Từ bước chuyển đến bước ngoặt
Điều chắc chắn là chính phủ cánh hữu được sự dung chấp của Liên minh trung hữu cầm quyền mười năm nay đã bị đánh đổ và nhiều khả năng một chính phủ liên hiệp gồm các đảng phái chính trị trung tâm và cánh tả sẽ thay thế. Từ cực hữu chuyển sang trung tâm và cánh tả chỉ sau có một cuộc bầu cử là chuyển biến chưa từng thấy trên chính trường đất nước này. Lần đầu tiên sẽ có nữ Thủ tướng là thủ lĩnh Đảng Xã hội Dân chủ, bà Hê-len Tho-ning - Smít (Helle Thorning-Schmidt). Ở kết quả cuộc bầu cử này là Liên minh trung hữu (gồm Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) của Thủ tướng La-xơ Lốc-cơ Ra-xmút-xen (Lars Loekke Rasmussen) giành được nhiều phiếu bầu hơn (26,7%) so với lần bầu cử quốc hội trước cách đây 4 năm (26,3%) và vẫn là đảng phái chính trị lớn nhất trong nghị viện, nhưng lại mất vị thế đảng cầm quyền, trong khi Đảng Xã hội dân chủ của bà Hê-len Tho-ning - Smít không đạt được tỷ lệ phiếu bầu như lần trước (mất 0,6% chỉ còn 24,9%) và thậm chí còn phải chấp nhận kết quả bầu cử quốc hội tồi tệ nhất kể từ năm 1906 tới nay mà lại trở thành đảng cầm quyền. Theo kết quả cuộc bầu cử Đảng Nhân dân Xã hội (SF) giành được 9,2% phiếu bầu, các đảng liên minh cánh tả đạt được hơn 13% phiếu bầu, tăng 7% so với cách đây bốn năm, Đảng Tự do giảm từ 13,9 năm 2007 xuống còn 12,3% và Đảng Bảo thủ số phiếu bầu cũng giảm từ 10,4% năm 2007 xuống còn 4,9%.
Cho tới nay, dưới tác động và ảnh hưởng của các đảng cực hữu, Đan Mạch trở thành quốc gia ở châu Âu có chính sách khắt khe nhất đối với người nước ngoài và cũng là quốc gia “chẳng mặn mà gì” đối với chính sách chung của EU. Đây vừa là nơi khởi xướng làn sóng thù địch và phân biệt đối xử người nước ngoài ở châu Âu trong thời gian qua, vừa là nơi đi đầu trong cuộc đụng độ giữa phương Tây với Đạo Hồi cả về ý thức hệ lẫn tôn giáo, văn hóa lẫn sắc tộc mà vụ việc vẽ và đăng tranh biếm họa những đấng thần linh tôn nghiêm của người theo Đạo Hồi là ví dụ điển hình. Là một thành viên nhỏ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), song Đan Mạch luôn hăng hái tham gia ngay từ đầu những chiến dịch quân sự và chiến tranh mà tổ chức này đã, đang và vẫn tiến hành ở bên ngoài. Dù là thành viên EU nhưng Đan Mạch luôn có một lối đi riêng, như mới đây nhất là tiến hành kiểm tra kiểm soát ở cửa khẩu biên giới với các thành viên EU khác, một việc làm đi ngược lại những thỏa thuận đã được quy định trong Hiệp ước Shen-gen (Schengen).
Kết quả cuộc bầu cử và việc Liên minh trung hữu bị truất quyền cho thấy, con bài thù địch người nước ngoài không còn có tác dụng chính trị - xã hội nội bộ nữa và cử tri quan tâm coi trọng hơn đến việc phát triển kinh tế - xã hội, cả chủ định đơn phương như có thể và EU như cần thiết cũng đã bị coi là lợi bất cập hại. Cho nên nếu thực sự đáp ứng chiều hướng diễn biến trong tâm lý và mong đợi của cử tri thì chính phủ liên hiệp mới của nữ thủ tướng đầu tiên sẽ phải ưu tiên nhiều hơn cho phát triển kinh tế đất nước, ngăn ngừa khủng hoảng tài chính, ôn hòa hơn trong chính sách đối với người nước ngoài và thân thiện hơn với EU. Biết đâu, sự chuyển hướng từ hữu sang tả, từ thái quá sang trung dung ở đất nước này có thể khởi động một làn sóng tương tự ở cả châu Âu thì bước chuyển sẽ trở thành bước ngoặt đối với cả Đan Mạch lẫn châu Âu./.
Bà Hê-len Tho-ning - Smít năm nay 44 tuổi, đảm nhận cương vị Chủ tịch Đảng Xã hội Dân chủ Đan Mạch từ năm 2005 và được coi là biểu tượng cho sự trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo đảng này. Việc Đảng Xã hội dân chủ Đan Mạch trở lại cầm quyền sau 10 năm có lý do ở phía liên minh chính phủ cánh hữu và cực hữu, nhưng cũng có nguyên nhân rất đáng kể ở cá nhân bà Hê-len Tho-ning - Smít. Nữ chính trị gia này không chỉ đã thành công trong việc khắc phục cuộc xung đột về thế hệ trong nội bộ đảng, mà còn tập hợp được gần như tất cả các đảng phái chính trị và lực lượng cánh tả cũng như trung tâm ở Đan Mạch để đánh bại chính phủ đương nhiệm. |
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức  (25/09/2011)
Tạo "cú hích" phát triển kinh tế biển  (25/09/2011)
Hoàn thiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015  (25/09/2011)
AIPA-32 tiếp tục mở đường cho sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước thành viên và các nước quan sát viên  (24/09/2011)
CPI tháng 9 “hạ nhiệt” nhưng tiềm ẩn “cú sốc” mới  (24/09/2011)
WB và IMF tìm giải pháp cho những thách thức kinh tế toàn cầu  (24/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên