"Thành tựu nhân quyền Việt Nam 70 năm qua"
23:16, ngày 09-12-2015
TCCSĐT - Sáng 09-12-2015, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "Thành tựu nhân quyền Việt Nam 70 năm qua". Hội thảo đã thu hút được đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và Hà Nội; đại diện đại sứ quán của một số nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham dự.
Đề dẫn Hội thảo, GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ, mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng như ngày nay, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là tất cả vì con người,vì quyền con người cao cả.
Các đại biểu cũng khẳng định: tôn trọng và bảo vệ quyền con người luôn là khát vọng của nhân loại tiến bộ, là thành quả đấu tranh chống áp bức, bóc lột và bất công xã hội của nhân dân lao động và các dân tộc yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ cách mạng dân tộc, dân chủ đến công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta tất cả vì con người. Hiến pháp năm 2013 đã dành 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều đáng chú ý, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện".
Theo PGS, TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc quy định nguyên tắc này là phù hợp với tiêu chuẩn luật nhân quyền quốc tế, xuất phát từ bản chất của quyền con người và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa chỉ ra rằng, trong Hiến pháp năm 2013 chúng tôi đánh giá cao cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước cũng như cơ chế để ngỏ độc lập, thúc đẩy quyền con người. Đặc biệt, cơ chế bảo hiến do Luật định, để ngỏ trong khả năng chúng ta hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoàn thiện các thiết chế và thể chế trong việc thúc đẩy, đảm bảo quyền con người. Nếu có thiết chế độc lập như vậy tăng cường các cơ chế hiện có hiện nay giúp bảo đảm quyền con người thực thi hiệu quả hơn trong thực tế.
GS, TS. Võ Khánh Vinh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng: Quyền con người hòa tan vào xã hội, trong tất cả các thành tố của xã hội. Chính vì vậy nên chúng ta phải tiếp cận đa ngành, liên ngành, toàn diện về quyền con người. Không chỉ đánh giá trên một lĩnh vực mà trên tất cả các lĩnh vực như: chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch, chương trình sống cùng Biến đổi khí hậu, an ninh lương thực... Do đó cần có tiếp cận, nghiên cứu đa ngành, toàn diện. Đặc biệt, lồng ghép tư tưởng quyền con người vào trong tất cả các chương trình hành động của chúng ta. Nhận thức như vậy mới có thể bảo đảm hiệu quả cao nhất quyền con người ở Việt Nam.
Bên cạnh việc tập trung phân tích, làm rõ những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam trong suốt 70 năm qua trên các lĩnh vực, khẳng định với những thành tựu nhân quyền 70 năm qua của Việt Nam, với những nỗ lực mạnh mẽ của các cấp các, ngành, hoàn toàn tin tưởng Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực hơn đối với giá trị chung về quyền con người ở phạm vi khu vực và toàn cầu, các đại biểu kiến nghị, thời gian tới, Quốc hội cần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao, giám sát chuyên đề, nhất là trong lĩnh vực tư pháp, hình sự trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đồng thời, tuyên truyền, giáo dục và đào tạo về quyền con người, nghiên cứu chuẩn hóa môn học về quyền con người để giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức toàn quốc./.
Các đại biểu cũng khẳng định: tôn trọng và bảo vệ quyền con người luôn là khát vọng của nhân loại tiến bộ, là thành quả đấu tranh chống áp bức, bóc lột và bất công xã hội của nhân dân lao động và các dân tộc yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ cách mạng dân tộc, dân chủ đến công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta tất cả vì con người. Hiến pháp năm 2013 đã dành 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều đáng chú ý, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện".
Theo PGS, TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc quy định nguyên tắc này là phù hợp với tiêu chuẩn luật nhân quyền quốc tế, xuất phát từ bản chất của quyền con người và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa chỉ ra rằng, trong Hiến pháp năm 2013 chúng tôi đánh giá cao cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước cũng như cơ chế để ngỏ độc lập, thúc đẩy quyền con người. Đặc biệt, cơ chế bảo hiến do Luật định, để ngỏ trong khả năng chúng ta hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoàn thiện các thiết chế và thể chế trong việc thúc đẩy, đảm bảo quyền con người. Nếu có thiết chế độc lập như vậy tăng cường các cơ chế hiện có hiện nay giúp bảo đảm quyền con người thực thi hiệu quả hơn trong thực tế.
GS, TS. Võ Khánh Vinh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng: Quyền con người hòa tan vào xã hội, trong tất cả các thành tố của xã hội. Chính vì vậy nên chúng ta phải tiếp cận đa ngành, liên ngành, toàn diện về quyền con người. Không chỉ đánh giá trên một lĩnh vực mà trên tất cả các lĩnh vực như: chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch, chương trình sống cùng Biến đổi khí hậu, an ninh lương thực... Do đó cần có tiếp cận, nghiên cứu đa ngành, toàn diện. Đặc biệt, lồng ghép tư tưởng quyền con người vào trong tất cả các chương trình hành động của chúng ta. Nhận thức như vậy mới có thể bảo đảm hiệu quả cao nhất quyền con người ở Việt Nam.
Bên cạnh việc tập trung phân tích, làm rõ những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam trong suốt 70 năm qua trên các lĩnh vực, khẳng định với những thành tựu nhân quyền 70 năm qua của Việt Nam, với những nỗ lực mạnh mẽ của các cấp các, ngành, hoàn toàn tin tưởng Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực hơn đối với giá trị chung về quyền con người ở phạm vi khu vực và toàn cầu, các đại biểu kiến nghị, thời gian tới, Quốc hội cần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao, giám sát chuyên đề, nhất là trong lĩnh vực tư pháp, hình sự trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đồng thời, tuyên truyền, giáo dục và đào tạo về quyền con người, nghiên cứu chuẩn hóa môn học về quyền con người để giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức toàn quốc./.
Míttinh hưởng ứng 16 ngày hành động xóa bỏ bạo lực với phụ nữ  (09/12/2015)
Việt Nam tham gia, thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người  (09/12/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Belarus  (09/12/2015)
Tuyên bố chung phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam-Belarus  (09/12/2015)
Tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại 11 tháng năm 2015  (09/12/2015)
Tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại 11 tháng năm 2015  (09/12/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên