Phát huy nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
TCCSĐT - Ngày 16-07-2018, tại Học viện Chính trị khu vực 3, thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát huy nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”.
Dự Hội thảo có trên 50 đại biểu là các nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo… của hệ thống Học viện, các viện nghiên cứu trực thuộc Trung ương công tác trên địa bàn khu vực cũng như thành phố Đà Nẵng. Hội thảo đã nhận được 30 báo cáo tham luận và hàng chục ý kiến phát biểu.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, sau hơn 30 năm đổi mới, các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, cùng với cả nước, các địa phương trong khu vực đã vực dậy tình trạng trì trệ, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, góp phần cùng nhân dân cả nước đưa nước ta trở thành nhóm nước có thu nhập trung bình của thế giới.
Nguyên nhân quan trọng tạo nên kết quả này, ngoài vai trò của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành… thì một phần lớn là nhờ các địa phương trong khu vực đã không ngừng phát huy mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân vào đời sống thực tế.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự hội nhập ngày càng sâu của kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì việc ngày càng tăng cường hiệu quả thu hút, phát huy mọi nguồn lực sáng tạo của nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và đất nước nói chung.
Các đại biểu khẳng định, miền Trung Tây Nguyên tuy có những bất lợi về địa hình, nhưng có ưu thế về vị trí địa lý, tài nguyên, con người… với nhiều tiềm lực để có thể phát triển, thậm chí phát triển nhanh. Tuy nhiên, từ thực tế của khu vực cho thấy, ngoài các thành tựu, tại nhiều địa phương trong khu vực vẫn còn không ít hạn chế, như: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu bền vững thể hiện rõ trong công tác quy hoạch, xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển nguồn lực… Đây cũng là nhân tố làm cho môi trường quản lý của nhà nước thiếu hiệu lực, thiếu minh bạch, thiếu dân chủ, chưa giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ về lợi ích để phát huy các nguồn lực và sức sáng tạo của người dân.
Về mặt tiềm năng, toàn bộ khu vực có thể chia thành 3 vùng:
- Vùng Bắc Trung bộ có thể phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày nhờ dãy đồng bằng ven biển. Ngoài hệ thống gò, đồi, sông ngòi có ưu thế để phát triển kinh tế vườn rừng, phát triển chăn nuôi thì khoáng sản tương đối phong phú và có trữ lượng cao như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tỉnh), mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), cao lanh ở Quảng Bình…
- Vùng Nam Trung bộ có bờ biển kéo dài với nhiều cảng nước sâu, đây là vùng biển nằm án ngữ trên tuyến đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong khu vực giao thương với quốc tế, hợp tác phát triển kinh tế với nước ngoài.
- Tây Nguyên là một vùng đất rộng với nhiều hệ thống thác, sông, suối tạo nên thắng cảnh đẹp, rất phù hợp với việc phát triển các loại cây công nghiệp và ngành dịch vụ du lịch.
Nhằm phát huy được lợi thế so sánh, khai thác có hiệu quả nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội hướng đến phát triển bền vững, các đại biểu cho rằng, cần phát triển khu vực theo hướng xây dựng các đô thị trung tâm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, phát triển mạnh giáo dục - đào tạo nhằm sử dụng tốt lực lượng lao động nông thôn, tạo vành đai nông nghiệp hiện đại quanh các thành phố lớn.
Đối với toàn khu vực và một số địa phương cần thiết phải xem xét điều chỉnh hợp lý công tác quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các loại thị trường nhất là thị trường lao động đã qua đào tạo, lao động trình độ cao.
Trong công tác đào tạo và sử dụng lực lượng lao động, tại khu vực, cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo cũng như tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo để tạo ra một lực lượng lao động ngày càng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư được nhiều đại biểu quan tâm và cho đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đầu tư, cần tạo sự bình đẳng giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển đúng như Nghị quyết của Đảng đã khẳng định, kinh tư nhân là một động lực để phát triển.
Kết luận Hội thảo, PGS, TS. Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ, Hội thảo đã xác định được nội hàm các loại nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, đồng thời phân tích, đánh giá làm rõ được những yếu tố ảnh hưởng, thực trạng của việc phát huy các nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân trong khu vực. Một số kiến nghị, giải pháp đưa ra tại Hội thảo có giá trị để các nhà làm chính sách trong khu vực tham khảo, vận dụng, đưa vào thực thi nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, bảo đảm tăng trưởng bền vững không ngừng nâng cao đời sống của người dân về mọi mặt./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 09 đến ngày 15-7-2018  (16/07/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 09 đến 15-7-2018)  (16/07/2018)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự Diễn đàn Sao Paulo tại Cuba  (16/07/2018)
Tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, thiết thực thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc  (16/07/2018)
Thượng đỉnh Trump-Putin: Cơ hội tháo gỡ thế đối đầu Nga-Mỹ  (15/07/2018)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên