Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và vai trò của báo chí
17:17, ngày 04-04-2014
TCCSĐT - Ngày 04-4-2014, tại Hà Nội, nhân dịp Kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26-4-1999 - 26-4-2014), Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tổ chức tọa đàm “Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và vai trò của báo chí”.
Tham dự Tọa đàm có ông Yoshinori Nagase, Chuyên gia cao cấp của Tổ chức JICA (Nhật Bản); đại diện lãnh đạo, chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và Hà Nội.
Đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn hiện nay, hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam những năm qua có những bước phát triển mới. Nhà nước tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời từng bước thiết lậpvà đổi mới hệ thống cơ quan quản lý nhà nước phù hợp để thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Số đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của người Việt Nam, đặc biệt là đơn đăng ký sáng chế và đơn đăng ký nhãn hiệu liên tục tăng. Số đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam là 53 đơn (năm 1989) lên 78 đơn (năm 2003) và 443 (năm 2013); bằng độc quyền sáng chế được cấp là 11 bằng (năm 1990) lên 17 bằng (năm 2003) và 59 bằng (năm 2013); đơn đăng ký giải pháp hữu ích là 39 đơn (năm 1990) lên 76 đơn (năm 2003) và 227 đơn (năm 2013); bằng độc quyền giải pháp hữu ích tăng từ 23 bằng (năm 1990) lên 28 bằng (năm 2003) và 74 bằng (năm 2013). Riêng năm 2013, người Việt Nam đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài thống kê được là 115 đơn (trong đó có 5 đơn đăng ký sáng chế và 102 đơn đăng ký nhãn hiệu,...).
Số vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý cũng tăng lên, thể hiện sự vào cuộc chủ động của các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như sự tích cực của bản thân chủ sở hữu trí tuệ trong vấn đề này. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển, khai thác, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng được tăng cường.
Có được những kết quả nêu trên, một phần không nhỏ có sự đóng góp của các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền về sở hữu trí tuệ. Thông qua các tác phẩm báo chí dưới nhiều hình thức, nhận thức của công chúng nói chung cũng như các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu nói riêng... ngày càng được nâng cao, tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động sở hữu trí tuệ thực hiện đầy đủ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội.
Tọa đàm này là hoạt động thiết thực kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ năm 2014, đồng thời là chủ đề cho Tuần lễ Sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ phát động năm nay, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động, góp phần xây dựng nền kinh tế trí thức ở Việt Nam./.
Đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn hiện nay, hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam những năm qua có những bước phát triển mới. Nhà nước tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời từng bước thiết lậpvà đổi mới hệ thống cơ quan quản lý nhà nước phù hợp để thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Số đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của người Việt Nam, đặc biệt là đơn đăng ký sáng chế và đơn đăng ký nhãn hiệu liên tục tăng. Số đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam là 53 đơn (năm 1989) lên 78 đơn (năm 2003) và 443 (năm 2013); bằng độc quyền sáng chế được cấp là 11 bằng (năm 1990) lên 17 bằng (năm 2003) và 59 bằng (năm 2013); đơn đăng ký giải pháp hữu ích là 39 đơn (năm 1990) lên 76 đơn (năm 2003) và 227 đơn (năm 2013); bằng độc quyền giải pháp hữu ích tăng từ 23 bằng (năm 1990) lên 28 bằng (năm 2003) và 74 bằng (năm 2013). Riêng năm 2013, người Việt Nam đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài thống kê được là 115 đơn (trong đó có 5 đơn đăng ký sáng chế và 102 đơn đăng ký nhãn hiệu,...).
Số vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý cũng tăng lên, thể hiện sự vào cuộc chủ động của các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như sự tích cực của bản thân chủ sở hữu trí tuệ trong vấn đề này. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển, khai thác, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng được tăng cường.
Có được những kết quả nêu trên, một phần không nhỏ có sự đóng góp của các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền về sở hữu trí tuệ. Thông qua các tác phẩm báo chí dưới nhiều hình thức, nhận thức của công chúng nói chung cũng như các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu nói riêng... ngày càng được nâng cao, tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động sở hữu trí tuệ thực hiện đầy đủ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội.
Tọa đàm này là hoạt động thiết thực kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ năm 2014, đồng thời là chủ đề cho Tuần lễ Sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ phát động năm nay, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động, góp phần xây dựng nền kinh tế trí thức ở Việt Nam./.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp Đại sứ Đức  (04/04/2014)
Campuchia thông qua nghị định thư về đầu tư với Việt Nam  (04/04/2014)
Nhật Bản đứng đầu về thu hút đầu tư cho năng lượng sạch  (04/04/2014)
Mấy vấn đề về đạo đức nghề báo trong cơ chế thị trường  (04/04/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên