Vai trò mới của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề này đã được nhiều đại biểu đề cập và phân tích tại Hội nghị “Các doanh nghiệp có triển vọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, do Tập đoàn Đầu tư tài chính Merrill Lynch vừa tổ chức tại Singapore.
Một số diễn giả đến từ các nước châu Á dự báo rằng, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới sẽ sáng sủa, mà một trong những nhân tố cốt lõi, là do Việt Nam có chính sách ngày càng cởi mở và đúng đắn hơn đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Dựa vào các nguồn tư liệu của các trung tâm phân tích kinh tế nổi tiếng trên thế giới và các số liệu thống kê của Việt Nam, đại diện của nhiều đoàn các nước châu Á tham dự Hội nghị đã có những nhận xét, bình luận khá thống nhất về những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam:
Một là, do Chính phủ Việt Nam đã coi trọng vai trò và có những chính sách định hướng đúng cho kinh tế tư nhân phát triển, khẳng định khu vực này là một trong những động lực của nền kinh tế.
Hai là, do các chính sách tự do hóa, khuyến khích sự phát triển đa dạng của các loại hình doanh nghiệp mới, tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chú trọng cải cách đối với thị trường vốn…
Ba là, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo môi trường và động lực mới cho kinh tế tư nhân phát triển; đồng thời thúc đẩy cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, mở rộng thị trường lao động, mở rộng nguồn vốn phát triển để nhiều ngành có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế…
Nhìn sâu hơn vào khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, một số đại biểu cho rằng tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực này trong khoảng 5 năm gần đây đạt trên 10% (cao hơn so với 8% của cả nền kinh tế); đặc biệt đã có rất nhiều công ty tư nhân có mức tăng trưởng về doanh thu lên tới trên 50%/năm. Và trong hơn một thập kỷ vừa qua, chính sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển chung của Việt Nam.
Theo đánh giá của các đại biểu nước ngoài tại Hội nghị, trong năm 2006, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã chiếm hơn một nửa GDP của cả nước. Trong giai đoạn 2001-2005, khu vực tư nhân đã tạo ra 6,75/7,5 triệu việc làm (chiếm khoảng 90%). Nhiều đại biểu tham dự Hội nghị cho rằng, để giải quyết vấn đề việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn nữa.
Nguồn: Bản tin Hội đồng Lý luận Trung ương số 62, tháng 6 năm 2007
Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục tăng tài trợ vốn cho Việt Nam  (09/08/2007)
Tạm thời giảm thuế suất nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng  (09/08/2007)
Vốn hoá thị trường chứng khoán sẽ đạt 50% GDP vào 2010  (09/08/2007)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay