Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, đảng viên - giá trị hiện nay
21:58, ngày 24-04-2019
TCCSĐT - Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập nhiều vấn đề trọng yếu, cấp thiết, thường xuyên và lâu dài đối với đảng cầm quyền, trong đó có vấn đề kiểm soát quyền lực, để làm cho Đảng luôn giữ gìn được bản chất cách mạng, giữ được uy tín và thanh danh của đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Quan điểm đó không chỉ có giá trị lịch sử mà hiện nay vẫn giữ nguyên tính thời sự trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, trong vấn đề kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, đảng viên.
Khẳng định chủ thể quyền lực thuộc về nhân dân và cán bộ, đảng viên chỉ là người thay mặt nhân dân trong thực thi quyền lực
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa xuân năm 1930, đến mùa thu năm 1945, Đảng ta - “một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, vừa trở thành đảng cầm quyền, thực thi quyền lực chính trị trong bối cảnh đã có bộ máy quyền lực nhà nước thì một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng trong phương thức lãnh đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quan tâm là kiểm soát quyền lực, hay nói cách khác là kiểm soát quyền lực mà nhân dân đã ủy thác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực người dân trao là để bảo đảm thực thi quyền lợi của nhân dân, nhằm xây dựng Đảng liêm chính, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (tháng 10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, dưới chế độ mới, “bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại trong các Ủy ban nhân dân bây giờ”(1), và Người căn dặn: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”(2). Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã xác lập những nguyên tắc căn bản đầu tiên cho việc thực hiện một chính quyền “mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”, biểu hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa Đảng - Chính phủ với nhân dân, giữa người dân - chủ thể quyền lực với đội ngũ cán bộ, đảng viên - đối tượng được người dân ủy thác quyền lực để mưu cầu lợi ích cho quốc dân đồng bào.
Trước đòi hỏi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, để giữ vững địa vị cầm quyền, khẳng định năng lực lãnh đạo, xây dựng các giá trị của đảng cầm quyền thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên, để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm vấn đề kiểm soát quyền lực khi trao cho cán bộ, đảng viên của Đảng. Người chỉ rõ: “Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”(3). Quyền lực này là do Đảng hoặc Chính phủ, đoàn thể “ủy cho họ quyền lãnh đạo” mà có. Xét cho cùng, quyền lực đó cũng đều do nhân dân “ủy thác”.
Cán bộ là gốc của mọi công việc, nhưng Người cũng lo lắng khi trao quyền lực rồi, thì đội ngũ cán bộ ấy sử dụng quyền lực ra sao để kiến tạo nền dân chủ cộng hòa, xây dựng chế độ mới, mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì thế, việc nhận diện những căn bệnh trong sự tha hóa quyền lực để đi đến có phương pháp kiểm soát, ngăn chặn, bài trừ sự tha hóa quyền lực - đó là một phương lược cầm quyền của Đảng và là một nội dung quan trọng trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhận diện đúng những biểu hiện tha hóa quyền lực và cách chữa trị
Quyền lực luôn tác động ghê gớm đến khả năng phát triển của con người và tổ chức. Vì vậy, kiểm soát quyền lực luôn là trọng tâm của mọi nền chính trị dân chủ. Nhưng, làm thế nào để quyền lực chính trị của đảng cầm quyền được bảo đảm, quyền lực của cán bộ, đảng viên được dân trao, ủy quyền đáp ứng đòi hỏi của người dân, của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Đó là câu hỏi lớn cần có lời giải. Quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực đã góp phần đặc biệt quan trọng cho việc giải bài toán khó khăn, phức tạp đó của lịch sử.
Những vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập về kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, đảng viên có chức có quyền đều là những vấn đề nóng liên quan mật thiết đến vận mệnh của Đảng và của dân tộc. Theo Người: “Đảng ta là một đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội… không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng. Nhưng không vì thế mà kinh sợ. Ta đã thấy rõ những bệnh ấy thì ta tìm được cách chữa”(4). Như vậy, đối với Người, nhận diện đúng những biểu hiện tha hóa quyền lực và nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là một bước quan trọng để tìm ra những phương cách hữu hiệu trong kiểm soát quyền lực và phòng, chống tha hóa quyền lực.
Thực tế cho thấy, quyền lực có thể bị tha hóa bên cạnh tác động của nhân tố khách quan, thì còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chủ thể nắm quyền lực - đội ngũ cán bộ, đảng viên mang trong mình tư chất như thế nào. Là đại diện của dân, do dân cử ra, thừa ủy quyền của dân, nên đội ngũ cán bộ chỉ là “công bộc” của dân. Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự thân mà được nhân dân ủy quyền, giao quyền, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Vì vậy, nhân dân có quyền đòi hỏi và có nhu cầu tự nhiên, và tất nhiên là phải kiểm soát được quyền lực mà mình đã giao để làm sao cho quyền đó không bị biến dạng, không bị tha hóa, không bị lạm quyền, lộng quyền, khiến cho quyền lực đó phục vụ mình, trong phạm vi, khuôn khổ mà mình giao (Hiến pháp, pháp luật).
Trong điều kiện đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên không giữ được phẩm chất, bản lĩnh và ý chí dẫn đến lợi dụng chức quyền để trục lợi, lạm quyền, lộng quyền, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống cùng những tiêu cực khác. Người đã nghiêm khắc phê phán những cán bộ vừa mới nắm giữ chức quyền đã vác mặt quan cách mạng. Người không chỉ bắt đúng bệnh, đưa ra đúng phác đồ điều trị, mà còn kê các phương thuốc đặc trị chứng bệnh suy thoái, tha hóa quyền lực của cán bộ, đảng viên có chức có quyền.
Bệnh ham danh vọng, địa vị
Người khẳng định, Đảng ta là một đảng cách mạng, một đảng "vì dân, vì nước", “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải …, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”(5). Tuy nhiên, do sa vào chủ nghĩa cá nhân nên một bộ phận cán bộ, đảng viên mắc các chứng bệnh như: “ham danh vọng và địa vị”. Do mắc bệnh tham lam quyền lực, đã đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà “tự tư tự lợi”; dùng của công làm việc tư; Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình, từ đó làm hoen ố thanh danh và đánh mất bản chất Đảng.
Bệnh kiêu ngạo
Đó là căn bệnh khi cán bộ, đảng viên được tổ chức và nhân dân trao quyền lực, đã ham muốn địa vị, tìm cách phát tài, ra mặt anh hùng, tự cao tự đại. Không chỉ vậy, họ còn sa vào “óc lãnh tụ”, cho rằng “đánh được vài trận, hoặc làm được vài việc gì ở địa phương đã cho mình là tài giỏi lắm rồi, anh hùng lắm rồi, đáng làm lãnh tụ rồi”(6), từ đó ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng và của Chính phủ. Thế là họ kiêu ngạo, họ phá kỷ luật của Đảng, của Chính phủ.
Bệnh hiếu danh
Cán bộ, đảng viên mắc bệnh này thì luôn cho mình “là anh hùng, là vĩ đại”. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Những người đó chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ, chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chứ không ham công tác thiết thực.
Sự tha hóa quyền lực với những biểu hiện như trên của những “ông quan cách mạng” đều gây ra hậu quả xấu cho xã hội và ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của Đảng và Chính phủ. Do vậy, cần phải kiên quyết đấu tranh, nhằm hạn chế, đi đến bài trừ sự tha hóa của quyền lực, mặc dù, để bài trừ chúng là cả một cuộc đấu tranh vô cùng gian nan.
Những giải pháp căn cốt để kiểm soát và phòng, chống sự tha hóa quyền lực
Nhằm phòng, chống sự tha hóa quyền lực, khi quyền lực được nhân dân trao và ủy thác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều phương thức, nội dung, biện pháp cần tiến hành để giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Phương thuốc để chữa trị những căn bệnh của tha hóa quyền lực, được Người đưa ra là:
Thứ nhất, lựa chọn đúng cán bộ, đảng viên có đức, có tài để thay mặt nhân dân thực thi quyền lực
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, trước khi trao nhiệm vụ cho cán bộ, phải biết rõ cán bộ; phải cất nhắc cán bộ một cách đúng đắn; phải khéo dùng và phân phối cho đúng; phải giúp đỡ cán bộ và giữ gìn, bảo vệ cán bộ. Vì thế, trong công tác cán bộ, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm tới việc khéo dùng người, biết tùy tài mà dùng người, dùng người đúng lúc, đúng chỗ, đúng việc thì “tài nhỏ hóa ra tài to”.
Trước hết, phải lựa chọn những người biết đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Từ đó, lựa chọn đúng và kỹ càng những cán bộ đủ phẩm chất và năng lực trước khi trao quyền lực cho họ. Đồng thời, những cán bộ, đảng viên được tổ chức và nhân dân tin tưởng giao nắm giữ quyền lực nhà nước phải luôn tự tu rèn mình.
Thứ hai, đề cao vũ khí đấu tranh tự phê bình và phê bình
Vũ khí để phòng ngừa tha hóa quyền lực, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là luôn đẩy mạnh cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình. Người chỉ rõ: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”(7).
Phải giương cao vũ khí tự phê bình và phê bình - đó là chiếc chìa khóa để tạo nên sự đúng đắn của kiểm soát quyền lực. Vì thế, vũ khí tự phê bình và phê bình mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong quá trình lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta luôn có sức sống và giá trị vững bền.
Thứ ba, tăng cường việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực
Kiểm tra, giám sát, kiểm soát trong công việc lãnh đạo, quản lý nói chung và kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với đội ngũ cán bộ có chức quyền luôn giữ vai trò quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nếu khéo kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho việc lãnh đạo và cầm quyền đúng đắn.
Thứ tư, đề cao vai trò của nhân dân trong giám sát, kiểm soát quyền lực
Để việc thực hành một cơ chế kiểm soát quyền lực được hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải dựa chắc vào nhân dân để giám sát và kiểm soát quyền lực. Nhân dân giữ vai trò là chủ thể quyết định việc thiết kế, tổ chức và xác định cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Phương pháp kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa tha hóa quyền lực là phải dựa chắc vào quần chúng nhân dân, vì dân chúng luôn có nghìn tai mắt.
Thứ năm, kiên quyết trừng trị cán bộ, đảng viên đã tha hóa, biến chất, suy thoái
Với cá nhân cán bộ, đảng viên có chức có quyền, khi đã sa vào căn bệnh tha hóa quyền lực, thì cách chữa trị, một mặt phải dùng thái độ thân thiết, giúp họ tìm ra cái cớ vì sao sai lầm, nhưng cũng "hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng". Nếu với những cán bộ, đảng viên kiêu ngạo, công thần, vô kỷ luật, thì phải “mời các ông đó xuống công tác hạ tầng, khép họ vào kỷ luật, để chữa tính kiêu ngạo, thói quan liêu cho họ và để giữ vững kỷ luật của Đảng và của Chính phủ”(8). Cao hơn, nếu đã vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước, cần nghiêm trị. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh bác đơn xin ân giảm án tử hình của Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu trong kháng chiến chống thực dân Pháp, được coi là điển hình của tinh thần “thượng tôn” pháp luật, thực sự có sức mạnh răn đe đối với những cán bộ, đảng viên có chức có quyền thoái hóa, biến chất, tha hóa quyền lực.
Giá trị tham chiếu hiện nay
Những vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập về việc kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, đảng viên đều là những vấn đề liên quan mật thiết đến vận mệnh của Đảng và của dân tộc. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử, lớp lớp các thế hệ cán bộ, đảng viên có đức, có tài của Đảng được nhân dân tin tưởng ủy thác quyền lực, đã mật thiết gắn bó với nhân dân, trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí cách mạng, về sự tận tụy hy sinh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nếu trước đây, hình ảnh người cán bộ, đảng viên luôn là hình ảnh cao quý, không chút bụi mờ, thì giờ đây một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tha hóa, biến chất, trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”, làm hoen ố hình ảnh, thanh danh cao quý bấy lâu của người cán bộ cách mạng, gây bức xúc và lo âu trong toàn Đảng, toàn dân.
Trong ba nhóm biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII xác định, dễ nhận thấy nhiều biểu hiện suy thoái, tha hóa quyền lực.
Sự tha hóa quyền lực hiện nay diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức, và có thể thấy rõ trong công tác cán bộ. Đó là hiện tượng “hậu duệ, quan hệ” trong tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm “thần tốc” người nhà hơn người tài, gây ra hiện trạng “sếp nhiều hơn nhân viên” trong bộ máy, hay “cả họ làm quan”. Không chỉ vậy, bệnh tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm đã trở thành một thứ quyền lực tha hóa, phản phát triển và băng hoại các giá trị đạo đức.
Điều hết sức nguy hại của bệnh tha hóa quyền lực là nó xảy ra ở một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức quyền, nắm giữ vị trí then chốt trong huyết mạch của nền kinh tế đất nước. Không ít người trong số cán bộ đã tha hóa quyền lực không phải vì non kém trình độ, mà đã từng trải về chính trị, giàu kinh nghiệm thực tiễn nhưng đã bị những viên đạn “bọc đường” bắn gục, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm pháp luật, sa vào tham ô, tham nhũng,... Thực chất là họ đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, lợi dụng kẽ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật, kẽ hở của quản lý, tự tung tự tác, lạm dụng quyền lực trong cuộc đua chức quyền - danh lợi.
Trong cuộc đấu tranh để kiểm soát quyền lực bao giờ cũng đòi hỏi phải có dũng khí và quyết tâm chính trị cao. Cần xây dựng một hệ thống pháp luật của Nhà nước và các quy định của Đảng một cách đồng bộ, chặt chẽ và đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân và của bản thân cán bộ, đảng viên trong các tổ chức của hệ thống chính trị.
Từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực và phòng, chống sự tha hóa quyền lực đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng đã thể hiện ý chí, quyết tâm và phương pháp trong việc đặc trị căn bệnh tha hóa quyền lực và kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, đảng viên, quan trọng hơn là nhằm xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, sức chiến đấu cao, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực đức, thực tài và thực tâm, gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân. Đó cũng chính là mục đích sâu xa trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống sự tha hóa quyền lực.
Một đảng đã lãnh đạo dân tộc gần 90 năm, cầm quyền 73 năm, với sự dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, cầm quyền, Đảng ta có đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, trong đó, có việc sử dụng đúng quyền lực, có cơ chế hữu hiệu kiểm soát quyền lực và phòng, chống sự tha hóa quyền lực. Xét ở góc độ văn hóa, đó không chỉ là một quyết tâm chính trị cao, một phương lược cầm quyền của Đảng, mà còn là biểu hiện của một đảng “đạo đức và văn minh” trong vấn đề thực thi quyền lực chính trị, đó cũng là văn hóa đảng, văn hóa chính trị của đảng cầm quyền./.
--------------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 4, tr. 22
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 4, tr. 64 - 65
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 6, tr. 127
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 301 - 302
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 289
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 295
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 279
(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 326
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa xuân năm 1930, đến mùa thu năm 1945, Đảng ta - “một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, vừa trở thành đảng cầm quyền, thực thi quyền lực chính trị trong bối cảnh đã có bộ máy quyền lực nhà nước thì một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng trong phương thức lãnh đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quan tâm là kiểm soát quyền lực, hay nói cách khác là kiểm soát quyền lực mà nhân dân đã ủy thác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực người dân trao là để bảo đảm thực thi quyền lợi của nhân dân, nhằm xây dựng Đảng liêm chính, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (tháng 10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, dưới chế độ mới, “bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại trong các Ủy ban nhân dân bây giờ”(1), và Người căn dặn: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”(2). Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã xác lập những nguyên tắc căn bản đầu tiên cho việc thực hiện một chính quyền “mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”, biểu hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa Đảng - Chính phủ với nhân dân, giữa người dân - chủ thể quyền lực với đội ngũ cán bộ, đảng viên - đối tượng được người dân ủy thác quyền lực để mưu cầu lợi ích cho quốc dân đồng bào.
Trước đòi hỏi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, để giữ vững địa vị cầm quyền, khẳng định năng lực lãnh đạo, xây dựng các giá trị của đảng cầm quyền thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên, để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm vấn đề kiểm soát quyền lực khi trao cho cán bộ, đảng viên của Đảng. Người chỉ rõ: “Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”(3). Quyền lực này là do Đảng hoặc Chính phủ, đoàn thể “ủy cho họ quyền lãnh đạo” mà có. Xét cho cùng, quyền lực đó cũng đều do nhân dân “ủy thác”.
Cán bộ là gốc của mọi công việc, nhưng Người cũng lo lắng khi trao quyền lực rồi, thì đội ngũ cán bộ ấy sử dụng quyền lực ra sao để kiến tạo nền dân chủ cộng hòa, xây dựng chế độ mới, mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì thế, việc nhận diện những căn bệnh trong sự tha hóa quyền lực để đi đến có phương pháp kiểm soát, ngăn chặn, bài trừ sự tha hóa quyền lực - đó là một phương lược cầm quyền của Đảng và là một nội dung quan trọng trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhận diện đúng những biểu hiện tha hóa quyền lực và cách chữa trị
Quyền lực luôn tác động ghê gớm đến khả năng phát triển của con người và tổ chức. Vì vậy, kiểm soát quyền lực luôn là trọng tâm của mọi nền chính trị dân chủ. Nhưng, làm thế nào để quyền lực chính trị của đảng cầm quyền được bảo đảm, quyền lực của cán bộ, đảng viên được dân trao, ủy quyền đáp ứng đòi hỏi của người dân, của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Đó là câu hỏi lớn cần có lời giải. Quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực đã góp phần đặc biệt quan trọng cho việc giải bài toán khó khăn, phức tạp đó của lịch sử.
Những vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập về kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, đảng viên có chức có quyền đều là những vấn đề nóng liên quan mật thiết đến vận mệnh của Đảng và của dân tộc. Theo Người: “Đảng ta là một đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội… không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng. Nhưng không vì thế mà kinh sợ. Ta đã thấy rõ những bệnh ấy thì ta tìm được cách chữa”(4). Như vậy, đối với Người, nhận diện đúng những biểu hiện tha hóa quyền lực và nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là một bước quan trọng để tìm ra những phương cách hữu hiệu trong kiểm soát quyền lực và phòng, chống tha hóa quyền lực.
Thực tế cho thấy, quyền lực có thể bị tha hóa bên cạnh tác động của nhân tố khách quan, thì còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chủ thể nắm quyền lực - đội ngũ cán bộ, đảng viên mang trong mình tư chất như thế nào. Là đại diện của dân, do dân cử ra, thừa ủy quyền của dân, nên đội ngũ cán bộ chỉ là “công bộc” của dân. Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự thân mà được nhân dân ủy quyền, giao quyền, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Vì vậy, nhân dân có quyền đòi hỏi và có nhu cầu tự nhiên, và tất nhiên là phải kiểm soát được quyền lực mà mình đã giao để làm sao cho quyền đó không bị biến dạng, không bị tha hóa, không bị lạm quyền, lộng quyền, khiến cho quyền lực đó phục vụ mình, trong phạm vi, khuôn khổ mà mình giao (Hiến pháp, pháp luật).
Trong điều kiện đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên không giữ được phẩm chất, bản lĩnh và ý chí dẫn đến lợi dụng chức quyền để trục lợi, lạm quyền, lộng quyền, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống cùng những tiêu cực khác. Người đã nghiêm khắc phê phán những cán bộ vừa mới nắm giữ chức quyền đã vác mặt quan cách mạng. Người không chỉ bắt đúng bệnh, đưa ra đúng phác đồ điều trị, mà còn kê các phương thuốc đặc trị chứng bệnh suy thoái, tha hóa quyền lực của cán bộ, đảng viên có chức có quyền.
Bệnh ham danh vọng, địa vị
Người khẳng định, Đảng ta là một đảng cách mạng, một đảng "vì dân, vì nước", “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải …, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”(5). Tuy nhiên, do sa vào chủ nghĩa cá nhân nên một bộ phận cán bộ, đảng viên mắc các chứng bệnh như: “ham danh vọng và địa vị”. Do mắc bệnh tham lam quyền lực, đã đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà “tự tư tự lợi”; dùng của công làm việc tư; Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình, từ đó làm hoen ố thanh danh và đánh mất bản chất Đảng.
Bệnh kiêu ngạo
Đó là căn bệnh khi cán bộ, đảng viên được tổ chức và nhân dân trao quyền lực, đã ham muốn địa vị, tìm cách phát tài, ra mặt anh hùng, tự cao tự đại. Không chỉ vậy, họ còn sa vào “óc lãnh tụ”, cho rằng “đánh được vài trận, hoặc làm được vài việc gì ở địa phương đã cho mình là tài giỏi lắm rồi, anh hùng lắm rồi, đáng làm lãnh tụ rồi”(6), từ đó ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng và của Chính phủ. Thế là họ kiêu ngạo, họ phá kỷ luật của Đảng, của Chính phủ.
Bệnh hiếu danh
Cán bộ, đảng viên mắc bệnh này thì luôn cho mình “là anh hùng, là vĩ đại”. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Những người đó chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ, chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chứ không ham công tác thiết thực.
Sự tha hóa quyền lực với những biểu hiện như trên của những “ông quan cách mạng” đều gây ra hậu quả xấu cho xã hội và ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của Đảng và Chính phủ. Do vậy, cần phải kiên quyết đấu tranh, nhằm hạn chế, đi đến bài trừ sự tha hóa của quyền lực, mặc dù, để bài trừ chúng là cả một cuộc đấu tranh vô cùng gian nan.
Những giải pháp căn cốt để kiểm soát và phòng, chống sự tha hóa quyền lực
Nhằm phòng, chống sự tha hóa quyền lực, khi quyền lực được nhân dân trao và ủy thác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều phương thức, nội dung, biện pháp cần tiến hành để giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Phương thuốc để chữa trị những căn bệnh của tha hóa quyền lực, được Người đưa ra là:
Thứ nhất, lựa chọn đúng cán bộ, đảng viên có đức, có tài để thay mặt nhân dân thực thi quyền lực
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, trước khi trao nhiệm vụ cho cán bộ, phải biết rõ cán bộ; phải cất nhắc cán bộ một cách đúng đắn; phải khéo dùng và phân phối cho đúng; phải giúp đỡ cán bộ và giữ gìn, bảo vệ cán bộ. Vì thế, trong công tác cán bộ, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm tới việc khéo dùng người, biết tùy tài mà dùng người, dùng người đúng lúc, đúng chỗ, đúng việc thì “tài nhỏ hóa ra tài to”.
Trước hết, phải lựa chọn những người biết đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Từ đó, lựa chọn đúng và kỹ càng những cán bộ đủ phẩm chất và năng lực trước khi trao quyền lực cho họ. Đồng thời, những cán bộ, đảng viên được tổ chức và nhân dân tin tưởng giao nắm giữ quyền lực nhà nước phải luôn tự tu rèn mình.
Thứ hai, đề cao vũ khí đấu tranh tự phê bình và phê bình
Vũ khí để phòng ngừa tha hóa quyền lực, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là luôn đẩy mạnh cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình. Người chỉ rõ: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”(7).
Phải giương cao vũ khí tự phê bình và phê bình - đó là chiếc chìa khóa để tạo nên sự đúng đắn của kiểm soát quyền lực. Vì thế, vũ khí tự phê bình và phê bình mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong quá trình lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta luôn có sức sống và giá trị vững bền.
Thứ ba, tăng cường việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực
Kiểm tra, giám sát, kiểm soát trong công việc lãnh đạo, quản lý nói chung và kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với đội ngũ cán bộ có chức quyền luôn giữ vai trò quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nếu khéo kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho việc lãnh đạo và cầm quyền đúng đắn.
Thứ tư, đề cao vai trò của nhân dân trong giám sát, kiểm soát quyền lực
Để việc thực hành một cơ chế kiểm soát quyền lực được hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải dựa chắc vào nhân dân để giám sát và kiểm soát quyền lực. Nhân dân giữ vai trò là chủ thể quyết định việc thiết kế, tổ chức và xác định cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Phương pháp kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa tha hóa quyền lực là phải dựa chắc vào quần chúng nhân dân, vì dân chúng luôn có nghìn tai mắt.
Thứ năm, kiên quyết trừng trị cán bộ, đảng viên đã tha hóa, biến chất, suy thoái
Với cá nhân cán bộ, đảng viên có chức có quyền, khi đã sa vào căn bệnh tha hóa quyền lực, thì cách chữa trị, một mặt phải dùng thái độ thân thiết, giúp họ tìm ra cái cớ vì sao sai lầm, nhưng cũng "hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng". Nếu với những cán bộ, đảng viên kiêu ngạo, công thần, vô kỷ luật, thì phải “mời các ông đó xuống công tác hạ tầng, khép họ vào kỷ luật, để chữa tính kiêu ngạo, thói quan liêu cho họ và để giữ vững kỷ luật của Đảng và của Chính phủ”(8). Cao hơn, nếu đã vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước, cần nghiêm trị. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh bác đơn xin ân giảm án tử hình của Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu trong kháng chiến chống thực dân Pháp, được coi là điển hình của tinh thần “thượng tôn” pháp luật, thực sự có sức mạnh răn đe đối với những cán bộ, đảng viên có chức có quyền thoái hóa, biến chất, tha hóa quyền lực.
Giá trị tham chiếu hiện nay
Những vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập về việc kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, đảng viên đều là những vấn đề liên quan mật thiết đến vận mệnh của Đảng và của dân tộc. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử, lớp lớp các thế hệ cán bộ, đảng viên có đức, có tài của Đảng được nhân dân tin tưởng ủy thác quyền lực, đã mật thiết gắn bó với nhân dân, trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí cách mạng, về sự tận tụy hy sinh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nếu trước đây, hình ảnh người cán bộ, đảng viên luôn là hình ảnh cao quý, không chút bụi mờ, thì giờ đây một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tha hóa, biến chất, trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”, làm hoen ố hình ảnh, thanh danh cao quý bấy lâu của người cán bộ cách mạng, gây bức xúc và lo âu trong toàn Đảng, toàn dân.
Trong ba nhóm biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII xác định, dễ nhận thấy nhiều biểu hiện suy thoái, tha hóa quyền lực.
Sự tha hóa quyền lực hiện nay diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức, và có thể thấy rõ trong công tác cán bộ. Đó là hiện tượng “hậu duệ, quan hệ” trong tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm “thần tốc” người nhà hơn người tài, gây ra hiện trạng “sếp nhiều hơn nhân viên” trong bộ máy, hay “cả họ làm quan”. Không chỉ vậy, bệnh tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm đã trở thành một thứ quyền lực tha hóa, phản phát triển và băng hoại các giá trị đạo đức.
Điều hết sức nguy hại của bệnh tha hóa quyền lực là nó xảy ra ở một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức quyền, nắm giữ vị trí then chốt trong huyết mạch của nền kinh tế đất nước. Không ít người trong số cán bộ đã tha hóa quyền lực không phải vì non kém trình độ, mà đã từng trải về chính trị, giàu kinh nghiệm thực tiễn nhưng đã bị những viên đạn “bọc đường” bắn gục, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm pháp luật, sa vào tham ô, tham nhũng,... Thực chất là họ đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, lợi dụng kẽ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật, kẽ hở của quản lý, tự tung tự tác, lạm dụng quyền lực trong cuộc đua chức quyền - danh lợi.
Trong cuộc đấu tranh để kiểm soát quyền lực bao giờ cũng đòi hỏi phải có dũng khí và quyết tâm chính trị cao. Cần xây dựng một hệ thống pháp luật của Nhà nước và các quy định của Đảng một cách đồng bộ, chặt chẽ và đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân và của bản thân cán bộ, đảng viên trong các tổ chức của hệ thống chính trị.
Từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực và phòng, chống sự tha hóa quyền lực đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng đã thể hiện ý chí, quyết tâm và phương pháp trong việc đặc trị căn bệnh tha hóa quyền lực và kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, đảng viên, quan trọng hơn là nhằm xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, sức chiến đấu cao, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực đức, thực tài và thực tâm, gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân. Đó cũng chính là mục đích sâu xa trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống sự tha hóa quyền lực.
Một đảng đã lãnh đạo dân tộc gần 90 năm, cầm quyền 73 năm, với sự dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, cầm quyền, Đảng ta có đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, trong đó, có việc sử dụng đúng quyền lực, có cơ chế hữu hiệu kiểm soát quyền lực và phòng, chống sự tha hóa quyền lực. Xét ở góc độ văn hóa, đó không chỉ là một quyết tâm chính trị cao, một phương lược cầm quyền của Đảng, mà còn là biểu hiện của một đảng “đạo đức và văn minh” trong vấn đề thực thi quyền lực chính trị, đó cũng là văn hóa đảng, văn hóa chính trị của đảng cầm quyền./.
--------------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 4, tr. 22
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 4, tr. 64 - 65
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 6, tr. 127
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 301 - 302
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 289
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 295
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 279
(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr. 326
Đồng chí Lê Đức Anh - Vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc  (24/04/2019)
Đa dạng hóa phương thức hoạt động, phát huy sức mạnh của thanh niên  (24/04/2019)
Đoàn công tác các tiểu ban phục vụ Đại hội XIII của Đảng làm việc tại một số tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Đồng Nai  (23/04/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân  (23/04/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay