qua việc tập trung huy động mọi nguồn lực, thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có cả việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo hộ mới thoát nghèo, góp phần đắc lực cho công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, hướng tới những mùa xuân ấm no, tươi đẹp./.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng dự giao ban đầu xuân tại Ngân hàng Chính sách xã hội  (30/01/2020)
Điểm tựa đẩy nhanh tiến trình phát triển bền vững  (23/01/2020)
Đồng vốn nhân văn sâu nặng nghĩa tình trên đất Kon Tum  (31/12/2019)
Bước chuyển mạnh trong nỗ lực giảm nghèo  (31/12/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm