Ninh Bình: Định dạng bản sắc gắn với xây dựng thương hiệu địa phương
TCCS - Ngày 25-8-2023, tại Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương”.
Dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS, TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; TS Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Các đại biểu Trung ương: PGS, TS Thượng tướng Bùi Văn Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Nguyễn Văn Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Cùng dự có đại diện các bộ, ngành: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản; các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh.
Về phía tỉnh Ninh Bình, có các đồng chí: Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; TS Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Ninh Bình.
Hội thảo nhằm đánh giá, định dạng, xác định các giá trị bản sắc riêng có của Ninh Bình, từ đó làm cơ sở cho lựa chọn, quy chuẩn hóa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu mang giá trị độc đáo, khác biệt của địa phương có tầm ảnh hưởng vùng, quốc gia, quốc tế; đồng thời, tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tác nhằm xây dựng thương hiệu địa phương, nâng tầm vị thế và giá trị tổng hợp của vùng đất, văn hóa - lịch sử, con người Ninh Bình. Qua đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh trong bối cảnh mới.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo TS Phan Chí Hiếu đề nghị, các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, cho ý kiến chuyên sâu về tuyến vấn đề có tính trọng tâm gồm: Các luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm nhận diện, định dạng cụ thể giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, lợi thế riêng có của tỉnh; trao đổi, thảo luận về việc xây dựng, quảng bá thương hiệu dựa trên giá trị bản sắc di sản văn hóa và thiên nhiên tỉnh Ninh Bình sau 30 năm tái lập tỉnh; làm thế nào để tạo được nguồn vốn bền vững cho bảo tồn các giá trị bản sắc di sản; đưa ra vấn đề gợi mở để địa phương giải được bài toán hài hòa giữa câu chuyện bảo tồn và phát triển; đánh giá bối cảnh quốc tế, tình hình trong nước, tình hình phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tác động tới Ninh Bình, cả những thách thức và "thời cơ vàng" cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hội thảo gồm 3 phiên tham luận chuyên đề: Báo cáo chung và báo cáo chuyên đề, báo cáo bổ sung, báo cáo những khía cạnh chuyên biệt. Hội thảo có phiên tham luận giữa lãnh đạo địa phương - chuyên gia - nhà khoa học - doanh nghiệp về các vấn đề liên quan để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Ninh Bình nhằm xây dựng chiến lược thương hiệu mới cho tỉnh trở thành đô thị đáng sống, đáng làm ăn và yên tâm đầu tư.
* Tại phiên thứ nhất, các nhà khoa học đã tham luận với các nội dung: Góp phần định vị bản sắc văn hóa Ninh Bình từ phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển bền vững; giá trị các địa danh, danh nhân lịch sử, lễ hội trong xây dựng thương hiệu địa phương tỉnh Ninh Bình; mô hình giá trị bản sắc cho thương hiệu tỉnh Ninh Bình; giá trị danh hiệu UNESCO trong xây dựng thương hiệu Ninh Bình...
* Tại phiên thứ hai, các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận bàn tròn, với các nội dung: Giá trị văn hóa - lịch sử cố đô Hoa Lư với việc xây dựng thương hiệu địa phương; giá trị sinh thái của Ninh Bình trong xây dựng thương hiệu địa phương, phân tích trường hợp Khu du lịch sinh thái Tràng An, rừng quốc gia Cúc Phương, khu đất ngập nước Vân Long và rừng ngập mặn Kim Sơn; phát huy giá trị thương hiệu di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững trong bối cảnh mới; định hướng đột phá phát triển tỉnh Ninh Bình dựa trên các giá trị bản sắc địa phương; giá trị thương hiệu Ninh Bình nhìn từ mối tương giao giữa Hoa Lư - Ninh Bình và Thăng Long - Hà Nội; chiến lược maketing địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình...
* Tại phiên thứ ba, các đại biểu tập trung trao đổi về 2 nhóm vấn đề chính. Thứ nhất là gợi mở về các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy các giá trị bản sắc gắn với xây dựng thương hiệu địa phương; thứ hai là phân tích làm rõ thêm các giải pháp để phát huy các giá trị bản sắc địa phương và xây dựng thương hiệu địa phương. Trong đó, làm rõ, định vị tọa độ phát triển tỉnh Ninh Bình trong quy hoạch địa phương với những yếu tố có tính thời đại; luận giải về việc Ninh Bình cần có chính sách đặc thù, vượt trội bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc, tiềm năng của tỉnh Ninh Bình; các giải pháp mang tính đột phá để Ninh Bình phát huy nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững địa phương; phân tích làm rõ thêm việc phân cấp giữa Trung ương và Ninh Bình trong bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc của địa phương để tỉnh chủ động hơn trong công tác điều hành và phát triển kinh tế. Ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong việc bảo tồn phát huy các giá trị, bản sắc nổi bật của Ninh Bình, từ đó xây dựng đô thị di sản thông minh; triết lý phát triển gắn với chiến lược marketing địa phương, truyền thông và một số khuyến nghị để cải thiện môi trường đầu tư...
Sau một ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, tâm huyết với nhiều ý tưởng nổi bật, hội thảo đã hoàn thành chương trình đề ra. Thay mặt Ban tổ chức hội thảo, đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thảo trân trọng cảm ơn lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, các nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã về dự và đem đến cho hội thảo sự quan tâm đặc biệt, góp phần vào thành công của hội thảo.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết, hội thảo đã nhận được 50 bài tham luận, trong đó có 42 bài tham luận của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tỉnh bạn, 8 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý tỉnh Ninh Bình. Các ý kiến tập trung đánh giá toàn diện và sâu sắc các nhóm vấn đề: Nhận diện, đánh giá về những khía cạnh chuyên biệt; gợi mở về các cơ chế, chính sách đặc thù; gợi mở về các giải pháp để phát huy các giá trị bản sắc địa phương và xây dựng thương hiệu địa phương.
Với nội dung phong phú, sinh động, hàm lượng khoa học cao, cách tiếp cận đa chiều, các bài tham luận đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn, đáp ứng mục tiêu chung của hội thảo, nhấn mạnh vào những vấn đề cốt lõi để đi đến nhận thức mang tính nền tảng cho việc định dạng bản sắc riêng có của Ninh Bình, xây dựng thương hiệu của Ninh Bình trong tương lai.
Các ý kiến đều cho rằng cần có một số cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Ninh Bình, để địa phương thực hiện sứ mệnh gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa, di sản nhân loại. Đặc biệt, cần có định hướng chiến lược trong việc hình thành đô thị di sản - cố đô gắn với đô thị thông minh cho tỉnh Ninh Bình; định vị bản sắc Ninh Bình là "Cố đô di sản".
Đồng thời, đề xuất với cấp có thẩm quyền xây dựng hành lang pháp lý vững chắc để Ninh Bình có sự phát triển mang tính bứt phá, đi lên từ văn hóa, từ di sản, từ định hướng chiến lược đặc sắc với hai trọng tâm phát triển để trở thành trung tâm du lịch, trung tâm công nghiệp ô tô của quốc gia và khu vực. Trong đó, xây dựng Ninh Bình trở thành một đô thị mang tính đặc trưng "Đô thị di sản - cố đô" là nội dung mang tính trọng tâm./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Định hướng, giải pháp giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở nước ta  (01/07/2023)
Thí điểm cơ chế, chính sách mới vượt trội tại Thành phố Hồ Chí Minh  (18/05/2023)
Những thành tựu xây dựng Đảng và hệ thống chính trị qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra  (27/04/2023)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên