TCCSĐT - Ngày 23-4-2014, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo: "Nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta trước và trong đổi mới".
Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có: GS,TS. Dương Phú Hiệp, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện Triết học; GS,TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Bộ Công an; GS.TS. Lê Văn Quang, nguyên Tổng biên tập tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự; GS.TS. Lưu Văn Sùng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học chính trị; PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Thắng, nguyên Viện trưởng Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự… cùng các nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội…

Về phía Tạp chí Cộng sản có: PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập; TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Thường trực; TS. Phạm Đình Đảng, Phó Tổng Biên tập, PGS, TS. Vũ Văn Hà, Phó Tổng Biên tập cùng lãnh đạo các ban chuyên môn, các cán bộ, biên tập viên của Tạp chí.

 
 TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Thường trực Tạp chí Cộng sản, Chủ nhiệm đề tài khoa học KX 04.06/11-15 phát biểu đề dẫn Hội thảo. Ảnh: Trang Trần

Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu lý luận, phương pháp luận nghiên cứu về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; kinh nghiệm các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam; quan điểm, giải pháp lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, cũng như từ nhận thức, thực tiễn và những vấn đề đặt ra, tại Hội thảo, các nhà khoa học đã thảo luận nhiều ý kiến xoay quanh chín chủ đề:

1. Phương pháp nghiên cứu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trước và trong thời kỳ đổi mới.

2. Cách tiếp cận nghiên cứu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trước và trong thời kỳ đổi mới.

3. Các khái niệm cơ bản về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, thời kỳ quá độ, phân kỳ thời kỳ quá độ.

4. Nhận thức về quan điểm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trước và trong thời kỳ đổi mới.

5. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

6. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trước và trong thời kỳ đổi mới.

7. Quan điểm của các học giả Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trước và trong thời kỳ đổi mới.

8. Quan điểm của các học giả mác-xít về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trước và trong thời kỳ đổi mới.

9. Quan điểm của các học giả ngoài mác-xít về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trước và sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực ở châu Âu sụp đổ.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ thực hiện Đề tài khoa học KX 04.06/11-15 "Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay", thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KX 04/11-15 do Tạp chí Cộng sản chủ trì.

Với tinh thần trao đổi khoa học, thẳng thắn và cởi mở, Hội thảo đã thu được những thành công khoa học quan trọng. Thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài KX 04.06/11-15, TS. Phạm Tất Thắng, Chủ nhiệm đề tài, đã cảm ơn sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả của Hội thảo, Ban Chủ nhiệm sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến thẳng thắn, có giá trị của các đại biểu tham dự để từng bước hoàn thiện các kết quả nghiên cứu của đề tài và qua đó góp phần xây dựng cơ sở lý luận, đề xuất các kiến nghị tham mưu đối với các cấp lãnh đạo./.