TCCS - Huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) hội tụ nhiều yếu tố để phát triển nông, lâm, thủy sản. Những năm gần đây, huyện Đầm Hà chú trọng thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, triển khai áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, với mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Quảng Ninh.
Căn cứ các mục tiêu, biện pháp đề ra trong Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn”, huyện Đầm Hà phân công các cơ quan chuyên môn phụ trách từng nội dung, nhiệm vụ liên quan; chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, cơ cấu lại sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế của địa phương và có khả năng cạnh tranh, phù hợp với quy hoạch. Với tinh thần chủ động, mạnh dạn trong đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, trên địa bàn huyện Đầm Hà có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, có quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa theo dây chuyền hiện đại, đem lại thu nhập cao cho nông dân.
Để tạo điều kiện thu hút đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, huyện Đầm Hà tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu, triển khai các dự án về nông, lâm, thủy sản trên địa bàn. Huyện triển khai xây dựng các quy hoạch đồng thời tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án vào địa bàn. Đến nay trên địa bàn huyện có nhiều tập đoàn, công ty lớn như Tập đoàn Việt - Úc, Tập đoàn Mavin, Tập đoàn TH, Công ty Cổ phần thực phẩm BIM, Công ty Khoa học công nghệ Lucaci, Công ty Cổ phần Funny Group JSC... đầu tư, góp phần mở rộng quy mô và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, Công ty TNHH Thủy sản Việt - Úc Quảng Ninh là đơn vị tiên phong đầu tư xây dựng dự án sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính. Công ty hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng 24 nhà sản xuất ương dưỡng ấu trùng, nhà máy xử lý nước theo công nghệ tiên tiến, phòng xét nghiệm dịch bệnh, lắp đặt vận hành mô hình nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao trong nhà màng và đang tiếp tục thực hiện xây dựng các nhà sản xuất giống. Cùng với dự án sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính, huyện Đầm Hà tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản, góp phần đưa Đầm Hà trở thành vùng trọng điểm về sản xuất giống thủy sản công nghệ cao.
Song song đó, huyện Đầm Hà còn triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đưa 100% thủ tục hành chính vào thực hiện tại Trung tâm hành chính công của huyện, rà soát loại bỏ thủ tục hành chính rườm rà. Các thủ tục được tiếp nhận và giải quyết tại trung tâm được thực hiện đúng quy trình, giảm thời gian, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Huyện thường xuyên tổ chức hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp, chủ động kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương của huyện được nâng lên đứng ở vị trí số 7/14 huyện, thị xã của tỉnh. Chỉ số cải cách hành chính đứng thứ 7, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đứng thứ 4 trong toàn tỉnh. Mục tiêu xuyên suốt của huyện Đầm Hà là tiếp tục thu hút đầu tư kết hợp với chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tích cực chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, quy hoạch phát triển những vùng trồng cây đặc sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
Thời gian tới, huyện Đầm Hà tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó, tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nâng cao giá trị chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Đẩy mạnh liên kết phát triển sản xuất giữa các hộ dân với doanh nghiệp, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cung cấp nguyên liệu nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Có nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là hỗ trợ về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, đầu tư kết nối hạ tầng./.
Tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển đô thị Quảng Ninh với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030  (15/11/2021)
Một số giải pháp gỡ bỏ “nút thắt”trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội  (15/11/2021)
Quảng Ninh hành động quyết liệt, hiệu quả thực hiện “mục tiêu kép”; tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo  (14/11/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam