Quốc ẩm Việt Trà” trên hành trình di sản văn hóa phi vật thể
TCCS - Tại Hội nghị Ban chấp hành liên hiệp các hội UNESCO thế giới lần thứ 43, và Hội nghị quốc tế “vai trò và đóng góp của phong trào UNESCO đối với công nghiệp văn hóa” được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Ủy viên Liên hiệp các hội UNESCO thế giới cho rằng, văn hóa trà Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để được vinh danh là văn hóa phi vật thể thế giới.
“Quốc Ẩm Việt Trà”
Việt Nam có nền văn hóa trà gắn bó song hành với nền nông nghiệp lúa nước. Cây trà ban đầu được xem như thảo mộc có công dụng chữa bệnh, giải độc, lâu dần trở thành thức uống thường xuyên của người Việt. Mật độ trà Việt Nam phủ đều từ các tỉnh, thành phố phía Bắc, với hàng nghìn cây trà cổ thụ hơn 500 năm, đến các tỉnh, thành phố phía Nam với nhiều giống trà ngon và quý. Ở Việt Nam, tinh thần trà Việt gắn liền với lịch sử của đất nước. Tính dung hợp của người Việt tạo nên sự phong phú trong việc thưởng trà, từ sự chân phương, giản đơn nhất đến sự cầu kỳ, phức tạp.
Văn hóa trà Việt Nam thể hiện phong phú, đa dạng trong thống nhất của bản sắc dân tộc Việt. Sự đa dạng của các kiểu thức trong thưởng trà của người Việt được thể hiện qua ngũ thức Việt trà. Mộc thức: Là kiểu uống trà phổ biến của người Việt khi không quá đặt nặng tính cầu kì của việc thưởng trà. Văn thức: Là cách thức thưởng trà ở mức độ cầu kỳ. Kiểu thức này đòi hỏi người thưởng trà có sự am hiểu nhất định về trà, từ cung cách uống cho đến loại trà uống. Ngự thức: Là cách thưởng trà cung đình dành cho những bậc vua chúa, hoàng tộc khi xưa. Tĩnh thức: Là cách thức thưởng trà hướng đến sự an tĩnh, giàu tính chiêm nghiệm. Thư thức: Là thưởng trà kết hợp với việc đọc sách, thưởng lãm nghệ thuật làm phong phú trí tuệ và tâm hồn người Việt.
Văn hóa Trà Việt - hành trình trở thành văn hóa phi vật thể
Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Ủy viên Liên hiệp các hội UNESCO thế giới Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ: “Có thể nói, văn hóa trà là một nét văn hóa hết sức tinh tế, gắn liền với đời sống và truyền thống văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, để được UNESCO công nhận, chúng ta phải xây dựng luận chứng khoa học, chứng minh được rằng văn hóa trà có nét độc đáo, đa dạng và giàu bản sắc. Đây là nhiệm vụ chúng ta phải làm. Nếu UNESCO công nhận văn hóa trà là văn hóa phi vật thể, sẽ là điều vinh dự cho trà của Việt Nam. Tôi tin là chúng ta có đủ điều kiện, đủ yếu tố khoa học, yếu tố văn hóa để chứng minh được điều đó. Văn hóa trà của Việt Nam sớm hay muộn cũng được các bạn quốc tế đề cao, ngưỡng mộ và sẽ được UNESCO quan tâm, đưa vào xem xét là di sản văn hóa phi vật thể. Để văn hóa trà Việt Nam vươn ra thế giới, không riêng gì UNESCO Việt Nam mà đây là nhiệm vụ của rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Về phía mình, chúng tôi sẽ kêu gọi các cơ quan liên quan đến xây dựng thẩm định hồ sơ, đề trình UNESCO công nhận văn hóa trà Việt Nam là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể".
Theo trà nhân Phạm Công Tuấn Hạ, đại diện thương hiệu trà Đôi Dép, “khi nói về bản sắc văn hóa trà Việt, chúng ta sẽ thấy được chiều sâu của bản sắc di sản văn hóa Việt Nam. Với một nền văn hóa trà lâu đời, mong rằng UNESCO quan tâm hơn trong việc đánh giá toàn bộ nền văn hóa trà, từ đó ghi nhận tính đa dạng mang bản sắc trà Việt”.
Đại diện Liên hiệp các hội UNESCO Trung Quốc Dạ Nguyệt Lan cho biết, đến tham dự Hội nghị quốc tế UNESCO năm nay, bà cảm thấy rất bất ngờ về việc được thưởng trà trong không gian văn hóa Trà , đồng thời được thưởng thức tiết mục nghệ thuật giàu văn hóa từ các trà nương đẹp mắt, nghệ thuật và ý nghĩa. Điều đó khiến các đại biểu tham dự hội nghị ngỡ ngàng về một nét văn hóa đẹp và đặc trưng của Việt Nam. Vào năm 2023, Trung Quốc cũng được tổ chức UNESCO vinh danh Cảnh quan văn hóa rừng trà cổ trên núi Cảnh Mại ở Phổ Nhĩ là di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. Bởi vậy, bà Lan cho rằng, nếu văn hóa trà của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, chắc chắn sẽ có thêm một di sản nữa được bảo vệ được phát triển sâu, rộng hơn cho thế hệ mai sau.
Người Tiên phong trên hành trình di sản
Thương hiệu Đôi Dép đã dày công nghiên cứu về bản sắc văn hóa trà Việt Nam, đồng thời đưa trà đi đến nhiều hơn với các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước. Năm 2023, trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, thương hiệu Đôi Dép đã đồng hành với sở Ngoại vụ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công sự kiện “CEO 100 Tea Connect”, đưa ra một phương thức ngoại giao mới là “Tea Connect”. Đôi Dép cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được vinh dự tham gia World Tea Expo 2024 tại Mỹ.
Tại Lễ giỗ Tổ Vua Hùng tổ chức ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, thương hiệu Đôi Dép cùng Ban Tổ chức dâng “Quốc ẩm Việt trà” lên Vua Hùng cùng các vị tiền nhân. Đặc biệt tại Lễ hội văn hóa Việt Nam – Nhật Bản diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, lần đầu tiên Trà Việt Nam được xứng danh cùng trà đạo Nhật Bản qua chương trình Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam.
Tại Hội nghị Ban chấp hành liên hiệp các hội UNESCO thế giới lần thứ 43, Thương hiệu Đôi Dép đã vinh dự được UNESCO trao chứng nhận “Người tiên phong trên hành trình di sản”./.
Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới  (24/01/2024)
Công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ ba  (29/10/2023)
Gắn kết du lịch Hà Nội với xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo  (05/11/2020)
Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay  (20/08/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm