Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
21:06, ngày 07-04-2016
TCCSĐT - Với tinh thần xung kích, trách nhiệm đi đầu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã tham gia, đảm nhận nhiều công trình, phần việc, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa để xây dựng nông thôn mới và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào thành công chung của phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW, ngày 05-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, đồng thời cụ thể hóa nội dung phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã triển khai Phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”; xây dựng Đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020” và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 324/QĐ-TTg, ngày 18-02-2013. Đây là đề án quan trọng, tạo cơ chế cho các cấp bộ Đoàn triển khai các hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về xây dựng nông thôn mới
Trung ương Đoàn đã tập trung tuyên truyền đậm nét, phản ánh kịp thời về các hoạt động Đoàn thanh niên các cấp tham gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ Thủ đô, Tạp chí Thanh niên, Tạp chí xây dựng Đoàn, Website Đoàn Thanh niên, Truyền hình Thanh niên, VOV Thanh niên đã mở chuyên mục riêng về nông thôn mới, đăng tải những bài viết, chuyên đề có chất lượng. Ngoài ra, Trung ương Đoàn đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng các phóng sự, chuyên mục, trailer phát liên tục hàng tháng trên các kênh VTV1, VTV3; sản xuất và phát sóng 130 số Chương trình “Sinh ra từ làng”, là chương trình truyền hình thực tế, giới thiệu, tuyên truyền các nhà nông trẻ xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới; in ấn và phát hành 30.000 poster, hàng chục vạn tờ rơi; sao in 2.000 đĩa nhạc bài hát “Hành trình nông thôn mới”; biên tập và phát hành 29.200 cuốn sổ tay “Hướng dẫn tham gia xây dựng nông thôn mới”, 9.500 sổ tay “Tuyên truyền viên môi trường”, 3.000 sổ tay “Mô hình Câu lạc bộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2013”(1)...
Các tỉnh, thành đoàn đã chủ động và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền về nông thôn mới dưới nhiều hình thức đa dạng như: phối hợp với báo, đài địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phản ánh hoạt động xây dựng nông thôn mới của đoàn; đưa các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới vào các bản tin phát hành định kỳ cho sinh hoạt chi đoàn; tổ chức các hội thi tìm hiểu về nông thôn mới, hội diễn văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, hội thảo, tọa đàm, đối thoại với thanh niên nông thôn; tuyên truyền trực quan qua hệ thống poster, tờ rơi, sổ tay... qua hệ thống phát thanh thôn, bản, xã. Các cấp bộ Đoàn đã biên tập 59.234, phát hành 1.345.894 tờ rơi, áp phích; tổ chức 5.137 hội thi, thu hút 1.483.796 đoàn viên, thanh niên tham gia; tổ chức 13.202 tọa đàm, diễn đàn, hội thảo, tập huấn, thu hút 1.686.586 đoàn viên, thanh niên tham gia(2).
Tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn
Tổ chức Đoàn các cấp đăng ký nhiều công trình, phần việc cụ thể góp phần xây dựng hạ tầng, cảnh quan ở nông thôn như: tham gia làm mới, tu sửa, dặm vá, phát quang đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân làm cột cờ, hàng rào, làm đường điện thắp sáng; làm mới, sửa chữa hệ thống kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, nhà nhân ái, trường học, cầu giao thông nông thôn. Đoàn viên, thanh niên các địa phương đã góp 1.588.015 ngày công xây dựng mới 10.907 km đường giao thông nông thôn; 627.198 ngày công xây dựng 89.205km giao thông thủy lợi nội đồng, 244.799 ngày công xây dựng mới 2.820 nhà văn hóa, 204.436 ngày công xây dựng mới 5.255 nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi(3). Trong đó, tiêu biểu như các hoạt động “Thắp sáng đường quê” và “Bê tông hóa đường giao thông nông thôn”.
Hoạt động bảo vệ môi trường được đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tại các địa phương tích cực tham gia, với các hoạt động: Ngày Thứ 7 Tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh; Các hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp bộ Đoàn tổ chức gắn liền với các chiến dịch bảo vệ môi trường như: Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… Bên cạnh các hoạt động phong trào, các cấp bộ Đoàn đã thành lập, duy trì và củng cố các mô hình tổ chức bảo vệ môi trường như: Đội Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường, Đội Tình nguyện xanh, Đội Thanh niên tình nguyện vì môi trường xanh - sạch - đẹp, Làng xã xanh - sạch - đẹp, Tuyến sông an toàn văn minh, Tuyến đường thanh niên tự quản. Thời gian qua các cấp bộ Đoàn đã xây dựng được 80.753 nhà tiêu hợp vệ sinh; 45.132 chuồng trại chăn nuôi đúng quy cách; thành lập và duy trì 14.196 câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thanh niên bảo vệ môi trường(4). Trong đó, các đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới của các tỉnh, thành đoàn đã hoạt động tích cực, góp phần thay đổi diện mạo môi trường tại các xã, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp bộ Đoàn quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên, nhân dân về cách xử lý các tình huống trước, trong và sau bão lũ; đi đầu vận động nhân dân tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, dọn vệ sinh môi trường nhằm ngăn chặn sự lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9, H5N1, dịch tai xanh…
Tham gia phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn
Tổ chức Đoàn các cấp đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế, như: tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu, tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu; xây dựng, duy trì và củng cố các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên; phối hợp với ngành lao động - thương binh - xã hội tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, hướng dẫn thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; tổ chức các hoạt động tôn vinh, biểu dương các gương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi… Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 9.730 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút 678.973 đoàn viên, thanh niên tham gia; thành lập và duy trì hoạt động của 20.378 câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, 1.548 câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 2,6 triệu thanh niên; tổ chức dạy nghề cho 351.144 đoàn viên, thanh niên; giải quyết việc làm cho 427.105 đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ 29.563 đoàn viên, thanh niên vay vốn(5).
Có thể khẳng định, trong thời gian qua, các hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế của các cấp bộ Đoàn rất thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt, là việc xây dựng và mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn. Các mô hình liên kết hợp tác trong thanh niên xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa phương. Chất lượng các mô hình ngày càng cao, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho hàng triệu lao động ở nông thôn.
Tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn
Đoàn thanh niên các cấp đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tham gia tu sửa, làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương; đi đầu bài trừ các hủ tục lạc hậu, gương mẫu thực hiện các quy ước của cộng đồng, nhất là thực hiện tiết kiệm, văn minh trong việc cưới, việc tang; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên khai thác và sử dụng có hiệu quả các điểm Bưu điện văn hóa xã, Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm cung cấp kiến thức, thông tin về tình yêu, hôn nhân, gia đình; duy trì và phát triển các loại hình câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ dân số… Trong thời gian qua, tổ chức Đoàn các cấp đã tổ chức 68.641 hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham gia quản lý 1.981 điểm truy cập internet; thành lập 5.000 câu lạc bộ tiền hôn nhân, pháp luật, kỹ năng xã hội; hỗ trợ hơn 388.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn(6).
Xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn, các cấp bộ đoàn đã tăng cường công tác tuyên truyền qua hệ thống loa đài phát thanh địa phương, qua các buổi sinh hoạt chi đoàn; thành lập các mô hình như: Đội thanh niên tình nguyện, đội thanh niên xung kích an ninh, đội thanh niên cờ đỏ, đội an ninh trật tự tại chỗ, chi đoàn dân quân tự vệ... thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, nhất là trong các ngày lễ, tết...; vận động thanh niên đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn ngừa, đẩy lùi các biểu hiện vi phạm trật tự an toàn xã hội, các tệ nạn xã hội. Công tác giáo dục quốc phòng, tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh dân quân tự vệ; tổ chức có hiệu quả chương trình gặp mặt, tặng quà, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ và đón nhận thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương. Các tỉnh, thành đoàn chủ động xây dựng “Chi đoàn thôn, xóm, tổ nhân dân 5 không” (Không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không có hộ thanh niên nghèo, không mất đoàn kết trong cộng đồng, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp); “Xã 3 không” (Không vi phạm pháp luật an toàn giao thông, không tham gia tệ nạn và tội phạm ma túy, không tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức), thu hút gần 350.000 đoàn viên, thanh niên tham gia.
Các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa đoàn thanh niên các địa phương với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn được đẩy mạnh, góp phần tổ chức hiệu quả phong trào “Đoàn kết ba lực lượng”; chú trọng giáo dục, cảm hóa các đối tượng thanh niên chậm tiến, thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật. Nhiều mô hình hoạt động như: Câu lạc bộ Nhịp sống trẻ, Sức sống trẻ, Thắp sáng niềm tin… được duy trì thường xuyên, có hiệu quả, đã giúp các đối tượng thanh niên này hòa nhập với cộng đồng và cùng xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; các hoạt động cao điểm về an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn được đẩy mạnh với các hoạt động như: tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông thông qua hệ thống tờ rơi; các buổi diễn đàn “Thanh niên với văn hóa giao thông”; xây dựng các “Bến đò ngang an toàn”, “Đội thanh niên tình nguyện…
Xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở nông thôn
Trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đoàn, các cấp bộ đoàn triển khai học tập, quán triệt có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 02 NQ/TWĐTN về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” và tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chi đoàn, đoàn cơ sở ở nông thôn như: mô hình 3 chi (chi bộ, chi hội cựu chiến binh và chi đoàn thanh niên), thành lập các câu lạc bộ “Bí thư chi đoàn trên địa bàn dân cư”, câu lạc bộ “Thanh niên lao động nhập cư”, mô hình “Chi đoàn nông thôn mới”; từng bước đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn trên địa bàn nông thôn nhất là sinh hoạt theo chuyên đề gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhiều cán bộ trẻ được tin tưởng bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo hay được cấp ủy, chính quyền địa phương tín nhiệm phân công tham gia tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
Các cấp bộ đoàn luôn phát huy tinh thần chủ động, tích cực trong công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các cấp bộ đoàn tổ chức sơ kết Nghị quyết số 25 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05-8-2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Đoàn viên, thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Nhiều hoạt động giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và cán bộ đoàn được quan tâm triển khai có hiệu quả như: chương trình phát thanh “Điểm hẹn thanh niên”, diễn đàn “Thanh niên với Đảng, Đảng với thanh niên”…
Tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới
Trung ương Đoàn đã phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai thí điểm Dự án “Tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo”. Kết quả, đã có 580 trí thức trẻ đã được tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc các huyện miền núi. Bước đầu, các trí thức trẻ đã phát huy được năng lực của bản thân vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai đưa giảng viên trẻ, sinh viên tình nguyện tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bao gồm: hướng dẫn người dân sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu xây dựng đề án, đề tài khoa học về phát triển sản xuất phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương; vận động, tuyên truyền người dân thu gom rác thải sinh hoạt và hướng dẫn các biện pháp xử lý đơn giản; huy động thanh thiếu nhi và nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan nông thôn; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động nhân đạo từ thiện…
Các đội hình tình nguyện chủ yếu tập trung hoạt động vào Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè nhưng đã tạo được dấu ấn sâu sắc trong nhân dân bằng những hoạt động tình nguyện thiết thực, hiệu quả, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Trong thời gian qua, các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới đã bám sát sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn; phát huy được tính sáng tạo, tinh thần xung kích, tình nguyện của các cấp bộ Đoàn trong tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn, Hội trên địa bàn nông thôn; được cấp ủy, chính quyền các cấp và xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều hoạt động xây dựng nông thôn mới của tổ chức đoàn các cấp đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đoàn Thanh niên đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huy động được đông đảo đoàn viên, thanh niên cùng chung tay xây dựng nông thôn mới./.
--------------------------------------------
(1) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Báo cáo kết quả tham gia xây dựng nông thôn mới của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giai đoạn năm 2011 - 2014, ngày 15-06-2015.
(2), (3), (6). Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2014, ngày 04-02-2015.
(4), (5). Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Liên tịch số 12/NQLT về phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2009-2013, ngày 24-4-2014.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về xây dựng nông thôn mới
Trung ương Đoàn đã tập trung tuyên truyền đậm nét, phản ánh kịp thời về các hoạt động Đoàn thanh niên các cấp tham gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ Thủ đô, Tạp chí Thanh niên, Tạp chí xây dựng Đoàn, Website Đoàn Thanh niên, Truyền hình Thanh niên, VOV Thanh niên đã mở chuyên mục riêng về nông thôn mới, đăng tải những bài viết, chuyên đề có chất lượng. Ngoài ra, Trung ương Đoàn đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng các phóng sự, chuyên mục, trailer phát liên tục hàng tháng trên các kênh VTV1, VTV3; sản xuất và phát sóng 130 số Chương trình “Sinh ra từ làng”, là chương trình truyền hình thực tế, giới thiệu, tuyên truyền các nhà nông trẻ xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới; in ấn và phát hành 30.000 poster, hàng chục vạn tờ rơi; sao in 2.000 đĩa nhạc bài hát “Hành trình nông thôn mới”; biên tập và phát hành 29.200 cuốn sổ tay “Hướng dẫn tham gia xây dựng nông thôn mới”, 9.500 sổ tay “Tuyên truyền viên môi trường”, 3.000 sổ tay “Mô hình Câu lạc bộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2013”(1)...
Các tỉnh, thành đoàn đã chủ động và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền về nông thôn mới dưới nhiều hình thức đa dạng như: phối hợp với báo, đài địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phản ánh hoạt động xây dựng nông thôn mới của đoàn; đưa các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới vào các bản tin phát hành định kỳ cho sinh hoạt chi đoàn; tổ chức các hội thi tìm hiểu về nông thôn mới, hội diễn văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, hội thảo, tọa đàm, đối thoại với thanh niên nông thôn; tuyên truyền trực quan qua hệ thống poster, tờ rơi, sổ tay... qua hệ thống phát thanh thôn, bản, xã. Các cấp bộ Đoàn đã biên tập 59.234, phát hành 1.345.894 tờ rơi, áp phích; tổ chức 5.137 hội thi, thu hút 1.483.796 đoàn viên, thanh niên tham gia; tổ chức 13.202 tọa đàm, diễn đàn, hội thảo, tập huấn, thu hút 1.686.586 đoàn viên, thanh niên tham gia(2).
Tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn
Tổ chức Đoàn các cấp đăng ký nhiều công trình, phần việc cụ thể góp phần xây dựng hạ tầng, cảnh quan ở nông thôn như: tham gia làm mới, tu sửa, dặm vá, phát quang đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân làm cột cờ, hàng rào, làm đường điện thắp sáng; làm mới, sửa chữa hệ thống kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, nhà nhân ái, trường học, cầu giao thông nông thôn. Đoàn viên, thanh niên các địa phương đã góp 1.588.015 ngày công xây dựng mới 10.907 km đường giao thông nông thôn; 627.198 ngày công xây dựng 89.205km giao thông thủy lợi nội đồng, 244.799 ngày công xây dựng mới 2.820 nhà văn hóa, 204.436 ngày công xây dựng mới 5.255 nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi(3). Trong đó, tiêu biểu như các hoạt động “Thắp sáng đường quê” và “Bê tông hóa đường giao thông nông thôn”.
Hoạt động bảo vệ môi trường được đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tại các địa phương tích cực tham gia, với các hoạt động: Ngày Thứ 7 Tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh; Các hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp bộ Đoàn tổ chức gắn liền với các chiến dịch bảo vệ môi trường như: Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… Bên cạnh các hoạt động phong trào, các cấp bộ Đoàn đã thành lập, duy trì và củng cố các mô hình tổ chức bảo vệ môi trường như: Đội Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường, Đội Tình nguyện xanh, Đội Thanh niên tình nguyện vì môi trường xanh - sạch - đẹp, Làng xã xanh - sạch - đẹp, Tuyến sông an toàn văn minh, Tuyến đường thanh niên tự quản. Thời gian qua các cấp bộ Đoàn đã xây dựng được 80.753 nhà tiêu hợp vệ sinh; 45.132 chuồng trại chăn nuôi đúng quy cách; thành lập và duy trì 14.196 câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thanh niên bảo vệ môi trường(4). Trong đó, các đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới của các tỉnh, thành đoàn đã hoạt động tích cực, góp phần thay đổi diện mạo môi trường tại các xã, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp bộ Đoàn quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên, nhân dân về cách xử lý các tình huống trước, trong và sau bão lũ; đi đầu vận động nhân dân tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, dọn vệ sinh môi trường nhằm ngăn chặn sự lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9, H5N1, dịch tai xanh…
Tham gia phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn
Tổ chức Đoàn các cấp đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế, như: tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu, tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu; xây dựng, duy trì và củng cố các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên; phối hợp với ngành lao động - thương binh - xã hội tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, hướng dẫn thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; tổ chức các hoạt động tôn vinh, biểu dương các gương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi… Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 9.730 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút 678.973 đoàn viên, thanh niên tham gia; thành lập và duy trì hoạt động của 20.378 câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, 1.548 câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 2,6 triệu thanh niên; tổ chức dạy nghề cho 351.144 đoàn viên, thanh niên; giải quyết việc làm cho 427.105 đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ 29.563 đoàn viên, thanh niên vay vốn(5).
Có thể khẳng định, trong thời gian qua, các hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế của các cấp bộ Đoàn rất thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt, là việc xây dựng và mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn. Các mô hình liên kết hợp tác trong thanh niên xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa phương. Chất lượng các mô hình ngày càng cao, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho hàng triệu lao động ở nông thôn.
Tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn
Đoàn thanh niên các cấp đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tham gia tu sửa, làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương; đi đầu bài trừ các hủ tục lạc hậu, gương mẫu thực hiện các quy ước của cộng đồng, nhất là thực hiện tiết kiệm, văn minh trong việc cưới, việc tang; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên khai thác và sử dụng có hiệu quả các điểm Bưu điện văn hóa xã, Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm cung cấp kiến thức, thông tin về tình yêu, hôn nhân, gia đình; duy trì và phát triển các loại hình câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ dân số… Trong thời gian qua, tổ chức Đoàn các cấp đã tổ chức 68.641 hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham gia quản lý 1.981 điểm truy cập internet; thành lập 5.000 câu lạc bộ tiền hôn nhân, pháp luật, kỹ năng xã hội; hỗ trợ hơn 388.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn(6).
Xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn, các cấp bộ đoàn đã tăng cường công tác tuyên truyền qua hệ thống loa đài phát thanh địa phương, qua các buổi sinh hoạt chi đoàn; thành lập các mô hình như: Đội thanh niên tình nguyện, đội thanh niên xung kích an ninh, đội thanh niên cờ đỏ, đội an ninh trật tự tại chỗ, chi đoàn dân quân tự vệ... thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, nhất là trong các ngày lễ, tết...; vận động thanh niên đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn ngừa, đẩy lùi các biểu hiện vi phạm trật tự an toàn xã hội, các tệ nạn xã hội. Công tác giáo dục quốc phòng, tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh dân quân tự vệ; tổ chức có hiệu quả chương trình gặp mặt, tặng quà, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ và đón nhận thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương. Các tỉnh, thành đoàn chủ động xây dựng “Chi đoàn thôn, xóm, tổ nhân dân 5 không” (Không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không có hộ thanh niên nghèo, không mất đoàn kết trong cộng đồng, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp); “Xã 3 không” (Không vi phạm pháp luật an toàn giao thông, không tham gia tệ nạn và tội phạm ma túy, không tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức), thu hút gần 350.000 đoàn viên, thanh niên tham gia.
Các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa đoàn thanh niên các địa phương với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn được đẩy mạnh, góp phần tổ chức hiệu quả phong trào “Đoàn kết ba lực lượng”; chú trọng giáo dục, cảm hóa các đối tượng thanh niên chậm tiến, thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật. Nhiều mô hình hoạt động như: Câu lạc bộ Nhịp sống trẻ, Sức sống trẻ, Thắp sáng niềm tin… được duy trì thường xuyên, có hiệu quả, đã giúp các đối tượng thanh niên này hòa nhập với cộng đồng và cùng xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; các hoạt động cao điểm về an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn được đẩy mạnh với các hoạt động như: tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông thông qua hệ thống tờ rơi; các buổi diễn đàn “Thanh niên với văn hóa giao thông”; xây dựng các “Bến đò ngang an toàn”, “Đội thanh niên tình nguyện…
Xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở nông thôn
Trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đoàn, các cấp bộ đoàn triển khai học tập, quán triệt có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 02 NQ/TWĐTN về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” và tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chi đoàn, đoàn cơ sở ở nông thôn như: mô hình 3 chi (chi bộ, chi hội cựu chiến binh và chi đoàn thanh niên), thành lập các câu lạc bộ “Bí thư chi đoàn trên địa bàn dân cư”, câu lạc bộ “Thanh niên lao động nhập cư”, mô hình “Chi đoàn nông thôn mới”; từng bước đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn trên địa bàn nông thôn nhất là sinh hoạt theo chuyên đề gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhiều cán bộ trẻ được tin tưởng bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo hay được cấp ủy, chính quyền địa phương tín nhiệm phân công tham gia tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
Các cấp bộ đoàn luôn phát huy tinh thần chủ động, tích cực trong công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các cấp bộ đoàn tổ chức sơ kết Nghị quyết số 25 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05-8-2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Đoàn viên, thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Nhiều hoạt động giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và cán bộ đoàn được quan tâm triển khai có hiệu quả như: chương trình phát thanh “Điểm hẹn thanh niên”, diễn đàn “Thanh niên với Đảng, Đảng với thanh niên”…
Tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới
Trung ương Đoàn đã phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai thí điểm Dự án “Tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo”. Kết quả, đã có 580 trí thức trẻ đã được tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc các huyện miền núi. Bước đầu, các trí thức trẻ đã phát huy được năng lực của bản thân vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai đưa giảng viên trẻ, sinh viên tình nguyện tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bao gồm: hướng dẫn người dân sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu xây dựng đề án, đề tài khoa học về phát triển sản xuất phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương; vận động, tuyên truyền người dân thu gom rác thải sinh hoạt và hướng dẫn các biện pháp xử lý đơn giản; huy động thanh thiếu nhi và nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan nông thôn; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động nhân đạo từ thiện…
Các đội hình tình nguyện chủ yếu tập trung hoạt động vào Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè nhưng đã tạo được dấu ấn sâu sắc trong nhân dân bằng những hoạt động tình nguyện thiết thực, hiệu quả, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Trong thời gian qua, các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới đã bám sát sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn; phát huy được tính sáng tạo, tinh thần xung kích, tình nguyện của các cấp bộ Đoàn trong tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn, Hội trên địa bàn nông thôn; được cấp ủy, chính quyền các cấp và xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều hoạt động xây dựng nông thôn mới của tổ chức đoàn các cấp đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đoàn Thanh niên đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huy động được đông đảo đoàn viên, thanh niên cùng chung tay xây dựng nông thôn mới./.
--------------------------------------------
(1) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Báo cáo kết quả tham gia xây dựng nông thôn mới của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giai đoạn năm 2011 - 2014, ngày 15-06-2015.
(2), (3), (6). Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2014, ngày 04-02-2015.
(4), (5). Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Liên tịch số 12/NQLT về phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2009-2013, ngày 24-4-2014.
Tiểu sử tóm tắt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  (07/04/2016)
Quốc hội bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng Chính phủ  (07/04/2016)
Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ: Thành quả của đổi mới và quyết tâm  (07/04/2016)
Lãnh đạo cấp cao các nước điện mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (07/04/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên