Lai Châu: Thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
TCCS - Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23-5-2018, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII "Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội", hai năm qua, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, bước đầu đưa chính sách bảo hiểm xã hội trở thành một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Nhiều hoạt động triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW
Để bảo hiểm xã hội thực sự trở thành trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng diện bao phủ, tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân, Tỉnh ủy Lai Châu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW sâu rộng, đồng bộ trong toàn tỉnh bằng hình thức hội nghị học tập trực tuyến đến cấp xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân. Theo đó, toàn tỉnh tổ chức được trên 1.800 hội nghị với gần 110.000 lượt người tham dự, tỷ lệ đảng viên tham gia học tập đạt trên 95%. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW vào điều kiện thực tế của địa phương, Tỉnh ủy Lai Châu ban hành Chương trình hành động số 30-CTr/TU, ngày 28-1-2019, về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; phân công, phân nhiệm cụ thể cho các ban, ngành chức năng triển khai thực hiện Nghị quyết, bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu đề ra; Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ động chỉ đạo, định hướng các cơ quan tư tưởng, văn hóa của tỉnh, hệ thống tuyên giáo các cấp tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tuyên truyền đa dạng, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng để người lao động thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề tích cực hưởng ứng, tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội. Duy trì việc tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh, biên tập thông tin chuyên đề, thông tin phục vụ lãnh đạo, thông tin nội bộ phục vụ sinh hoạt chi bộ định kỳ. Từ năm 2018 đến nay đã tổ chức 21 hội nghị báo cáo viên với 13.165 lượt người tham dự; biên tập và phát hành 22 số với 62.000 cuốn Thông tin nội bộ phục vụ sinh hoạt chi bộ; 21 số/2.820 bản Thông tin chuyên đề; 44 số/8.280 bản thông tin phục vụ lãnh đạo có lồng ghép nội dung thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách và kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của đất nước, của tỉnh...; kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, định hướng thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất trong toàn tỉnh.
Các cơ quan tư tưởng, văn hóa trong tỉnh chủ động ký kết chương trình phối hợp công tác tuyên truyền với Bảo hiểm xã hội tỉnh, tổ chức các hoạt động tuyên truyền theo thế mạnh của ngành, hướng trọng tâm về cơ sở, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền hằng tháng, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội trên các số báo, chương trình phát thanh - truyền hình; duy trì thường xuyên các chuyên mục: “Phổ biến giáo dục pháp luật”, “Thông tin chính sách”, “Đối thoại chính sách”; đồng thời biên dịch tuyên truyền trên chương trình phát thanh - truyền hình tiếng dân tộc (Thái, Mông, Dao, Hà Nhì), báo dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao. Các ngành, địa phương lồng ghép thông tin tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử, các ấn phẩm mang tính báo chí,... góp phần nhanh chóng đưa Nghị quyết số 28-NQ/TW vào cuộc sống, thực sự phát huy hiệu quả. Hệ thống tuyên giáo các cấp chủ động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội ở các địa phương tổ chức hội nghị báo cáo viên, lớp tập huấn nhằm cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.
Xác định cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ “then chốt” nhằm đạt được mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội đến toàn dân, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lai Châu đã chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng đội ngũ với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tinh gọn, hiệu quả thông qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng. Từ năm 2018 đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lai Châu đã chủ trì, phối hợp tổ chức 89 lớp tập huấn, hướng dẫn thực hiện rà soát, điều tra, khai thác đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự đóng qua nhà trường, đại lý thu. Thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp, trọng tâm là mở rộng đối tượng tham gia; tăng thu, giảm nợ; hướng dẫn, thực hiện xử lý nghiệp vụ trên phần mềm quản lý; rà soát các thủ tục hành chính, công bố công khai danh mục thủ tục hành chính mới trên website Bảo hiểm xã hội tỉnh; triển khai phần mềm tra cứu thủ tục hành chính tại phòng tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính; duy trì tốt việc thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các tổ chức cá nhân về các nội dung liên quan đến chế độ, chính sách, thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thông qua số điện thoại đường dây nóng và bộ phận tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức các hội nghị đối thoại chính sách, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, biên giới, đối tượng học sinh, sinh viên đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội - một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhất là đối với một tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn như Lai Châu.
Những kết quả đạt được
Nhờ triển khai đồng bộ, toàn diện Nghị quyết số 28-NQ/TW, nên ý thức, trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh được nâng lên, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Tính đến hết tháng 12-2019, toàn tỉnh Lai Châu có 32.170 người tham gia, trong đó có 30.161 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đạt 99,8% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao; trên 2.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt 103% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao; 23.600 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đạt 99,5% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao, chiếm hơn 9% lực lượng lao động trong tỉnh; trên 441.000 người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 96% số dân toàn tỉnh, đạt 101% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lai Châu còn 28 danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với từng đơn vị giảm còn 49 giờ/năm. Tất cả các lĩnh vực quản lý đều được ứng dụng công nghệ thông tin, đã triển khai phần mềm tra cứu thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trên 80% đơn vị trong tỉnh thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; 20% số đơn vị triển khai giao dịch điện tử trong giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Các chính sách mới về bảo hiểm xã hội kịp thời được “phủ sóng” đến những địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới; một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn cũng đã được tiếp cận với các loại hình bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội. Những kết quả đạt được bước đầu khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, góp phần mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân.
Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và nắm tình hình thực tế tại các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, như: Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW chưa hiệu quả; sự phối hợp liên thông, liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan chức năng trong quản lý số doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động đang làm việc thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế có thời điểm chưa thực sự chặt chẽ; việc thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử cho công dân và cập nhật dữ liệu vào hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch ở một số xã chưa kịp thời. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp ở một số địa bàn chưa đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Một bộ phận nhân dân đời sống còn nhiều khó khăn chưa thực sự có nhu cầu tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội; chưa tiếp cận được công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của một số chủ doanh nghiệp, người dân còn hạn chế nên ảnh hưởng đến kết quả mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế....
Một số giải pháp thời gian tới
Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thấy rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Hai là, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW. Ngành bảo hiểm xã hội tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với ban tuyên giáo các cấp, các ngành chức năng trong công tác chỉ đạo, định hướng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tạo sự thống nhất, liên tục, đồng bộ, hiệu quả.
Ba là, tiếp tục thực hiện rà soát thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tốt công tác tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội.
Bốn là, tăng cường đổi mới nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyên truyền theo hướng đồng bộ, bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, tăng sức thuyết phục, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng cụ thể; nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ để tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về bảo hiểm xã hội...
Năm là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội các cấp. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền miệng ở cơ sở. Kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng những điển hình tiến tiến, những cách làm hay, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW và các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội./.
Điểm sáng trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tỉnh Lai Châu  (01/04/2020)
Tỉnh Lai Châu đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh vùng biên giới  (01/04/2020)
Bước chuyển lớn trong tín dụng chính sách xã hội ở Lai Châu  (28/12/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam