TCCS - Ngày 1-10-2021, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm”. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và trực tuyến.
Chủ trì hội thảo có GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS, TS. Phạm Minh Tuấn, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Dự hội thảo có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân; đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; PGS, TS. Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, cơ quan, nhà xuất bản, báo, tạp chí trung ương và địa phương, cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS, TS. Phạm Minh Tuấn nhấn mạnh, hội thảo khoa học quốc gia: “Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm” là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận, nhà lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia hoạt động trong thực tiễn tiếp tục làm rõ và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế truyền thông.
Nền báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu phải hoạt động kinh tế truyền thông để gia tăng nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Sự phát triển của kinh tế truyền thông thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan, đơn vị báo chí, truyền thông, nhất là thúc đẩy việc đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng hiện đại.
Việc phát triển kinh tế truyền thông là cơ hội tạo thêm nguồn thu mới cho các cơ quan truyền thông. Từ đó, tăng thêm nguồn thu nhập cho người làm truyền thông, tạo thêm nguồn lực cho cơ quan báo chí để có điều kiện đầu tư, mua sắm, trang bị thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại phục vụ việc sản xuất, tác nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế truyền thông cũng xuất hiện không ít những biểu hiện tiêu cực, những hiện tượng thương mại hóa. Việc phát triển kinh tế truyền thông phải đặt trong tổng thể, gắn liền và phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính là thông tin, tuyên truyền của các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông xã hội và sự thay đổi như vũ bão của công nghệ vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các cơ quan truyền thông truyền thống, nhất là đối với các nhà xuất bản, tòa soạn báo, tạp chí, các đài phát thanh, truyền hình, thậm chí các tòa soạn báo mạng điện tử vốn được coi là loại hình báo chí mới, hội tụ đa phương tiện. Xu hướng này cũng đặt ra những vấn đề đòi hỏi các cơ quan truyền thông phải không ngừng nỗ lực trong xây dựng những mô hình truyền thông mới với các cách thức hoạt động kinh tế truyền thông hiệu quả, nhằm duy trì nguồn thu, bắt kịp nhu cầu phát triển của truyền thông thế giới, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Hội thảo nhận được hơn 100 bài tham luận của các nhà khoa học. Các bài viết tập trung trao đổi, thảo luận về 6 nội dung chính qua 2 phiên của hội thảo. Thứ nhất, các lý thuyết kinh tế học; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kinh tế truyền thông; văn hóa, giáo dục, kinh tế - xã hội, vấn đề toàn cầu hóa, quốc tế hóa… tác động đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế truyền thông nói riêng... Thứ hai, vai trò, đặc điểm của hoạt động kinh tế truyền thông, đặc biệt là hoạt động kinh tế truyền thông trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, quảng cáo, điện ảnh, truyền thông xã hội…. Thứ ba, chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức hoạt động kinh tế truyền thông và những bất cập trong môi trường hoạt động trước sự vận động và phát triển nhanh chóng của xã hội. Thứ tư, về những yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm phát triển hoạt động kinh tế truyền thông trong bối cảnh hiện nay. Thứ năm, thực trạng hoạt động kinh tế truyền thông ở trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay; những kinh nghiệm và bài học thực tiễn sinh động. Thứ sáu, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay.
Phát biểu tại hội thảo, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang đã khái quát sự thay đổi của báo chí Việt Nam từ việc nhận hoàn toàn hỗ trợ của Nhà nước đến việc nhiều cơ quan báo chí có thể tự chủ một phần hoặc tự chủ toàn phần về kinh tế hiện nay; từ những tờ báo in truyền thống đến việc phát triển của những trang báo điện tử, đa phương tiện. Cùng với sự phát triển của đất nước, báo chí vừa là công cụ tuyên truyền quan trọng của Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân, vừa thực hiện chức năng kinh tế truyền thông góp phần vào phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ chạy theo kinh tế truyền thông, lợi nhuận, mà không chú trọng về chất lượng, tính chính xác của thông tin thì báo chí sẽ phải đối mặt với việc suy giảm niềm tin trong bạn đọc, nhân dân. Vì vậy, sự ủng hộ, quan tâm của Đảng và Nhà nước là cơ sở, chất xúc tác để các cơ quan báo chí có thể phát triển mạnh mẽ hơn.
Kết luận hội thảo, GS,TS. Tạ Ngọc Tấn khẳng định, hội thảo “Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm” đã hoàn thành các nội dung, mục tiêu đề ra và thành công tốt đẹp. Hội thảo cung cấp một số luận cứ khoa học hữu ích để Đảng và Nhà nước nghiên cứu có chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời để tiếp tục phát triển kinh tế truyền thông.
Hội thảo nhìn nhận, đánh giá toàn diện, chân thực, sinh động về kinh tế truyền thông, từ đó gợi mở nhiều vấn đề bổ ích giúp cho các cơ quan truyền thông phát triển tốt hơn, tạo ra nguồn thu chính đáng giúp cộng đồng truyền thông Việt Nam ngày càng vững mạnh, làm chủ thị trường thông tin trong nước và từng bước vươn tầm khu vực và thế giới.
GS, TS. Tạ Ngọc Tấn đề nghị, sau hội thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổng hợp, chắt lọc kết quả nghiên cứu, xây dựng báo cáo kiến nghị, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số vấn đề về hoạt động kinh tế truyền thông trong hoạt động báo chí, xuất bản, đồng thời tuyển chọn, xuất bản kỷ yếu để phổ biến các kết quả nghiên cứu./.
Thành phố Pleiku xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phấn đấu trở thành đô thị thông minh, cao nguyên xanh vì sức khỏe  (27/08/2021)
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam  (25/08/2021)
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới  (17/06/2021)
“Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc” - cuốn sách có giá trị tư tưởng và chỉ đạo thực tiễn sâu sắc  (15/01/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam