Các hội nghị cấp cao G20
G20 ra đời năm 1999 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 90 của thế kỷ trước với mục tiêu là phối hợp hành động giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trong việc giải quyết những thách thức lớn của nền kinh tế toàn cầu thông qua cơ chế hội nghị hằng năm các bộ trưởng tài chính.
Hội nghị cấp cao G20 lần đầu được tổ chức ngày 15-11-2008, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng. Hội nghị thông qua Tuyên bố chung khẳng định cam kết chính trị cấp cao nhất về phối hợp hành động ứng phó với khủng hoảng.
Hội nghị cấp cao G20 lần thứ hai (ngày 2-4-2009, tại Luân Ðôn, Anh) diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực kinh tế, như sản xuất, thương mại và dịch vụ, khiến kinh tế toàn cầu suy thoái tới mức cao nhất, kể từ sau cuộc Ðại suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước, dù chính phủ các nước đã có nhiều biện pháp can thiệp mạnh và có sự phối hợp quốc tế.
Hội nghị cấp cao G20 lần thứ ba được tổ chức ngày 24-9-2009, tại Prít-xbớc (Mỹ) và G20 được nhất trí để trở thành cơ chế nòng cốt trong giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới đã chạm đáy, suy thoái kinh tế toàn cầu chững lại và triển vọng phục hồi rõ ràng hơn, do có hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế với quy mô lớn chưa từng có, ở cả cấp độ quốc gia và phối hợp toàn cầu. Hội nghị Prít-xbớc đạt thỏa thuận về một loạt vấn đề về khôi phục tăng trưởng kinh tế thế giới, tăng cường hệ thống quản lý tài chính quốc tế, cải cách thể chế kinh tế - tài chính toàn cầu... Trong khuôn khổ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng và bền vững, được thông qua tại Hội nghị Prít-xbớc, G20 cam kết thúc đẩy tăng trưởng cân bằng thông qua kích cầu nội địa, giảm mất cân đối toàn cầu; tiếp tục kích thích kinh tế và nhất trí nghiên cứu đề xuất chiến lược rút lại các biện pháp kích thích một cách minh bạch, tin cậy và mang tính phối hợp về thời điểm, lộ trình phù hợp từng nước thành viên. Hội nghị cũng đưa ra nhiều biện pháp cụ thể tăng cường hệ thống quản lý tài chính quốc tế, như cam kết xây dựng các quy định toàn cầu về cải thiện vốn ngân hàng, thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế nhằm ngăn chặn các rủi ro trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng... Tại Hội nghị Prít-xbớc, vai trò và tiếng nói của các nền kinh tế đang phát triển trong hệ thống tài chính quốc tế đã được nâng lên rõ rệt, khi G20 cam kết cải cách cơ chế bỏ phiếu trong Ngân hàng thế giới (WB) một cách bình đẳng, phản ánh đúng tỷ trọng kinh tế của các nước; tăng ít nhất 3% quyền bỏ phiếu cho các nước đang phát triển. G20 cũng tăng tỷ lệ góp vốn của các nền kinh tế mới nổi trong Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong khi vẫn bảo đảm tỷ lệ góp vốn của các nước nghèo. G20 cũng nhất trí chống bảo hộ mậu dịch, thúc đẩy thương mại và đầu tư; cam kết giảm thiểu tác động tiêu cực của các biện pháp kích thích kinh tế; cam kết nâng cao tính minh bạch và ổn định thị trường năng lượng, ủng hộ mục tiêu đạt được thỏa thuận toàn cầu về chống biến đổi khí hậu...
Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 5 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm nay, tại Xơ-un, Hàn Quốc./.
6 tháng đầu năm 2010: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều khả quan  (25/06/2010)
Tuổi trẻ cả nước thực hiện gần 30 nghìn công trình thanh niên  (25/06/2010)
Thu hút FDI của cả nước đạt 8,43 tỉ USD  (25/06/2010)
Nhân sự mới của Tổng cục Hải quan  (25/06/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 121 (25-6 -2010)  (25/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên