Quận Ba Đình phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19
TCCS - Nhằm thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quận Ba Đình phát huy tối đa vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, đẩy mạnh công tác rà soát, thực hiện các phương án ứng phó trong mọi tình huống, huy động sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị nhằm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Hệ thống chính trị cơ sở thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch bệnh COVID-19
Từ khi ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, quận Ba Đình đã khẩn trương chỉ đạo, triển khai các phương án phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng kế hoạch ứng phó với diễn biến ở các cấp độ theo kế hoạch đã ban hành phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ủy ban nhân dân quận đã ban hành các quyết định, kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đồng bộ và khẩn trương các giải pháp thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để người dân nâng cao nhận thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ quan nhưng không hoang mang, lo lắng thái quá; không dự trữ quá nhiều thực phẩm, nhu yếu phẩm...
Quận đã thực hiện rà soát người nước ngoài đi cùng chuyến bay có các trường hợp dương tính COVID-19 và tiến hành cách ly đúng quy định; phối hợp cung cấp thông tin cho ban chỉ đạo các quận, huyện, thị xã để phối hợp điều tra dịch tễ. Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận trực tiếp chỉ đạo xây dựng phương án điều tra dịch tễ các trường hợp nghi ngờ nhiễm F2 phát sinh từ F1 để kịp thời khoanh vùng cách ly, không để dịch lây lan trên địa bàn. Đặc biệt, lãnh đạo quận đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thống kê, rà soát, cách ly những người về từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia, Iran, Tây Ban Nha, Anh... và người đi về từ vùng có dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thành phố. Chỉ đạo Công an quận phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, thống kê, theo dõi người đi từ vùng dịch, người tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ công tác, học tập, sinh sống trên địa bàn quận để theo dõi sức khỏe, cách ly theo quy định, phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh đó, quận đã triển khai thực hiện phương án “4 tại chỗ” đáp ứng phòng, chống dịch bệnh COVID-19; dự trù khối lượng lương thực thực phẩm của các nhà cung cấp từ 32 siêu thị cùng 3 chợ thuộc quản lý của quận; đồng thời, xây dựng phương án cơ sở cách ly tại chỗ đối với các trường hợp F1, F2; dự kiến địa điểm tại Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa với khoảng 1.900 đến 2.000m2 sàn, 250 giường bệnh; huy động 247 bác sĩ, nhân viên y tế trên địa bàn và 1 xe cứu thương trực tại chỗ. Chỉ đạo ủy ban nhân dân các phường, huy động mạng lưới 840 công tác viên, 1.674 đội viên đội xung kích tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn các phường.
Quận Ba Đình cũng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ người nghi ngờ mắc bệnh và người liên quan với các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19, người từ vùng dịch trở về. Nhằm đẩy mạnh công tác vệ sinh khử khuẩn, phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quận Ba Đình đã tăng cường vệ sinh môi trường, phun hóa chất khử khuẩn tại trường học, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan, tổ chức, nơi công cộng... Hoàn thành phun khử trùng đồng bộ 100% (58/58 trường) mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và các nhóm lớp mầm non trên địa bàn quận; 100% (52/52 điểm phun) tại trụ sở, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân quận, chợ dân sinh, di tích lịch sử. Hoàn thành phun khử khuẩn sân vận động Quần Ngựa phục vụ giao nhận quân, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương trên địa bàn quận. Hướng dẫn các cơ quan công sở (đặc biệt đối với bộ phận một cửa phường, quận), các đơn vị, nhà hàng, chung cư, đình, đền, chùa, trường học thực hiện các biện pháp phòng dịch như lau, rửa cầu thang, khóa cửa…; yêu cầu cán bộ, công chức đeo khẩu trang hằng ngày; thực hiện khử khuẩn tại khu vực có có ca bệnh nghi ngờ, khu vực lấy mẫu bệnh phẩm; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn từ hộ gia đình, cơ quan, công sở, các địa điểm công cộng, trường học... để phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức phát động đợt hoạt động cao điểm về vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.
Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh
Với vị trí là địa bàn trung tâm chính trị - hành chính của Thủ đô, quận Ba Đình đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững mục tiêu ổn định địa bàn, kiềm chế và ngăn chặn dịch bệnh; tận dụng thời gian “vàng” giãn cách, kiểm soát chặt chẽ không để dịch lây lan rộng; ưu tiên bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trước hết và trên hết.
Ban Thường vụ Quận ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ quận đến cơ sở cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị ưu tiên số một, quán triệt sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng về giãn cách xã hội để tập trung phòng, chống dịch COVID-19. Toàn hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở phải cùng vào cuộc với tinh thần nỗ lực, quyết tâm cao nhất, chủ động, quyết liệt triển khai đầy đủ, nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Chỉ thị số 16-CT/TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Ban thường vụ Quận ủy.
Ngày 30-7-2021, Quận ủy Ba Đình ban hành công văn số 414-CV/QU, “Về việc “Thực hiện Thông báo số 430-TB/TU, của Thành ủy, về công tác phòng, chống dịch COVID-19””. Theo đó, công văn nêu rõ: “Để đáp ứng tốt hơn, cụ thể hơn và hiệu quả hơn công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay, Ban Thường vụ Quận ủy yêu cầu đồng chí bí thư cấp ủy, người đứng đầu chính quyền từ quận đến cơ sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân tập trung thực hiện một số biện pháp quan trọng, bao gồm: Thứ nhất, toàn hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở, nhất là các phường, địa bàn dân cư, tổ dân phố phải tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch, vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa; đặc biệt phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Thứ hai, Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời, đúng quy định để bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Quận ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân quận, Sở chỉ huy phòng, chống dịch quận. Thứ ba, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quận: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân chấp hành nghiêm túc quy định của thành phố về giãn cách xã hội; đồng thời tuyên truyền, định hướng dư luận góp phần củng cố niềm tin của cán bộ và nhân dân, qua đó tạo sự đồng thuận, quyết tâm, thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Quan tâm huy động các nguồn lực xã hội hóa để kịp thời động viên, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Thứ tư, Đảng ủy, ủy ban nhân dân 14 phường tận dụng tối đa “thời gian vàng” 15 ngày giãn cách xã hội để thần tốc truy vết, bóc tách các trường họp F0 ra khỏi cộng đồng; cách ly triệt để các trường hợp Fl, F2 và người liên quan; bằng mọi cách dập tắt nhanh nhanh nhất các ổ dịch mới, không để lây lan rộng ra cộng đồng. Chỉ đạo từng địa bàn dân cư, tổ dân phố, các Tổ COVID-19 cộng đồng tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh, tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát, thường trực 24/7.
Cấp ủy, chính quyền các cấp nêu cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, phân công nhiệm vụ cụ thể, công khai số điện thoại trực đường dây nóng và trực phòng, chống dịch; tổ chức trực ban 24/24 và 7 ngày/tuần, tăng cường các kênh giám sát và đồng hành của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nâng cao ý thức, nghiêm túc thực hiện quy định trong phòng chống dịch COVID-19. Ban Thường vụ và bí thư cấp ủy chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Quận ủy, Ban Chỉ đạo và Sở Chỉ huy phòng chống dịch quận về hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại địa bàn, đơn vị phụ trách.
Bên cạnh đó Ban Thường vụ cũng yêu cầu các cấp ủy, chính quyền từ quận tới cơ sở tăng cường quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế trong xã hội, những người đang cách ly; khẩn trương triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021, của Chính phủ, “Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19” và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ người dân khó khăn.
Đối với các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là 14 phường cần chủ động, tích cực chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình hay, cách làm tốt trong phòng, chống dịch bệnh theo phương châm chỉ đạo: “3 trước” (nhận diện trước; chuẩn bị phương án, lực lượng, vật tư trước; phát hiện, hành động, xử lý trước), “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), “3 an toàn” (trụ sở an toàn; đội ngũ an toàn đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu; địa bàn an toàn), “3 chủ động” (chủ động cho tình huống xấu; chủ động chuẩn bị phương án kế hoạch; chủ động phòng ngừa quá tải), “4 sẵn sàng” (sẵn sàng mọi nguồn lực, sẵn sàng hỗ trợ cho khu vực phức tạp; sẵn sàng cung cấp nhu yếu phẩm cho khu vực cách ly; sẵn sàng ứng phó vấn đề tâm lý đám đông). Đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại chỗ và lưu động, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ban Thường vụ cũng yêu cầu các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Tổ trưởng tổ công tác phụ trách địa bàn theo Thông báo số 22-TB/QU của Quận ủy, các tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Thường vụ Quận ủy tăng cường kiểm tra, đôn đốc cũng như cùng đồng hành với cơ sở thuộc phạm vị phụ trách về công tác phòng, chống dịch, kịp thời đề xuất, kiến nghị Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận kịp thời biểu dương, khen thưởng nơi làm tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình, đề xuất xử lý kỷ luật nơi làm chưa tốt; công bố công khai để làm gương.
Đồng thời chỉ đạo Hội đồng nhân dân quận phối hợp Ủy ban nhân dân quận cân đối, phân bổ nguồn lực, bảo đảm phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận; tăng cường giám sát hỗ trợ của Thường trực Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quận trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện các biện pháp hỗ trợ các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, các đối tượng yếu thế, các tổ chức, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ đạo và Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 của quận quyết liệt điều hành các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Quận Ba Đình đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh; chủ động xây dựng các phương án dự phòng nhằm ứng phó với các tình huống phức tạp về thiên tai, dịch bệnh; chủ động cập nhật thông tin, bảo đảm tỷ lệ bao phủ vắc xin và miễn dịch cộng đồng; qua đó, đẩy lùi được dịch bệnh đồng thời thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: vừa chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận./.
Cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị thành phố Hà Nội  (28/08/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển