Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong điều kiện “nhất siêu, đa cường”, giới bình luận quốc tế đã bàn nhiều đến khả năng trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước - gọi là nhóm 5 nước lớn (big five) trong nhóm có thu nhập trung bình và thấp, nhưng có quy mô dân số và diện tích lớn, có nhiều tiềm năng cho phát triển. Đó là các nước: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazin và Inđônêxia. Mặc dù các nước này, cho đến nay ở các mức độ khác nhau, đều có nhiều biến đổi và vươn lên mạnh mẽ, nhưng sự phát triển và gia tăng ảnh hưởng quốc tế được thấy rõ hơn đối với các trường hợp Trung Quốc và Ấn Độ. Đã có khá nhiều bài viết, nhiều bình luận xung quanh vấn đề này. Sự vươn lên nhanh chóng của hai nước đang phát triển đông dân nhất thế giới này đã và đang làm sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở nên sôi động hơn, làm cho nhiều nước lớn phải điều chỉnh các chính sách, chiến lược liên quan đến nhiều lĩnh vực như năng lượng, thị trường, đối tác, tiền tệ...
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, sự nổi lên mạnh mẽ, rõ ràng và gần như đồng thời của hai nền kinh tế đang phát triển lớn ở châu Á và thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo dư luận quốc tế bởi đây là hai quốc gia duy nhất hiện có quy mô dân số hơn 1 tỉ người.
Nội dung chính của cuốn sách tập trung vào phân tích các chính sách, biện pháp chính dẫn đến thành công kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, so sánh những điểm giống, khác nhau trong tăng trưởng của hai nước, từ đó xem xét, lý giải những nhân tố tạo ra sự tăng trưởng nhanh, những vấn đề tồn tại cũng như những cơ hội, những thách thức do sự trỗi dậy mạnh mẽ của hai nước lớn này đem lại. Đưa ra một số kết luận về những điểm hay cần học, điểm hạn chế cần tránh trong quá trình tăng trưởng của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ. Cuốn sách của Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản do TS. Phạm Thái Quốc chủ biên.
Nội dung của cuốn sách gồm ba chương:
Chương 1: Bối cảnh quốc tế và sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ - đề cập những nét chính trong bối cảnh quốc tế diễn ra trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, đồng thời phân tích những tác động bên ngoài, từ môi trường toàn cầu đến sự tăng trưởng, phát triển của hai nước và giới thiệu tổng quát về sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ.
Chương 2: So sánh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ - nghiên cứu so sánh các chính sách chính đã được Trung Quốc và Ấn Độ thực hiện để đem lại sự thành công, đặc biệt về kinh tế. Sau đó phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng, những hạn chế và triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ trong một vài thập kỷ tới.
Chương 3: Những cơ hội, thách thức từ sự nổi lên của Trung Quốc, Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tập bài giảng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tin học dùng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng dạy, nghiên cứu khoa học : Tập 1  (21/04/2008)
Tập bài giảng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tin học dùng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng dạy, nghiên cứu khoa học : Tập 1  (21/04/2008)
Về mối liên thông giữa thị trường bất động sản, vốn và tiền tệ  (20/04/2008)
An ninh lương thực và những nỗ lực của cộng đồng thế giới  (20/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên