Năng lực “nhận sai”
Xưa nay, ông cha ta thường răn dạy, phải biết “mang ơn, ghi nhớ” khi được quan tâm, giúp đỡ và rằng phải dám “nhận sai, sửa đổi” khi phạm lỗi lầm, khuyết điểm. Nhiều vị vua anh minh trong lịch sử cũng tự hạ mình nhận lỗi khi có sai lầm, thiếu sót trong chính sự; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng thay mặt Đảng, Chính phủ thẳng thắn “nhận sai lầm”, “khuyết điểm” và quyết tâm sửa sai trước Quốc hội và nhân dân về một số thiếu sót trong cải cách ruộng đất, thể hiện sự khiêm tốn, “chí công vô tư”, bản lĩnh của người cộng sản chân chính. Biết nhận sai chính là “tự phê bình và phê bình”, đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn sự trong sạch, niềm tin cho cơ quan, tổ chức, là nét ứng xử văn hóa tốt đẹp trong truyền thống dân tộc.
Tiếc rằng, hiện nay, nhiều người vì danh, lợi mà sẵn sàng “phủi sạch” trách nhiệm, dù sai sót, hậu quả đã rành rành. Khi thiếu liêm sỉ, danh dự, người ta dễ “thờ ơ, vô cảm” trước chính những lỗi lầm của bản thân. Một số cán bộ, đảng viên không những có thói quen giấu giếm, chối bỏ, phủ nhận sai phạm, khuyết điểm, mà khi bị “lộ”, lại còn thiếu thành khẩn, thậm chí sẵn sàng đổ lỗi cho người khác. Chưa hết, nhiều người còn cậy thế, thách thức tổ chức, dư luận, gây mất đoàn kết, bất ổn trong nội bộ, cơ quan, đơn vị.
Ấy vậy là, nét văn hóa “nhận sai” tốt đẹp đó dường như nay vẫn là “của hiếm”!
Nguyên nhân là từ đâu? Trong một số cơ quan, đơn vị, cấp dưới thường có thái độ e dè, ngại va chạm với cấp trên, nhiều khi thấy lãnh đạo làm sai cũng không dám can ngăn, sợ bị hiểu lầm là “chống đối”, nên “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”(1), sợ ảnh hưởng tới lợi ích bản thân. Một số người khi ở cương vị lãnh đạo, quản lý, mỗi khi ra quyết định thường có xu hướng cho rằng, ý kiến của mình là nhất, từ đó, áp đặt mọi người phải làm theo ý mình, không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác. Kể cả khi biết sai, họ cũng không dám nhận sai, vì lo sợ trách nhiệm hay sợ bị đánh giá yếu kém.
“Nhân vô thập toàn”, con người ta không ai hoàn hảo, không có khiếm khuyết, sai lầm. Điều quan trọng là thái độ ứng xử của bản thân trước những những khuyết điểm, sai lầm ấy, biết thực tâm nhận lỗi, sửa sai đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm.
Để có được đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, có lẽ trong mỗi người cán bộ, đảng viên không thể thiếu được một phẩm chất, đó là “dám nhận sai”. Nhận sai để mạnh mẽ đứng lên làm cho đúng! Khi đó dân mới tin và tổ chức đảng, chính quyền mới thêm mạnh, thêm vững./.
-----------------
(1) Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 30-10-2016, của Ban Chấp hành Trung ương, “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”
Hà Nội nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (10/07/2023)
Sống khỏe nhờ... "ngậm miệng"!  (12/12/2022)
Thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ đơn vị quản lý học viên ở nhà trường quân đội hiện nay  (19/04/2022)
Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong công tác dân vận hiện nay  (26/09/2021)
“Mệnh lệnh không lời” của người đứng đầu  (31/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay