Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19-9 đến ngày 25-9-2016)
23:28, ngày 26-09-2016
TCCSĐT - Hội nghị Cấp cao lần thứ 17 của Phong trào Không liên kết tại đảo Margarita, Venezuela từ ngày 17 đến ngày 18-9-2016 đã kết thúc với sự tham gia của 104/120 nước thành viên, trong đó có 22 Nguyên thủ và Thủ tướng, 11 Phó Tổng thống và Phó Thủ tướng. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đã có những đóng góp tích cực, cụ thể tại Hội nghị cấp cao, cũng như cuộc họp cấp Bộ trưởng và quan chức cao cấp (SOM) trước đó.
Việt Nam đóng góp tiếng nói tích cực nhằm giữ vững định hướng của Phong trào Không liên kết
Với chủ đề "Hoà bình, Chủ quyền và Đoàn kết vì Phát triển", tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 17 của Phong trào Không liên kết lần này, các nước đều tập trung khẳng định lại các giá trị cơ bản và mục tiêu chung của Phong trào từ khi thành lập, coi đó là cơ sở để cả Phong trào củng cố đoàn kết, tăng cường phối hợp hành động nhằm ứng phó với các thách thức hiện nay như chiến tranh, xung đột, can thiệp, lật đổ, bảo vệ chủ quyền, chống khủng bố, thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu… Hội nghị đã thông qua Văn kiện cuối cùng, khẳng định quyết tâm bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Phong trào, đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc và các hệ thống quản trị toàn cầu theo hướng dân chủ và công bằng hơn, yêu cầu các nước phát triển trợ giúp các nước đang phát triển thông qua bảo đảm ODA, dành các ưu đãi và tạo môi trường công bằng, bình đẳng để phát triển.
Các nước ASEAN đã tham gia và có tiếng nói tích cực tại Hội nghị trên các vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Phong trào hiện nay, nhất là sự cần thiết phải củng cố đoàn kết của Phong trào. Sự đoàn kết của ASEAN thể hiện rất rõ qua việc đề cập vấn đề Biển Đông tại Hội nghị, kêu gọi thực hiện kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đây cũng là những vấn đề mang tính nguyên tắc, phù hợp với các nguyên tắc Bandung và lập trường chung xuyên suốt của Phong trào.
Việt Nam nằm trong nhóm 33 nước có cấp tham gia cao nhất. Điều này thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với Phong trào, sẵn sàng đóng góp tích cực vào thành công của Hội nghị, đồng thời là biểu hiện sự ủng hộ, tình đoàn kết với nước chủ nhà Venezuela và các nước bạn bè truyền thống của Việt Nam ở Mỹ Latinh nói chung. Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị, được nước chủ nhà và các nước thành viên hoan nghênh và đánh giá cao. Đóng góp của Đoàn Việt Nam thể hiện trên ba khía cạnh.
Một là, Việt Nam đã góp tiếng nói tích cực với mục đích giữ vững định hướng của Phong trào trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, nhất là việc các nước bên ngoài tìm cách can thiệp, phân hoá Phong trào và một số biểu hiện xa rời các nguyên tắc cơ bản trong nội bộ phong trào. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thúc đẩy đoàn kết, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của Phong trào, nhất là không can thiệp công việc nội bộ, không gây sức ép, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng và đáp ứng lẫn nhau giữa các nước thành viên, và các nước bên ngoài cần tôn trọng ý kiến của các nước trong khu vực về các vấn đề của khu vực đó. Đây chính là điều kiện tiên quyết để Phong trào giữ được bản sắc của mình và tiếp tục phát triển.
Hai là, cùng với nhiều nước, Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết phải dành ưu tiên cho việc xử lý những vấn đề lớn, cấp bách của cả Phòng trào và của nhân loại, như bảo vệ chủ quyền, độc lập, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu… đáp ứng được lợi ích chung của các nước thành viên không liên kết.
Ba là, Đoàn Việt Nam đã tích cực ủng hộ, trao đổi với nước Chủ tịch trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn để tháo gỡ những vấn đề, khác biệt nảy sinh trong quá trình Hội nghị, trên cơ sở các nguyên tắc của Phong trào, góp phần vào thành công của Hội nghị. Chúng ta đã thể hiện vai trò xây dựng, chủ động, tích cực, được nước Chủ nhà, các nước thành viên đánh giá cao, qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam đối với Phong trào và bạn bè quốc tế. Lãnh đạo các nước bạn bày tỏ khâm phục truyền thống lịch sử và thành tựu 30 năm đổi mới của ta, cam kết tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp của ta đầu tư, hợp tác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản
Chiều 20-9-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đã tiếp Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản Ryotaro Sugi đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng gặp Ngài Ryotaro Sugi, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao các đóng góp đó và mong của Ngài Đại sứ trong gần 30 năm qua bằng những hoạt động đầy ý nghĩa, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giao lưu nhân dân, hoạt động nhân đạo. Thủ tướng tin tưởng trong thời gian tới, với uy tín của mình, Ngài Đại sứ sẽ tiếp tục có nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản vào năm 2018. Thủ tướng cũng mong muốn ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn tại Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động rất thành công ở Việt Nam, là cầu nối để thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại, mang lại lợi ích cho đất nước và người dân hai nước.
Về phần mình, Ngài Ryotaro Sugi bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng, đồng thời cảm ơn Thủ tướng đã dành lời tốt đẹp dành cho mình. Ngài Ryotaro Sugi đã thông báo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khẳng định, bằng tình cảm yêu mến đất nước con người Việt Nam, suốt 28 năm qua, sẽ luôn nỗ lực để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam. Ngài Ryotaro Sugi đánh giá, tiềm năng phát triển của Việt Nam cũng như tiềm năng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa đều còn rất lớn. Ngài Đại sứ mong rằng trong quá trình phát triển, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác quan hệ với Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.
Đàm phán vòng 9 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc
Từ ngày 18 đến ngày 21-9-2016, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc đàm phán vòng 9 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Trưởng Nhóm công tác phía Việt Nam là Vụ trưởng Vụ Biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Lê Quý Quỳnh. Trưởng Nhóm công tác phía Trung Quốc là đại diện Vụ Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Chu Kiện. Đại diện Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương liên quan hai bên cùng tham gia cuộc đàm phán.
Tại cuộc họp, hai bên khẳng định sẽ nghiêm túc thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và theo tinh thần “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên đã tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong năm 2016 của những dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển đã ký kết và thống nhất kế hoạch công tác năm 2017, bao gồm dự án “Nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Hô-lô-xen khu vực châu thổ sông Hồng và sông Trường Giang” và dự án “Hợp tác nghiên cứu về quản lý môi trường biển và hải đảo khu vực Vịnh Bắc Bộ”.
Hai bên thống nhất được ý tưởng về triển khai hợp tác thả giống nguồn lợi thủy sinh biển Vịnh Bắc Bộ; trao đổi ý kiến về nội dung một số dự án hợp tác khác; thống nhất đàm phán Vòng 10 về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Trung Quốc vào quý I năm 2017.
Mong muốn các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương Campuchia đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia
Chiều 22-9-2016, Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của phóng viên về các vấn đề báo chí quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin liên quan đến tình hình cộng đồng người Việt ở Campuchia, Người Phát Ngôn Lê Hải Bình nêu rõ: Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài là luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện hỗ trợ đồng bào làm ăn, sinh sống, đồng thời hòa nhập tốt vào cuộc sống sở tại. Đối với đồng bào Việt Nam ở Campuchia, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với phía Campuchia để đảm bảo cuộc sống, các điều kiện sinh sống và làm ăn thuận lợi cho bà con. “Chúng tôi luôn bày tỏ mong muốn rằng, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương Campuchia quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia để bà con sinh sống và làm ăn ở đây”, Người Phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản có nói sẽ tăng cường tuần tra chung cùng với Hoa Kỳ ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động của các bên đều có đóng góp tích cực và xây dựng, duy trì hòa bình, ổn định hợp tác khu vực Biển Đông. Khu vực Biển Đông là tuyến đường biển huyết mạch của khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy tất cả các nước trong và ngoài khu vực đều có lợi ích cũng như trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc, vừa qua Trung Quốc và Nga tổ chức tập trận trên Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, là quốc gia ven biển và cũng là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam cho rằng mọi hoạt động bao gồm cả các hoạt động quân sự tại khu vực Biển Đông cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam cũng mong tất cả các nước có những đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông cũng như khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan đang “âm thầm” xây dựng một số cơ sở trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm phục vụ mục đích quân sự, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin này. “Tuy nhiên, tôi xin khẳng định rằng, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Vì vậy việc phía Đài Loan chiếm đóng và tiến hành các hoạt động tại khu vực này là hoàn toàn phi pháp và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị ASEAN - Hoa Kỳ, ASEAN - Liên hợp quốc
Ngày 23-9-2016, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị không chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Hoa Kỳ để nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ và việc duy trì đà phát triển của mối quan hệ này trong thời gian qua; nhất trí sẽ nỗ lực triển khai các thỏa thuận đã đạt được, nhất là kết quả tích cực của Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ tư diễn ra ngày 08-9 vừa qua tại Viêng Chăn (Lào) và Chương trình hành động ASEAN - Hoa Kỳ giai đoạn 2016-2020. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khẳng định Hoa Kỳ tiếp tục cam kết lâu dài với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng và giữ vai trò trung tâm ở khu vực; tích cực triển khai các sáng kiến, cam kết mà Tổng thống Barack Obama đã công bố, trong đó có Sáng kiến Kết nối Hoa Kỳ - ASEAN và các chương trình thuộc khuôn khổ hợp tác các nước Hạ nguồn sông Mekong.
Trước đó, ngày 22-9, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng đã họp với Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 31 và Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Hai bên đã bàn phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hợp tác ASEAN - Liên hợp quốc, nhất là triển khai kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc lần thứ 8 diễn ra ngày 07-9 tại Viêng Chăn và phối hợp thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 31 và Tổng Thư ký Liên hợp quốc đều đánh giá cao vai trò của ASEAN đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Đông Á; mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện giữa Liên hợp quốc và ASEAN, nhất là trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện nay.
Tại các hội nghị trên, các bộ trưởng cũng trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông và các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh cùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng, ASEAN luôn coi trọng quan hệ và hợp tác toàn diện với các đối tác quan trọng, trong đó có Hoa Kỳ và Liên hợp quốc; đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hợp tác và hỗ trợ ASEAN trên một số lĩnh vực ưu tiên như kết nối, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp và sáng tạo, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, biến đổi khí hậu và phát triển tiểu vùng Mekong; mong muốn Liên hợp quốc phối hợp chặt chẽ với ASEAN để thực hiện hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững, hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực trong liên kết khu vực và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đề nghị ASEAN và các đối tác tiếp tục đóng góp vào nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc tự kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hình thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc
Chiều 25-9-2016, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức lễ đón chính thức và hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Trung Quốc do đồng chí Quách Thanh Côn, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn sang thăm chính thức Việt Nam. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam chủ trì lễ đón.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Tô Lâm chúc mừng những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được và những thành tựu to lớn của Bộ Công an Trung Quốc trong thời gian qua, góp phần quan trọng giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Hai Bộ trưởng thống nhất đánh giá, trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung, giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc nói riêng không ngừng mở rộng, phát triển, đạt được nhiều kết quả thiết thực trên các lĩnh vực hợp tác. Đồng thời, hai Bộ trưởng bày tỏ mong muốn, mối quan hệ hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đã đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 5 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc. Kết thúc hội nghị, hai Bộ trưởng đã ký kết “Bản ghi nhớ kết quả Hội nghị”. Hai bên cũng đề ra phương hướng hợp tác giữa hai Bộ từ nay tới năm 2018. Theo đó, hai Bộ sẽ tiếp tục công tác trao đổi Đoàn về các vấn đề cùng quan tâm trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, thực thi pháp luật có liên quan tới hai nước; tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, tăng cường hợp tác đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, nhất là tội phạm khủng bố, tội phạm trên không gian mạng, tội phạm mua bán người, tội phạm ma tuý...
Trong thời gian ở thăm và làm việc tại Việt Nam, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Trung Quốc do đồng chí Quách Thanh Côn, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn đã đến chào Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Các tổ chức hữu nghị Pháp - Việt ra Tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA về Biển Đông
Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines về các tranh chấp ở Biển Đông, mới đây Hội Hữu nghị Pháp - Việt và các tổ chức của cộng đồng người Việt, các tổ chức hữu nghị với Việt Nam tại Pháp vừa ra Tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của PCA về Biển Đông. Tuyên bố nhấn mạnh theo phán quyết của PCA, Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ pháp lý nào khi đòi “quyền lịch sử” đối với cái gọi là “đường chín đoạn” trên Biển Đông, không những vậy Trung Quốc đã gây ra những tổn hại nặng nề đối với hệ sinh thái thông qua việc tự ý khai phá, biến đổi hiện trạng và xây dựng tràn lan các cơ sở hạ tầng cảng tàu, sân bay tại khu vực Biển Đông.
Tuyên bố cũng phản đối mạnh mẽ những hành động, yêu sách trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan đặc biệt là Trung Quốc và cộng đồng quốc tế cam kết và hành động để luật pháp quốc tế phải được thực thi, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phải được tuân thủ; những tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng những giải pháp hòa bình và đàm phán theo luật quốc tế, tuyệt đối không sử dụng bất cứ hình thức hăm dọa và sử dụng vũ lực nào; đảm bảo sự tôn trọng của các bên đối với phán quyết của PCA./.
Với chủ đề "Hoà bình, Chủ quyền và Đoàn kết vì Phát triển", tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 17 của Phong trào Không liên kết lần này, các nước đều tập trung khẳng định lại các giá trị cơ bản và mục tiêu chung của Phong trào từ khi thành lập, coi đó là cơ sở để cả Phong trào củng cố đoàn kết, tăng cường phối hợp hành động nhằm ứng phó với các thách thức hiện nay như chiến tranh, xung đột, can thiệp, lật đổ, bảo vệ chủ quyền, chống khủng bố, thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu… Hội nghị đã thông qua Văn kiện cuối cùng, khẳng định quyết tâm bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Phong trào, đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc và các hệ thống quản trị toàn cầu theo hướng dân chủ và công bằng hơn, yêu cầu các nước phát triển trợ giúp các nước đang phát triển thông qua bảo đảm ODA, dành các ưu đãi và tạo môi trường công bằng, bình đẳng để phát triển.
Các nước ASEAN đã tham gia và có tiếng nói tích cực tại Hội nghị trên các vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Phong trào hiện nay, nhất là sự cần thiết phải củng cố đoàn kết của Phong trào. Sự đoàn kết của ASEAN thể hiện rất rõ qua việc đề cập vấn đề Biển Đông tại Hội nghị, kêu gọi thực hiện kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đây cũng là những vấn đề mang tính nguyên tắc, phù hợp với các nguyên tắc Bandung và lập trường chung xuyên suốt của Phong trào.
Việt Nam nằm trong nhóm 33 nước có cấp tham gia cao nhất. Điều này thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với Phong trào, sẵn sàng đóng góp tích cực vào thành công của Hội nghị, đồng thời là biểu hiện sự ủng hộ, tình đoàn kết với nước chủ nhà Venezuela và các nước bạn bè truyền thống của Việt Nam ở Mỹ Latinh nói chung. Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị, được nước chủ nhà và các nước thành viên hoan nghênh và đánh giá cao. Đóng góp của Đoàn Việt Nam thể hiện trên ba khía cạnh.
Một là, Việt Nam đã góp tiếng nói tích cực với mục đích giữ vững định hướng của Phong trào trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, nhất là việc các nước bên ngoài tìm cách can thiệp, phân hoá Phong trào và một số biểu hiện xa rời các nguyên tắc cơ bản trong nội bộ phong trào. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thúc đẩy đoàn kết, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của Phong trào, nhất là không can thiệp công việc nội bộ, không gây sức ép, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng và đáp ứng lẫn nhau giữa các nước thành viên, và các nước bên ngoài cần tôn trọng ý kiến của các nước trong khu vực về các vấn đề của khu vực đó. Đây chính là điều kiện tiên quyết để Phong trào giữ được bản sắc của mình và tiếp tục phát triển.
Hai là, cùng với nhiều nước, Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết phải dành ưu tiên cho việc xử lý những vấn đề lớn, cấp bách của cả Phòng trào và của nhân loại, như bảo vệ chủ quyền, độc lập, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu… đáp ứng được lợi ích chung của các nước thành viên không liên kết.
Ba là, Đoàn Việt Nam đã tích cực ủng hộ, trao đổi với nước Chủ tịch trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn để tháo gỡ những vấn đề, khác biệt nảy sinh trong quá trình Hội nghị, trên cơ sở các nguyên tắc của Phong trào, góp phần vào thành công của Hội nghị. Chúng ta đã thể hiện vai trò xây dựng, chủ động, tích cực, được nước Chủ nhà, các nước thành viên đánh giá cao, qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam đối với Phong trào và bạn bè quốc tế. Lãnh đạo các nước bạn bày tỏ khâm phục truyền thống lịch sử và thành tựu 30 năm đổi mới của ta, cam kết tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp của ta đầu tư, hợp tác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản
Chiều 20-9-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đã tiếp Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản Ryotaro Sugi đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng gặp Ngài Ryotaro Sugi, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao các đóng góp đó và mong của Ngài Đại sứ trong gần 30 năm qua bằng những hoạt động đầy ý nghĩa, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giao lưu nhân dân, hoạt động nhân đạo. Thủ tướng tin tưởng trong thời gian tới, với uy tín của mình, Ngài Đại sứ sẽ tiếp tục có nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản vào năm 2018. Thủ tướng cũng mong muốn ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn tại Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động rất thành công ở Việt Nam, là cầu nối để thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại, mang lại lợi ích cho đất nước và người dân hai nước.
Về phần mình, Ngài Ryotaro Sugi bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng, đồng thời cảm ơn Thủ tướng đã dành lời tốt đẹp dành cho mình. Ngài Ryotaro Sugi đã thông báo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khẳng định, bằng tình cảm yêu mến đất nước con người Việt Nam, suốt 28 năm qua, sẽ luôn nỗ lực để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam. Ngài Ryotaro Sugi đánh giá, tiềm năng phát triển của Việt Nam cũng như tiềm năng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa đều còn rất lớn. Ngài Đại sứ mong rằng trong quá trình phát triển, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác quan hệ với Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.
Đàm phán vòng 9 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc
Từ ngày 18 đến ngày 21-9-2016, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc đàm phán vòng 9 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Trưởng Nhóm công tác phía Việt Nam là Vụ trưởng Vụ Biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Lê Quý Quỳnh. Trưởng Nhóm công tác phía Trung Quốc là đại diện Vụ Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Chu Kiện. Đại diện Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương liên quan hai bên cùng tham gia cuộc đàm phán.
Tại cuộc họp, hai bên khẳng định sẽ nghiêm túc thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và theo tinh thần “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên đã tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong năm 2016 của những dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển đã ký kết và thống nhất kế hoạch công tác năm 2017, bao gồm dự án “Nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Hô-lô-xen khu vực châu thổ sông Hồng và sông Trường Giang” và dự án “Hợp tác nghiên cứu về quản lý môi trường biển và hải đảo khu vực Vịnh Bắc Bộ”.
Hai bên thống nhất được ý tưởng về triển khai hợp tác thả giống nguồn lợi thủy sinh biển Vịnh Bắc Bộ; trao đổi ý kiến về nội dung một số dự án hợp tác khác; thống nhất đàm phán Vòng 10 về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Trung Quốc vào quý I năm 2017.
Mong muốn các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương Campuchia đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia
Chiều 22-9-2016, Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của phóng viên về các vấn đề báo chí quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin liên quan đến tình hình cộng đồng người Việt ở Campuchia, Người Phát Ngôn Lê Hải Bình nêu rõ: Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài là luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện hỗ trợ đồng bào làm ăn, sinh sống, đồng thời hòa nhập tốt vào cuộc sống sở tại. Đối với đồng bào Việt Nam ở Campuchia, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với phía Campuchia để đảm bảo cuộc sống, các điều kiện sinh sống và làm ăn thuận lợi cho bà con. “Chúng tôi luôn bày tỏ mong muốn rằng, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương Campuchia quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia để bà con sinh sống và làm ăn ở đây”, Người Phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản có nói sẽ tăng cường tuần tra chung cùng với Hoa Kỳ ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động của các bên đều có đóng góp tích cực và xây dựng, duy trì hòa bình, ổn định hợp tác khu vực Biển Đông. Khu vực Biển Đông là tuyến đường biển huyết mạch của khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy tất cả các nước trong và ngoài khu vực đều có lợi ích cũng như trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc, vừa qua Trung Quốc và Nga tổ chức tập trận trên Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, là quốc gia ven biển và cũng là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam cho rằng mọi hoạt động bao gồm cả các hoạt động quân sự tại khu vực Biển Đông cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam cũng mong tất cả các nước có những đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông cũng như khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan đang “âm thầm” xây dựng một số cơ sở trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm phục vụ mục đích quân sự, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin này. “Tuy nhiên, tôi xin khẳng định rằng, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Vì vậy việc phía Đài Loan chiếm đóng và tiến hành các hoạt động tại khu vực này là hoàn toàn phi pháp và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị ASEAN - Hoa Kỳ, ASEAN - Liên hợp quốc
Ngày 23-9-2016, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị không chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Hoa Kỳ để nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ và việc duy trì đà phát triển của mối quan hệ này trong thời gian qua; nhất trí sẽ nỗ lực triển khai các thỏa thuận đã đạt được, nhất là kết quả tích cực của Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ tư diễn ra ngày 08-9 vừa qua tại Viêng Chăn (Lào) và Chương trình hành động ASEAN - Hoa Kỳ giai đoạn 2016-2020. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khẳng định Hoa Kỳ tiếp tục cam kết lâu dài với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng và giữ vai trò trung tâm ở khu vực; tích cực triển khai các sáng kiến, cam kết mà Tổng thống Barack Obama đã công bố, trong đó có Sáng kiến Kết nối Hoa Kỳ - ASEAN và các chương trình thuộc khuôn khổ hợp tác các nước Hạ nguồn sông Mekong.
Trước đó, ngày 22-9, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng đã họp với Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 31 và Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Hai bên đã bàn phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hợp tác ASEAN - Liên hợp quốc, nhất là triển khai kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc lần thứ 8 diễn ra ngày 07-9 tại Viêng Chăn và phối hợp thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 31 và Tổng Thư ký Liên hợp quốc đều đánh giá cao vai trò của ASEAN đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Đông Á; mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện giữa Liên hợp quốc và ASEAN, nhất là trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện nay.
Tại các hội nghị trên, các bộ trưởng cũng trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông và các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh cùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng, ASEAN luôn coi trọng quan hệ và hợp tác toàn diện với các đối tác quan trọng, trong đó có Hoa Kỳ và Liên hợp quốc; đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hợp tác và hỗ trợ ASEAN trên một số lĩnh vực ưu tiên như kết nối, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp và sáng tạo, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, biến đổi khí hậu và phát triển tiểu vùng Mekong; mong muốn Liên hợp quốc phối hợp chặt chẽ với ASEAN để thực hiện hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững, hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực trong liên kết khu vực và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đề nghị ASEAN và các đối tác tiếp tục đóng góp vào nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc tự kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hình thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc
Chiều 25-9-2016, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức lễ đón chính thức và hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Trung Quốc do đồng chí Quách Thanh Côn, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn sang thăm chính thức Việt Nam. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam chủ trì lễ đón.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Tô Lâm chúc mừng những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được và những thành tựu to lớn của Bộ Công an Trung Quốc trong thời gian qua, góp phần quan trọng giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Hai Bộ trưởng thống nhất đánh giá, trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung, giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc nói riêng không ngừng mở rộng, phát triển, đạt được nhiều kết quả thiết thực trên các lĩnh vực hợp tác. Đồng thời, hai Bộ trưởng bày tỏ mong muốn, mối quan hệ hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đã đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 5 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc. Kết thúc hội nghị, hai Bộ trưởng đã ký kết “Bản ghi nhớ kết quả Hội nghị”. Hai bên cũng đề ra phương hướng hợp tác giữa hai Bộ từ nay tới năm 2018. Theo đó, hai Bộ sẽ tiếp tục công tác trao đổi Đoàn về các vấn đề cùng quan tâm trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, thực thi pháp luật có liên quan tới hai nước; tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, tăng cường hợp tác đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, nhất là tội phạm khủng bố, tội phạm trên không gian mạng, tội phạm mua bán người, tội phạm ma tuý...
Trong thời gian ở thăm và làm việc tại Việt Nam, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Trung Quốc do đồng chí Quách Thanh Côn, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn đã đến chào Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Các tổ chức hữu nghị Pháp - Việt ra Tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA về Biển Đông
Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines về các tranh chấp ở Biển Đông, mới đây Hội Hữu nghị Pháp - Việt và các tổ chức của cộng đồng người Việt, các tổ chức hữu nghị với Việt Nam tại Pháp vừa ra Tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của PCA về Biển Đông. Tuyên bố nhấn mạnh theo phán quyết của PCA, Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ pháp lý nào khi đòi “quyền lịch sử” đối với cái gọi là “đường chín đoạn” trên Biển Đông, không những vậy Trung Quốc đã gây ra những tổn hại nặng nề đối với hệ sinh thái thông qua việc tự ý khai phá, biến đổi hiện trạng và xây dựng tràn lan các cơ sở hạ tầng cảng tàu, sân bay tại khu vực Biển Đông.
Tuyên bố cũng phản đối mạnh mẽ những hành động, yêu sách trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan đặc biệt là Trung Quốc và cộng đồng quốc tế cam kết và hành động để luật pháp quốc tế phải được thực thi, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phải được tuân thủ; những tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng những giải pháp hòa bình và đàm phán theo luật quốc tế, tuyệt đối không sử dụng bất cứ hình thức hăm dọa và sử dụng vũ lực nào; đảm bảo sự tôn trọng của các bên đối với phán quyết của PCA./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith  (26/09/2016)
Bầu cử Mỹ 2016: Hai ứng cử viên H. Clinton và D. Trump sẵn sàng cho cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên  (26/09/2016)
Chống tham nhũng là phải ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu  (26/09/2016)
Phiên họp thứ nhất Hội đồng Công tác quần chúng Trung ương khóa XII  (26/09/2016)
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: 25 năm bình thường hóa và triển vọng  (26/09/2016)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên