20 năm Ngày Biên phòng toàn dân và bốn nhiệm vụ trọng tâm
14:29, ngày 23-02-2009
Sáng 23-2, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến và sơ kết 20 năm thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân".
Ra đời từ Quyết định 16/HĐBT ngày 22-2-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), 20 năm qua, Ngày Biên phòng toàn dân đã thực sự phát huy được sức mạnh của cả nước vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới góp phần giữ vững lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong nhiều thành tựu, việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới là một trong những hoạt động có hiệu quả, tạo chuyển biến cơ bản: xóa đói giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh vùng biên giới, biển đảo, xây dựng kết cấu hạ tầng, củng cố cơ sở chính trị, từng bước xây dựng địa bàn trong sạch, vững mạnh.
Điển hình là các phong trào: Đưa cán bộ biên phòng tăng cường về các xã đặc biệt khó khăn; "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; Chương trình chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đã giúp hàng vạn người mù chữ và trẻ em thất học được đến trường, trong đó có cả cán bộ thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Chương trình Quân - dân y kết hợp đã chăm sóc tốt hơn về sức khỏe cho nhân dân, phát hiện và ngăn chặn nhiều đợt dịch bệnh.
Đặc biệt đến nay đã cơ bản phủ được sóng phát tranh, truyền hình đến các vùng trọng điểm trong dân cư. Những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhờ đó được phổ biến thường xuyên tới tận thôn, bản.
Từ Ngày Biên phòng toàn dân đã xuất hiện các phong trào quần chúng tiêu biểu như: Phong trào "Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc biên giới và an ninh trật tự xóm, bản biên giới" ở Cao Bằng, Quảng Trị. Phong trào "Tàu thuyền, bến bãi an toàn" ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Thuận, Kiên Giang; "Thanh niên xung kích bảo vệ đường biên" ở Lào Cai, Hà Tĩnh; "Phụ nữ vì biên giới" ở Quảng Bình, Thanh Hóa, Đắc Nông; "Già làng, trưởng bản" ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đắc Nông...
Trong lĩnh vực đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, các địa phương, đơn vị phát huy sức mạnh của quần chúng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh đẩy lùi các hoạt động xâm canh, xâm cư, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, không để xảy ra các vụ việc gây căng thẳng trên biên giới; thực hiện tốt hiệp định, quy chế biên giới, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt - Trung, Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt - Lào....
Tại Hội nghị sơ kết 20 năm thực hiện ngày Biên phòng toàn dân, Phó thủ tướng Chính Phủ Trương Vĩnh Trọng thay mặt Đảng và Nhà nước hoan nghênh và đánh giá cao những kết quả, thành tích và quân và dân cả nước đã đạt được trong 20 năm qua.
Phó Thủ tướng chỉ rõ tồn tại cần rút kinh nghiệm là một số bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể xã hội chưa quán triệt Chỉ thị của Chính phủ, thiếu biện pháp cụ thể để tạo ra phong trào sâu rộng cũng như trong phối hợp Bộ đội Biên phòng và các địa phương có biên giới tổ chức thực hiện "Ngày biên phòng toàn dân".
Phó Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo trong thời gian tới:
Một là phải nhận thức sâu sắc quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới với việc bảo vệ và giữ vững chủ quyền, anh ninh quốc gia trong mọi tình huống
Hai là, tiếp tục củng cố xây dựng cơ sở chính trị ở các xã, phường biên giới, hải đảo trong sạch, vững mạnh đủ khả năng lãnh đạo địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị và tích cực tham gia xây dựng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc.
Ba là, ưu tiên nguồn nhân lực, nguồn vốn để thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói, giảm nghèo đối với các xã, phường, biên giới, hải đảo. Năm 2009 và 2010, Chính phú sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt Chương trình xóa đói giảm nghèo ở 1.644 xã nghèo trong cả nước
Bốn là, tiếp tục phối hợp, chỉ đạo thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân" gắn với nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" tạo nhiều phong trào, mô hình tiên tiến trên địa bàn biên giới. Phấn đấu "Ngày Biên phòng toàn dân" trở thành phong trào sâu rộng của toàn dân vì đồng bào, chiến sĩ biên giới./.
Công tác vận động quần chúng và củng cố hệ thống chính trị ở vùng có đạo tỉnh Bình Phước  (21/02/2009)
Tình hình thế giới năm 2009 sẽ phụ thuộc vào những sự kiện lớn nào?  (21/02/2009)
Việt Nam - dấu ấn của sự đổi mới  (21/02/2009)
Hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa  (20/02/2009)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay