Mục lục Hồ sơ sự kiện số 134 (24-9-2010)
- Các tổ chức tài chính quốc tế
Với những “phương châm” được đặt ra từ những ngày đầu thành lập, có vẻ như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hệ thống các Ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB) là những tổ chức chuyên giúp đỡ các nước nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động của những tổ chức này cho thấy, có một vấn đề lớn nổi lên: Cho vay tiền, đồng thời kèm theo những chính sách và điều kiện bắt buộc các nước đi vay phải thực hiện. Theo các nhà phân tích, những điều kiện đó hoàn toàn không thích hợp.
*** Vấn đề và bình luận
Dương Trí - Các “đại gia” thẩm định tài chính quốc tế: Cháy nhà ra mặt chuột
Các công ty thẩm định tài chính hàng đầu thế giới như Standard & Poors, Moodys, Fitch, vốn được coi là những “tòa tháp ngà” của Phố Wall. Những lời “tiên tri” của ba “đại gia” trong làng thẩm định tài chính quốc tế này luôn được giới đầu tư tin tưởng gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, niềm tin này đang bị lung lay nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hiện nay đã phơi bày nhiều yếu điểm của những tổ chức này.
Minh Nhật - Châu Phi trong vòng tay định chế tài chính quốc tế
Được hỗ trợ về tài chính, châu Phi đạt được sự tăng trưởng nhanh, nhưng sự thịnh vượng lại đến với các tập đoàn đa quốc gia nhiều hơn. Hiện châu Phi không cam chịu, họ cần vay tiền và cần được đối thoại để sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất.
Tiểu Minh - Giới đầu tư quốc tế và vấn đề an ninh lương thực toàn cầu
Nắm trong tay một lượng tiền đủ để nhấn chìm mọi thị trường hàng hoá, giới đầu tư quốc tế đã kiếm lời bằng cách “lướt sóng” trên thị trường lương thực thế giới khiến một tỉ người có nguy cơ bị đói.
Nguyễn Sơn - “Hổ giữa bầy dê”
Giới đầu cơ tài chính quốc tế tạo sóng dữ khiến các nền kinh tế mới nổi tròng trành để kiếm lợi. Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, các chính phủ cũng đã bắt đầu biết cách chống chọi với những “con hổ tài chính” tham lam và tàn độc này.
Phạm Nhẫn - Vai trò mới trong trật tự mới
Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới từ hơn hai năm nay, đã làm sôi động cuộc tranh luận trên thế giới về trật tự tài chính thế giới mới. Cuộc thảo luận ấy chưa đến hồi kết và hình hài của trật tự tài chính thế giới mới chưa được phác họa đầy đủ. Nhưng điều chắc chắn là, trong trật tự tài chính thế giới mới, các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế vẫn có chỗ đứng và có vai trò quan trọng không nhỏ.
*** Bên lề sự kiện
Lê Chí Dũng - IMF - người hùng bất khả chiến bại
Quốc gia có lúc thịnh lúc suy, kinh tế thế giới có lúc tăng, lúc giảm, nhưng người luôn chiến thắng trong việc định ra “các luật chơi” là người nắm ngân quỹ thế giới - IMF.
Trần Long - Alan Greenspan: Tượng đài thị trường tự do sụp đổ
Alan Greenspan được ghi công đầu trong việc đưa kinh tế Mỹ phát triển suốt 18 năm. Khi khủng hoảng xảy ra, ông cũng ghi công đầu trong việc dẹp bỏ học thuyết thị trường hoàn toàn tự do, bằng cách thừa nhận sai lầm của mình trước quốc hội.
Vũ Văn Hùng - Cách tiếp cận chống đói nghèo mới của Ngân hàng thế giới
Theo hướng tiếp cận chống đói nghèo mới, sẽ hạn chế được sự trả giá về xã hội, môi trường - một hệ lụy thường đi kèm với việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế.
Hạnh Dung - Thần kỳ Trung Quốc - đằng sau những con số
Cuối quý II năm 2010, cả thể giới không khỏi ngạc nhiên khi Trung Quốc công bố số liệu thống kê, GDP nước này đã vượt Nhật Bản lên đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Tin này được tung ra đúng vào lúc đất nước Trung Hoa long trọng kỷ niệm 30 năm ngày thử nghiệm 4 đặc khu kinh tế gây tranh cãi một thời trong đảng, đồng thời công cuộc cải cách, mở cửa cũng trong 30 năm, cũng đã thu được những thành tựu xán lạn.
Chiến Thắng - WB và IMF trong cuộc chiến chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố
Đối phó với mối quan ngại ngày càng tăng do các hoạt động rửa tiền gây ra, cộng đồng quốc tế đã hành động trên nhiều mặt trận. Dù sứ mệnh WB và IMF là khác nhau, song hai tổ chức này cũng vào cuộc một cách mạnh mẽ. Bởi đơn giản, hai ông lớn này đều có các mục đích về chống rửa tiền và để đạt được mục đích trên, họ đã cùng hợp tác bằng tất cả những nỗ lực
*** Kinh tế và hội nhập
Hoàng Tuấn - Ngành đóng tàu thế giới vượt qua khủng hoảng
Chính phủ mỗi nước phải hỗ trợ ngành đóng tàu trên khía cạnh đổi mới công nghệ, bảo vệ việc làm, chứ không rót tiền để nhà máy đưa ra giá đóng tàu thấp, gây bất ổn cho thị trường.
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Tuấn Anh - Mỹ - EU: Vẫn còn băng giá
Châu Âu hy vọng Tổng thống Mỹ B.Obama sẽ đưa quan hệ Mỹ - EU nồng ấm trở lại sau thời gian băng giá dưới thời G.Bush. Tuy nhiên, hy vọng đó đã không trở thành hiện thực.
Hương Ly - Liệu Nga có thể gia nhập NATO?
Trong hai ngày 9-9 và 10-9-2010, tại thành phố Yaroslav cổ kính và tráng lệ của nước Nga, đã diễn ra Diễn đàn chính trị quốc tế năm 2010 dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Tại đây, Igor Yugens, Giám đốc Viện phát triển hiện đại của Nga, đã đọc báo cáo tham luận mang tựa đề “Triển vọng phát triển quan hệ Nga-NATO”, trong đó ông đưa ra kịch bản Nga gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Ngay lập tức, đề xuất này gây nên nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.
Lý Mạc Phù - Vạch áo cho người xem lưng
Trong lịch sử từ trước tới nay, không phải hội nghị cấp cao nào của EU cũng đều thành công, nhưng rất hiếm thấy một hội nghị thất bại đến mức thê thảm như Hội nghị cấp cao mới rồi của EU ở Brussel. Vấn đề không phải là EU không đạt được sự nhất trí về những chuyện lớn cần có sự nhất trí; cũng chẳng phải chủ đề đưa ra để bàn ở hội nghị này quá tầm với đối với EU. Vấn đề chính là ở chỗ, Hội nghị cấp cao này bộc lộ diện mạo và thực trạng nội bộ trái ngược hoàn toàn với những gì mà EU lâu nay vẫn lớn tiếng ngợi ca là những giá trị và thành tựu của riêng EU.
Hương Quỳnh - Lật lại hồ sơ vụ ám sát hụt Thủ tướng Chu Ân Lai
Kỳ cuối: Thoát chết trong gang tấc
Ngày 3-4-1955, Bộ Công an Trung Quốc nhận được công điện khẩn của Sở Công an tỉnh Quảng Đông cho biết, Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) và Quốc dân Đảng đã nắm bắt được kế hoạch của đoàn đại biểu Trung Quốc và có thể sẽ ra tay hành động.
*** Văn hóa - xã hội
Thu Hà - Nền giáo dục nhiều “lỗ hổng” cản bước Brazil?
Với lợi thế dầu mỏ, thực phẩm và nguyên liệu thô, Brazil được xem là một trong những nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Tuy nhiên, so với các nước trên, nền giáo dục của Brazil lại không thể sánh bằng.
Thanh Tú - Nhức nhối nạn xâm hại tình dục ở Congo
Theo Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, chỉ tính riêng năm 2009, số người bị xâm hại tình dục còn sống sót ở Congo đã là 18.000 người, trong đó gần 12.000 người cần điều trị y tế khẩn cấp. Cuộc nội chiến suốt hơn chục năm qua diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã biến nơi đây trở thành địa ngục trần gian với hàng nghìn phụ nữ.
*** Văn học - nghệ thuật
Minh Hoàng - Hollywood đang trong cơn suy thoái kéo dài?
Nỗ lực vượt khỏi vòng xoáy suy thoái kinh tế của Hollywood được thể hiện qua sự tăng trưởng của ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ vào đầu năm nay. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó chỉ là nhích lên chút ít so với năm trước nhờ giá vé xem phim tăng lên và sự phát triển của dòng phim 3D (phim ba chiều). Thống kê từ các phòng vé ở Mỹ cho thấy, trong bốn tháng qua, số người tới rạp xem phim là 552 triệu lượt người, thấp nhất so với bất cứ mùa hè nào kể từ mùa hè năm 1998. Kinh đô điện ảnh của thế giới vẫn đang nằm trong cơn suy thoái thật sự của chính nó.
*** Nhân vật với lịch sử
Mai Thanh - Henry Paulson và “mối thâm tình” giữa các tập đoàn tài chính - chính quyền Mỹ.
Bỏ mức lương 38 triệu USD tại Tập đoàn tài chính Goldman Sachs để về làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ với mức lương 200.000 USD, Henry Paulson là một ví dụ sinh động minh chứng cho “mối thâm tình” giữa các tập đoàn tài chính và chính quyền Mỹ.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt trên 7,5 tỉ USD  (24/09/2010)
Công bố 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn  (24/09/2010)
Chủ tịch nước dự phiên khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc  (24/09/2010)
Ban Ðối ngoại Trung ương, tỉnh Hà Giang tổ chức Ðại hội thi đua yêu nước  (24/09/2010)
Bổ sung ủy viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin  (23/09/2010)
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: đôi điều cần cải tiến  (23/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên