Agribank ủng hộ 52,5 tỷ đồng cho 22 tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19
TCCS - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam, Nam Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Agribank đã quyết định ủng hộ 52,5 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho các địa phương.
Cụ thể: Ủng hộ Thành phố Hồ Chí Minh 20 tỷ đồng; ủng hộ 21 tỉnh, thành phố với tổng số tiền 32,5 tỷ đồng (Bình Dương, Đồng Tháp, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Tây Ninh, Thành phố Cần Thơ, Bình Phước, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu). Đây là số tiền đóng góp của người lao động trong toàn hệ thống và nguồn an sinh xã hội của Agribank.
Ngoài mục tiêu kinh doanh, Agribank là một trong những đơn vị tích cực và chủ động các hoạt động an sinh xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Từ năm 2020 đến nay, toàn hệ thống Agribank đã ủng hộ trên 200 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên cả nước. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Agribank ủng hộ 60 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19 Quốc gia; 10 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và mua vắc xin ngừa COVID-19 của thành phố Hà Nội; ủng hộ các bệnh viện tuyến đầu chống dịch: Bệnh viện K, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, trung tâm y tế và các lực lượng tham gia chống dịch tại các địa phương trên cả nước…Ngoài ra, các chi nhánh trong toàn hệ thống Agribank còn tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng khác: Kết nối thu mua và tiêu thụ nông sản cho các hộ sản xuất trong vùng dịch; trao tặng lương thực, thực phẩm và các dụng cụ y tế, đồ dùng thiết yếu cho nhân dân, các lực lượng tham gia phòng chống dịch tại các địa phương đang bị phong tỏa, những vùng, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19....
Bên cạnh sự ủng hộ về vật chất và tinh thần, Agribank triển khai các biện pháp kinh tế hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất. Năm 2020, Agribank đã triển khai gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt từ ngày 16-6-2021, Agribank nâng gấp đôi quy mô gói tín dụng ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 lên 200.000 tỷ đồng. Agribank đồng thời thực hiện giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ (gốc và lãi) cho khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Từ ngày 17-5-2021, Agribank đã triển khai chương trình miễn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Agribank, áp dụng đối với khách hàng cá nhân và tổ chức có tài khoản thanh toán tại Agribank, giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử (Agribank E-Mobile Banking, Agribank Internet Banking, ATM/CDM) và tại quầy giao dịch của Agribank. Thực hiện miễn phí chuyển tiền, tiếp nhận kinh phí của các tổ chức và cá nhân ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ngoài ra, Agribank đang triển khai các chương trình ưu đãi tín dụng khác để hỗ trợ khách hàng: Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 30.000 tỷ đồng; cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu quy mô 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD; cho vay khách hàng lớn quy mô 15.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng tiêu dùng tại các đô thị quy mô 20.000 tỷ đồng.
Mới đây nhất, Agribank đã giảm tiếp 10% lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ước tính, với việc tiếp tục giảm lãi suất lần này, Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng./.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tận dụng tối đa “thời gian vàng”, đưa Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới  (23/07/2021)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tận dụng tối đa “thời gian vàng”, đưa Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới  (23/07/2021)
Thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19  (23/07/2021)
Petrovietnam chủ động, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện “mục tiêu kép”  (23/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên