Đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch quốc gia
Sau 20 năm, du lịch Vĩnh Phúc đã có bước phát triển
20 năm kể từ khi tái lập tỉnh, du lịch Vĩnh Phúc đã từng bước xây dựng được thương hiệu và trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện trong lòng du khách. Lượng du khách đến tham quan và du lịch tại Vĩnh Phúc luôn giữ tốc độ tăng trưởng bình quân 12% - 15%. Sự tăng trưởng này đã đem lại hiệu quả đáng kể, tăng nguồn thu cho ngân sách, mở rộng quan hệ giao lưu, tăng thu nhập cho người lao động trong ngành và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương ở những khu, điểm du lịch.
Công tác tuyên truyền, quảng bá được duy trì thường xuyên, có chiều sâu trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hoạt động đa dạng khác đã góp phần nâng cao được hình ảnh Vĩnh Phúc nói chung và du lịch Vĩnh Phúc nói riêng tới bạn bè trong nước, quốc tế. Qua đó, tạo thế và lực cho du lịch tỉnh phát triển vững chắc trong giai đoạn mới, từng bước đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch.
Thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế đã thu hút một lượng khách lớn đến Vĩnh Phúc. Nếu năm 2011, du lịch Vĩnh Phúc chỉ đón được 1.790.000 lượt khách, trong đó có 27.100 lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 740 tỷ đồng thì đến hết năm 2016, du lịch Vĩnh Phúc dự kiến đón được 3.821.000 lượt khách, tăng15%, trong đó có 37.323 lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch ước đạt 1.287 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Bằng nhiều nguồn vốn từ các chương trình, dự án về giao thông, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, chương trình quốc gia về phát triển du lịch, huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong nước, nguồn vốn vay, tài trợ của các tổ chức quốc tế, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật các khu du lịch đã được tăng cường đầu tư, tạo ra diện mạo mới cho du lịch Vĩnh Phúc. Kết cấu hạ tầng nhiều khu du lịch như: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải ngày càng tốt hơn; hệ thống giao thông đến các điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh cũng đã cơ bản hoàn thành. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tăng đáng kể. Năm 2011, toàn tỉnh mới có 128 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú với 2.346 buồng, đến 2016 trên địa bàn tỉnh có 304 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách với 4.643 buồng, trong đó có 1 khách sạn đạt 5 sao, 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 28 khách sạn 2 sao và 15 khách sạn 1 sao, đảm bảo đón trên 3 triệu lượt khách lưu trú trong một năm.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 3 khu du lịch dịch vụ trọng điểm của tỉnh là: Quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu du lịch Tam Đảo I; Khu phía Tây - khu du lịch Đại Lải; Quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 Khu Danh thắng Tây Thiên. Đồng thời, xây dựng đề án tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020.
Đến nay, nhiều dự án, công trình trọng điểm đã được ngành triển khai, hoàn thành như: Dự án tu bổ Đền thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu thuộc khu danh thắng Tây Thiên giai đoạn II; tu bổ di tích Đền Thính - Yên Lạc; Đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn - Lập Thạch; Đền thờ Đức Bà - Tam Dương; Cụm di tích Đình - Chùa Hương Canh; Đền Thánh Mẫu Triệu Thị Khoan Hòa. Dự án Văn Miếu tỉnh cũng đã cơ bản hoàn thành các hạng mục quan trọng, dự kiến sẽ khánh thành trong năm 2017.
Để du lịch Vĩnh Phúc thực sự “cất cánh”
Muốn ngành du lịch cất cánh, người làm du lịch Vĩnh Phúc phải tránh cách làm du lịch theo kiểu “ăn xổi”, phải có quy hoạch đồng bộ và lâu dài. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, ngành Du lịch Vĩnh Phúc đã và đang tập trung phát triển theo 3 hướng chính đó là: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuân và du lịch sinh thái rừng; du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo. Phấn đấu đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực phía Bắc, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng với các vùng trọng điểm du lịch của cả nước.
Các giải pháp chủ yếu được tỉnh đề ra là tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; huy động mọi nguồn lực để cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, ưu tiên các nguồn vốn xã hội hóa; chủ động dành quỹ đất cho các dự án đầu tư du lịch. Đồng thời, từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực du lịch, tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch bài bản, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Xây dựng các khu du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hoá gắn với bảo vệ tài nguyên - môi trường. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh bạn, đặc biệt là các địa phương có ngành du lịch phát triển. Phát triển những sản phẩm du lịch có thương hiệu, mang nét đặc trưng của Vĩnh Phúc.
Nhiệm kỳ 2016 - 2020, Vĩnh Phúc đã xác định phát triển du lịch là mũi nhọn. Với những giải pháp cụ thể, có thể tin tưởng trong tương lai không xa du lịch Vĩnh Phúc sẽ phát triển trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn mang tầm cỡ quốc gia./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-11 đến ngày 04-12-2016)  (05/12/2016)
Về thu hút thanh niên tham gia các tổ chức do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt và phụ trách  (05/12/2016)
Về thu hút thanh niên tham gia các tổ chức do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt và phụ trách  (05/12/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri Quân khu 9  (05/12/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển