Trung Đông và châu Phi - Thị trường tiềm năng của Việt Nam
Sáng 2-12-2008, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi, tập quán kinh doanh của thị trường”. Đây là hai khu vực đang nổi lên là thị trường xuất khẩu đầy triển vọng với nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam…
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi và khu vực Trung Đông đang có bước phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên quy mô và mức độ hợp tác kinh tế, thương mại, lao động giữa Việt Nam và các thị trường trên còn hạn chế so với tiềm năng.
Giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi, ông Nguyễn Công Hiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á - Nam Á của Bộ Công Thương đã khái quát những đặc điểm về địa lý, xã hội, tình hình chính trị, kinh tế, thương mại; quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực cũng như một số thị trường trọng điểm và tập quán kinh doanh của các thị trường này.
Những năm gần đây, Trung Đông nổi lên là thị trường xuất khẩu đầy triển vọng. Hiện có nhiều nước Trung Đông đang hướng hoạt động thương mại, đầu tư của mình sang phía Đông, trong đó có Việt Nam, đã tạo nên cơ hội để hành hoá của Việt Nam thâm nhập và gia tăng thị phần ở thị trường này.
Theo Thứ trưởng Lê Dương Quang, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chính trị, ngoại giao và ký kết hiệp định thương mại với các nước trong khu vực này nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp đi thăm lẫn nhau và nhiều văn kiện hợp tác song phương đã được ký kết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đã có sự chuyển dịch khả quan cả về thị trường và cán cân thương mại. Năm 2007, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, ngoài UAE, đã chuyển sang các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, I-xra-en vàA-ra-bi-a Sau-đi.
Các doanh nghiệp ở khu vực Trung Đông cũng bắt đầu quan tâm hơn tới thị trường và đối tác Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh song phương cũng như tìm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông năm 2008 có những bước phát triển vượt bậc so với năm 2007 do Việt Nam và các nước Trung Đông đang đẩy mạnh tăng cường quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thương mại, đầu tư và hợp tác công nghiệp. Năm 2008 được Chính phủ chọn là năm trọng điểm trong quan hệ với Trung Đông.
Đối với thị trường châu Phi, ông Nguyễn Công Hiến cho biết, các nước trong khu vực này đang có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những mặt hàng như gạo và các loại lương thực thực phẩm khác. Nhìn chung, yêu cầu về chất lượng mẫu mã của thị trường châu Phi không đòi hỏi khắt khe như các thị trường khác trên thế giới. Ngược lại, châu Phi là thị trường cung cấp nhiều nguyên liệu sản xuất cho Việt Nam như: gỗ, bông, hạt điều thô, kim loại, vàng nguyên liệu… Ngoài trao đổi thương mại, hiện nay, Việt Nam đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí với một số nước châu Phi như An-giê-ri-a, Ni-giê-ri-a…
Tại hội thảo, các doanh nghiệp và lãnh đạo các địa phương đã trao đổi các vấn đề cụ thể liên quan đến thị trường 2 khu vực Trung Đông và châu Phi với Tham tán thương mại một số nước 2 khu vực này tại Việt Nam và thương vụ Việt Nam tại 2 khu vực này.
Tại đây, họ đã có dịp tìm hiểu, giới thiệu về nhau, trao đổi, thảo luận các vấn đề cùng quan tâm như kinh nghiệm kinh doanh, nhu cầu xuất nhập khẩu của hai bên… hầu hết các doanh nghiệp đã xác định được tiềm năng của 2 thị trường này.
Theo Tham tán thương mại Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam, tại kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ IV giữa hai nước Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ, diễn ra ở Ít-xta-bun tháng 11 vừa qua, bai bên đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt 1 tỉ USD. Để làm được điều này, doanh nghiệp hai bên phải tích cực hợp tác với nhau hơn nữa vì bộ phận này luôn là một trong những nhân tố chính trong tăng trưởng thương mại.
Đối với I-xra-en, xuất khẩu lao động và khách du lịch là những thị trường tiềm năng của Việt Nam. Nhưng dường như chúng ta chưa có những bước đột phá vào thị trường này. Tại I-xra-en giới chủ sử dụng lao động có sự hiểm lầm lớn về lao động Việt Nam. Họ cho biết, nghe nói lao động xuất khẩu Việt Nam không nói được tiếng Anh và không biết làm việc nội trợ ở một nền văn hoá khác… Vấn đề này đã được thương vụ Việt Nam giải thích rằng ở Việt Nam các công ty cung cấp lao động xuất khẩu có những những trung tâm dạy tiếng nước ngoài và cách thức làm việc trong gia đình và công việc họ sắp đảm nhận. Theo Tham tán I-xra-en tại Việt Nam, nhiều chủ sử dụng lao động đang có ý định sang thăm Việt Nam để tìm hiểu khả năng đưa người lao động Việt Nam sang I-xra-en. Nhiều doanh nhân I-xra-en cũng bày tỏ muốn tìm hiểu thị trường du lịch Việt Nam để đưa khách sang.
Theo Vụ Châu Phi - Tây Á - Nam Á, hiện tại Việt Nam đang xuất khẩu sang An-giê-ri-a mỗi năm khoảng 40-45 triệu USD. Dự kiến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60- 80 triệu USD. Đối với Việt Nam, triển vọng những sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang An-giê-ri-a vẫn sẽ là cà phê, gạo, hạt tiêu, chè… Ngoài ra do nhu cầu của thị trường không ngừng gia tăng đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam đứng trước cơ hội xuất lớn xuất khẩu lao động và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Việt Nam có khả năng sẽ phát triển xuất khẩu được những sản phẩm khác như: may mặc, đồ gỗ, vi tính, linh kiện vi tính, hàng điện tử…/.
Việt Nam học trên con đường hội nhập và phát triển  (02/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
Gru-di-a phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột Cáp-ca  (02/12/2008)
Khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008  (01/12/2008)
Giá xăng hiện là 12.000 đồng/lít  (01/12/2008)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay