Gru-di-a phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột Cáp-ca
Tổng thống M.Sa-a-ka-svi-li lần đầu tiên thừa nhận rằng Gru-di-a đã châm ngòi cuộc chiến tại Nam Ô-xê-ti-a dẫn tới cuộc chiến tranh với Nga kéo dài 5 ngày hồi tháng 8.
Các nhà phân tích nhận định, lời thừa nhận này được xem là hồi kết cho những tranh luận giữa Nga và các nước phương Tây xung quanh cuộc xung đột Cáp-ca, đồng thời cũng sẽ đặt dấu chấm hết trên con đường chính trị của ông M.Sa-a-ka-svi-li.
Kể từ sau cuộc xung đột hồi tháng 8 vừa qua, giữa Nga với Gru-di-a và phương Tây đã không ngớt “lời qua tiếng lại” về việc “bên nào phải chịu trách nhiệm”. Thậm chí Nga còn yêu cầu cộng đồng quốc tế mở một cuộc điều tra nhằm tìm ra “ai là bên gây hấn”.
Nhưng giờ đây, mọi việc đã được ngã ngũ. Gru-di-a đã thừa nhận rằng chính quân đội nước này đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh Nga - Gru-di-a.
Mới đây, phát biểu trước Ủy ban của Quốc hội điều tra cuộc chiến tháng 8, ông M.Sa-a-ka-svi-li thừa nhận, quân đội Gru-di-a đã mở các cuộc tấn công, trong đó có cả bắn tên lửa vào các khu vực dân cư ở thủ phủ của Nam Ô-xê-ti-a.
Lời thừa nhận của Tổng thống Gru-di-a M.Sa-a-ka-svi-li diễn ra chỉ 3 ngày trước thềm cuộc họp Ngoại trưởng NATO. Do đó, các nhà phân tích đánh giá nó sẽ khiến cho Mỹ và phương Tây không thể hài lòng. Thậm chí, các nước phương Tây có thể sẽ quay lưng lại với Gru-di-a trong khi nước này đang nỗ lực để được trở thành thành viên của khối này.
Có cơ sở để nói rằng, phương Tây không còn mặn mà lắm đối với Gru-di-a khi thời gian gần đây, kế hoạch trở thành thành viên NATO của Gru-di-a và U-crai-na đang vấp phải sự phản đối ngày càng mạnh của một số nước thành viên, dẫn đầu là Đức và Pháp. Họ sợ việc kết nạp thêm thành viên sẽ gây bất ổn khu vực, đồng thời khiến cho mối quan hệ giữa Nga và EU xấu đi trong lúc Nga đang phản đối mạnh mẽ kế hoạch này.
Gần đây nhất, hôm 26-11, Ngoại trưởng Mỹ C.Rai-xơ đã tuyên bố Oa-sinh-tơn sẽ không thúc ép để đưa Gru-di-a và U-crai-na trở thành thành viên chính thức của NATO. Trước đây, mặc dù luôn lên tiếng bênh vực Gru-di-a và đe doạ Nga, song tất cả đều được cho là hình thức khi NATO chưa thực sự trao cho Gru-di-a kế hoạch hành động đối với nước thành viên, điều mà Gru-di-a đang mong đợi. Rõ ràng, NATO cần phải cân nhắc thận trọng trong việc xử lý mối quan hệ giữa Nga và Gru-di-a.
Tổng thống Gru-di-a cho rằng, việc quân đội Gru-di-a mở cuộc tấn công vào Nam Ô-xê-ti-a là để giành quyền kiểm soát thủ phủ Tơ-hin-van và “đáp trả lại sự can thiệp của Nga” vào các khu vực li khai của Gru-di-a, song lời biện hộ này chắc chắn sẽ khó có thể xoá bỏ được trách nhiệm của ông M.Sa-aka-svi-li trong việc gây ra cuộc chiến tranh giữa Nga và Gru-di-a.
Và xa hơn nữa đẩy cuộc xung đột khu vực Cáp-ca vào nguy cơ một cuộc “chiến tranh lạnh” thứ hai. Không những thế, vụ việc này còn khiến cho con đường vào NATO của Gru-di-a gặp nhiều chông gai hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, người ta cũng thấy rõ, lời thừa nhận này sẽ là bước đi cuối cùng trên con đường sự nghiệp chính trị của ông M.Sa-aka-svi-li, bởi kể từ khi được tái đắc cử hồi năm ngoái, đây là lần đầu tiên, ông phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận trong nước.
Đầu tuần này, Công đảng Gru-di-a đã kêu gọi các đảng phái và tổ chức chính trị nước này ký vào tuyên bố chung đòi Tổng thống từ chức ngay lập tức. Theo Công đảng, Tổng thống M.Sa-a-ka-svi-li và Quốc hội đương nhiệm phải chịu trách nhiệm chính về cuộc khủng hoảng hiện nay cũng như về tình trạng hai nước Cộng hòa Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a tách khỏi Gru-di-a.
Trong khi một lãnh đạo của Đảng Bảo thủ đối lập tuyên bố trước đám đông rằng, phe đối lập đang khởi đầu một làn sóng biều tình mới và sẽ không từ bỏ hành động này cho đến khi Gru-di-a tổ chức bầu cử Tổng thống và Quốc hội trước thời hạn. Phe đối lập kêu gọi tiến hành các cuộc bầu cử này vào mùa Xuân năm 2009.
Sau khi lên cầm quyền trong cuộc "Cách mạng hoa hồng" năm 2003, ông M.Sa-a-ka-svi-li đã thực hiện chính sách đối địch với nước láng giềng Nga, gây ra sự bất bình trong nhiều người dân. Sự bất bình đối với ông M.Sa-a-ka-svi-li gia tăng sau khi ông phát động chiến dịch quân sự ở Nam Ô-xê-ti-a, dẫn đến việc Nga đưa quân vào khu vực này để bảo vệ người gốc Nga sinh sống tại đây.
Những nhà quan sát nhận định, với quyết định tấn công Nam Ô-xê-ti-a, Tổng thống M.Sa-a-ka-svi-li đã đẩy Gru-di-a vào một cuộc chiến tranh mà nước này không thể đương đầu được. Và hơn thế là khiến hàng trăm nghìn người dân thường vô tội phải thiệt mạng, không nhà cửa và nền kinh tế Gru-di-a đi vào kiệt quệ không lối thoát./.
Khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008  (01/12/2008)
Giá xăng hiện là 12.000 đồng/lít  (01/12/2008)
Để lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt  (01/12/2008)
Để lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt  (01/12/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (01/12/2008)
Noi theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác*  (01/12/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên