Truyện Kiều và chủ nghĩa nhân bản Nguyễn Du
19:46, ngày 04-12-2015
TCCSĐT - Truyện Kiều là một tác phẩm toàn bích, một lâu đài Tiếng Việt lung linh, nhìn góc nào cũng đẹp. Đây là tác phẩm kể về thân phận con người, một bản án chế độ phong kiến, một tráng ca về tự do…, nhưng cũng là một bài ca bất hủ, ngợi ca cái đẹp và quyền sống của con người.
Trong “Truyện Kiều” chỉ có một nhân vật, đó là Thúy Kiều. Người con gái phải trải qua bao nhiêu bạc ác ranh ma, bao nhiêu vùng vẫy chọc trời quấy nước, bao nhiêu khổ ải trong cõi trăm năm… mà vẫn chỉ như gió thoảng, mây bay. Cái đọng lại với độc giả trong toàn bộ tác phẩm, lại là sự vời vợi về tầm vóc tư tưởng, về tài sắc và tình yêu đẹp đẽ, mãnh liệt của Thúy Kiều! Ơn cụ Nguyễn Du biết bao khi ta lớn lên mãn nhãn, thanh tâm và khởi lòng yêu nước, yêu người với “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”; với “Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”… Cha ông ta thật “tinh đời”, thật “tài tình” khi bỏ hẳn tên cũ là Đoạn trường tân thanh để đặt tên cho tuyệt tác này một cái tên giản dị, bản chất nhất: Truyện Kiều!
Nguyễn Du có nhiều tư tưởng lớn vượt thời đại, vượt khuôn khổ của Nho, Phật, Lão. Chỉ xét ba người tình, ba người tri âm của Thúy Kiều thôi, đã thấy Nguyễn Du thực là bậc kỳ tài. Khi ấy là thế kỷ XVIII, mẫu tình yêu “tài tử giai nhân” (Kim Trọng - Thúy Kiều), mẫu người quân tử được định hình tưởng không bao giờ thay đổi, hay như mẫu “Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”, mẫu người anh hùng ngang dọc trời đất, cũng coi như một mẫu hình lý tưởng. Ngày nay, nhiều người đọc Kiều vẫn xuýt xoa tiếc nuối vì mối tình Kim - Kiều không đến được với nhau. Tại sao Nguyễn Du lại chia cắt đôi uyên ương này?
Khám phá những tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn Du
Sự tan nát của chế độ phong kiến, sự tha hóa của sĩ tử, vua quan đã làm Nguyễn Du sớm nhận ra rằng, hình mẫu người quân tử đã lùi vào quá vãng và giai cấp phong kiến đã hết vai trò lịch sử của mình. Thật vậy, suốt 15 năm, Thúy Kiều đớn đau, khổ ải, Kim Trọng không làm gì, và cũng không làm được gì được để cứu Kiều. Trong đời thực, suốt bao nhiêu năm làm quan cho Nguyễn Ánh, Nguyễn Du chỉ lặng lẽ không nói gì, chỉ mong sớm về Hồng Lĩnh vui thú gió trăng. Ông đã hiểu chốn quan trường phong kiến không còn là nơi thực hiện lý tưởng nữa. Ông cũng không tin được Từ Hải, tuy “côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài” nhưng chưa đủ chính danh và văn đức để có thể xây dựng được một chế độ tốt đẹp, mà chỉ có thể giải quyết ân oán cá nhân và thỏa lòng hiệp sĩ đôi chút mà thôi.
Với Nguyễn Du, Kim Trọng là mối vương vấn với quá khứ khi “Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”; còn Từ Hải là thoáng một chút mơ ước tương lai; là điều làm nên chủ nghĩa lãng mạn của Truyện Kiều. Trong khi Thúc Sinh mới là nhân vật hiện thực. Mối tình giữa Thúc Sinh với Thúy Kiều mới làm nên những câu thơ hay nhất trong Truyện Kiều, làm nên chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Trước kia, văn học Việt Nam về cơ bản nằm trong phạm trù văn học nhà nho, chỉ để nói chí mình. Tới Nguyễn Du, văn học đã lấy hiện thực làm đối tượng, để hiện thực với những quy luật của nó tác động, chi phối nhân vật; và để người đọc tự tìm ra chân lý. Đến nay, người ta chưa biết đích xác Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều năm nào, nhưng chắc chắn là trước 1820, năm ông mất.
Trong khi đó, tại nước Pháp, nước được coi là có lịch sử nghệ thuật diễn ra một cách trình tự, chuẩn mực, từ "réalisme" (tạm dịch là “chủ nghĩa hiện thực”) cũng đến năm 1826 mới xuất hiện trên Tạp chí Mercure de France. Trong khi nhiều triết thuyết, tôn giáo coi con người là vật phẩm của Chúa, ánh xạ của Đạo, của Đấng Toàn năng, Tuyệt đối… để dựng nên những mô thức xã hội, trong đó con người có vị trí hết sức nhỏ bé, hoặc là nô lệ, con chiên, hoặc chỉ là phương thức biểu hiện của cái tuyệt đối. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du coi con người là gốc, là bản vị, là bản thân tự nhiên. Ông nhiều lần khẳng định Có trời mà cũng có ta. Sự tồn tại của con người và quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người là thiêng liêng và bình đẳng. Con người tự nhiên, con người bản năng đến Truyện Kiều mới được thừa nhận và rõ nét.
Chất người, bản năng con người theo Nguyễn Du là gì? Trước hết là được sống, phải sống, dù bằng những giá đắt nhất (làm đĩ, làm lẽ, tạm lánh…). Nhưng sống thì phải được yêu, cho nên Kiều mới xăm xăm, mới chờ đợi, mới dễ bị lừa và sẵn sàng chấp nhận những tình yêu mới, dù những con người đến với Kiều rất khác nhau. Ngay cả trong nhà thổ, khi Tú Bà dạy Kiều Chơi cho liễu chán hoa chê/ Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời, Kiều cũng chấp nhận "gót đầu vâng dạy mấy lời" và Nguyễn Du không hề trách nàng. Quả là Nguyễn Du có phân vân giữa đạo đức phong kiến, đã cho Kiều chết mấy lần để giữ tiết hạnh; có thấy trong đạo đức phong kiến hàm chứa những yếu tố nhân văn nhất định. Song, ông thấy quyền sống con người, quyền tự do cá nhân mới là lớn hơn hết nên mấy lần đều cứu Kiều sống lại. Nếu giữ tiết hạnh theo kiểu phong kiến mà giết người, nhất là người tài sắc, vô tội thế kia thì có còn đạo đức nữa không, có còn nhân bản nữa không? So với người đồng hương Nguyễn Công Trứ gần như cùng thời đã rủa Kiều Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm; với Tản Đà là “đôi hàng nước mắt đôi làn sóng/ Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan” và các nhà nho sau hơn một thế kỷ vẫn coi Kiều là con đĩ, Truyện Kiều là dâm thư Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều, thì mới thấy Nguyễn Du nhân ái xiết bao, tiến bộ xiết bao!
Phóng tầm mắt ra ngoài một chút, mới thấy không chỉ so trong nước, mà tại Đức, Phoi-ơ-bách (Feuerbach, 1804-1872), một nhà triết học tiến bộ, người góp phần làm nên triết học Mác, sinh sau Nguyễn Du 39 năm, nghĩa là gần nửa thế kỷ, mới coi con người là một bộ phận của tự nhiên, là xuất phát điểm của triết học, mới đẻ ra chủ nghĩa nhân bản. Phoi-ơ-bách cũng nói như một nghệ sĩ lớn rằng, bản chất con người có yêu thương, có thù nghịch, nhưng yêu thương là cái hoàn thiện, cái bản chất chính của con người. Trong tình yêu, tình yêu nam nữ là đầu. Người ta có yêu phụ nữ thì mới có thể yêu người khác hay không biết yêu phụ nữ thì không thể yêu thương người khác. Ông khẳng định con người cá nhân:Cái hoàn thiện thực sự, thần thánh thực sự chỉ là cái tồn tại vì chính bản thân mình. Tình yêu, lý trí và ý chí là những cái như thế.
Phoi-ơ-bách đã tuyệt đối hóa tình yêu, đồng nhất tình yêu với con người, với cái đẹp và thần thánh, coi tình yêu là cách thức để giải quyết mọi vấn đề xã hội. Người ta gọi đây là sự “ngây thơ”, nhưng là sự “ngây thơ tinh khiết” và “luôn thắp sáng điều lành”. Nó khác với lý thuyết “họng súng đẻ ra chính quyền” tuy có hiệu quả nhất thời nhưng cái ác, sự thù nghịch, tương đố của con người sẽ không bao giờ chấm dứt. Ông khẳng định con người hành động tự do theo tình yêu và khát vọng của mình là thật sự hạnh phúc. Và hạnh phúc cũng có nghĩa là khi con người có được hoàn cảnh, điều kiện hợp với bản tính của mình; khi hành động tất yếu biến thành hành động tự do… Những luận điểm ấy của Phoi-ơ-bách, như thể để nói về Kiều và tính cách, cuộc sống của nàng!
Có người nói Nguyễn Du ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo. Không ai phủ nhận điều đó, nhưng ông không tìm thấy ở Cửa Phật hạnh phúc và con đường giải thoát. Bằng chứng là Thúy Kiều đến tu ở chùa Giác Duyên mà vẫn không xong. Câu “Tu là cội phúc, tình là dây oan” chỉ là câu của nhà sư Tam Hợp. Dù có những mặt tích cực, nhân đạo nào đó thì tất cả những tôn giáo, những hiện tượng được tôn giáo hóa, đều đối lập nhất định với tri thức khoa học. Và cái căn bản, đáng phê phán hơn cả là sự triệt tiêu, hạn chế tự do tư tưởng, tự do hành động, năng lực, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc nơi trần thế, ở thời điểm hiện tại của con người.
Trở lại nhân vật Thúc Sinh. Tầng lớp thương nhân xếp hàng cuối cùng trong “tứ dân” sĩ - nông - công - thương thời phong kiến, được Nguyễn Du trân trọng đề cao. Đó là tầng lớp đang lên, rồi đây sẽ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử, như chúng ta đang nhận thấy và tôn vinh hiện nay. Nhưng Nguyễn Du không nói đến, không chấp nhận loại thương nhân trọc phú, mà ông hướng đến thương nhân trí thức, giàu tình yêu thương, trách nhiệm và đôi khi cũng dám liều khi “Đá vàng đã quyết, phong ba cũng liều”. Nguyễn Du phải để cho Kim Trọng mất tích vì đó là một hình ảnh đã qua; để cho Từ Hải chết đứng vì đó là một mơ ước mong manh. Chỉ một Thúc Sinh còn lại và trả giá cùng Kiều! Nhìn nhận như thế, ta cũng hiểu Kim - Kiều không thể tái hợp theo nghĩa vợ chồng là có lý, là chủ ý của Nguyễn Du.
Nói về “cái giá” của Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần đưa ra đong đếm. “Lượng hóa” cũng được coi là một bước tiến về thi pháp trong tác phẩm này. Mã Giám sinh mua Kiều hơn bốn trăm lạng vàng (Cò kè bớt một thêm hai/ Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm). Đấy là ép giá. Chính hắn cũng hiểu “Đã nên quốc sắc thiên hương/ Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa”. Một ông quan tri phủ, “mặt sắt đen sì” khi thấy dung nhan của Kiều, khi đọc thơ Kiều vịnh cái gông đã vô cùng thán phục “Khen rằng “Giá đáng Thịnh Đường/ Tài này, sắc ấy nghìn vàng chưa cân”. Từ Hải cũng chỉ mua Kiều với tiền trăm (Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn). Còn Thúc Sinh, mỗi lần đến với Kiều là một lần “bốc rời” và “trăm nghìn đổ một trận cười như không”. Vậy có nghĩa Kiều là vô giá. Và chỉ Thúc sinh mới là tri âm, mới hiểu được giá trị của Kiều, dám sống chết, vinh nhục cùng Kiều. Chỉ Thúc Sinh mới thấy Kiều là “tiên”, là vô giá Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân/ Thân này dễ lại mấy lần gặp tiên.
Mối tình Thúc Sinh - Thúy Kiều được Nguyễn Du dành cho những câu thơ nồng nàn, ấm áp và đẹp đẽ nhất: Hải đường mơn mởn cành tơ, Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng; Khi gió gác khi trăng sân/ Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ/ Khi hương sớm khi trà trưa/ Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn; Hương càng đượm lửa càng nồng/ Càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen; Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san; Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường... Thật không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du lại cho Thúc Sinh - người biết trân trọng phụ nữ và sống hết mình vì tình yêu được thấy cảnh Kiều tắm. Và phải là Thúc Sinh mới thấy được rõ ràng cái vẻ đẹp của tòa thiên nhiên ấy, trong sự gần gũi, hấp dẫn, rất đỗi đời thường mà cũng rất tuyết, rất tiên.
Với Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, thế kỷ XVIII đã trở thành thế kỷ Phục hưng của Việt Nam khi người con gái được đặt vào vị trí tuyệt mỹ; khi quyền sống, quyền tự do yêu đương được đặt ngang nhiên với trời đất. Nguyên văn đoạn ấy từ câu 1309 đến 1312 trong 3254 câu của Truyện Kiều: “Buồng the phải buổi thong dong/ Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa/ Rõ màu (ràng) trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”.Trong nguyên bản Thanh Tâm Tài Nhân không hề có đoạn này. Cũng như không có chuyện Kiều tha bổng Hoạn Thư, mà trả thù rất tàn độc. Từ đó mới thấy chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du lớn đến chừng nào, văn hóa dân tộc này hơn văn hóa dân tộc kia chừng nào ở những điều cốt lõi!
Đặng Thai Mai chưa kịp nói với Nguyễn Đình Chú đoạn thơ ấy vì sao hay nhất. Nhưng Nguyễn Đình Chú bình rằng: “Trong muôn vàn thực thể tự nhiên, con người là thực thể đẹp nhất, vô song. Đó là chân lý tuyệt đối. Nhưng nhân loại không phải ở đâu lúc nào cũng dễ phát hiện được chân lý đó, kể cả hôm nay”. Nhà thơ Xuân Diệu “treo giải nhất” cho Nguyễn Du, coi đây là bức tranh khỏa thân đầu tiên trong văn học Việt Nam, vì Hồ Xuân Hương còn để lại cái yếm. Thật ra, không chỉ có yếm mà có cả quần váy (mấn). Hồ Xuân Hương đã khéo mượn sự trễ nải của người con gái, khéo mượn cơn gió nồm hây hẩy để thổi lộ ra toàn bộ sự ngọc ngà còn chỗ nào che đậy nữa đâu khi: Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/ Một lạch đào nguyên suối chửa thông! Nhà thơ Chế Lan Viên cũng so sánh câu thơ Nguyễn Du với câu thơ Hàn Mặc Tử: Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe… Nhưng vấn đề không chỉ là lõa thể bao nhiêu phần trăm, càng không phải tả sâu, tả kỹ cái bồng đảo, cái khuôn vàng mới là hiện đại, mới là hay. Vấn đề là nhận thức cái đẹp. Bức tranh thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương cũng tuyệt đẹp, tuyệt vời trinh trắng nhưng nó cụ thể quá và có phần gợi dục, gợn đục vì thái độ “vụ lợi” của người “quân tử” nọ.
Thúy Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh, đã “bướm chán ong chường” ở lầu xanh của mụ Tú Bà, còn sương tuyết thân thể và lành lặn đạo đức nữa không? Thói thường, Kiều sẽ bị nhìn nhận như ông quan phủ xử vụ Thúc Sinh - Thúy Kiều, coi Kiều là tuồng “hoa thải hương thừa”. Đến cả một người được coi là tài tình như Nguyễn Công Trứ cũng mạt sát Kiều “Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”. Nhưng Nguyễn Du thì khác. Qua Thúy Kiều, ông khẳng định cơ thể người phụ nữ là cái đẹp tuyệt vời nhất của tạo hóa. Trong chế độ phong kiến, đây là một cuộc cách mạng của mỹ học, đạo đức học. Cái đẹp này không cần phải giấu diếm, cần phải được cả thiên hạ trông thấy “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà”. (Nhiều bản chép là “Rõ màu trong ngọc trắng ngà” nhưng tôi cho những bản chép “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà” hay hơn).
Tả về vẻ đẹp của người con gái là khó. Thơ cổ Ấn Độ có câu: Tôi không biết tả về vẻ đẹp của nàng như thế nào, chỉ biết lấy nửa này so với nửa kia mà thôi. Còn Bạch Cư Dị tả về vẻ đẹp của Dương Quý Phi trong Trường hận ca cũng thật là khéo, thật đáng khâm phục Hồi mâu nhất tiếu bách mị sinh/ Lục cung phấn đại vô nhan sắc (Quay nhìn, hé miệng cười trăm nghìn vẻ đẹp hiện ra, làm cho cung tần mỹ nữ ở sáu cung không ai được coi là có nhan sắc nữa). Tả người đẹp là người ngọc, nghiêng nước nghiêng thành… và như Nguyễn Du tả ThúyVân, Thúy Kiều ở đầu truyện như khuôn trăng, thu thủy, xuân sơn cũng chỉ là mơ hồ, ước lệ. Chỉ đến đoạn Kiều tắm mới thật là đẹp, khi người ta nhìn thấy được màu sắc, đường nét, ngửi được mùi hương, nghe được hơi nóng, sờ được độ mỏng dày, cảm nhận được sự gần gũi và thánh thiện… mới thật kỳ tài; mới là bức tranh có một không hai!
Nhà thơ Mai Văn Hoan trong bài viết “Bức tranh khỏa thân trong Truyện Kiều” cho rằng “Từ láy “dày dày” đặt trước cái tòa thiên nhiên tuyệt mỹ đó theo tôi có phần hơi thô. Tôi thử tìm vài từ để thay thế nhưng từ nào cũng thấy không tương xứng với cái tòa thiên nhiên tuyệt mỹ ấy”. Tôi cho rằng Nguyễn Du vô cùng cao diệu ở chỗ “dày dày” ấy. Nó không khuyết, không mỏng mà cũng không dày. Nó hoàn mỹ và thể hiện sự ưu ái, kỳ công của tạo hóa khi đúc nên người phụ nữ ở mỗi bộ phận đến cái toàn thể. Nó hoàn hảo ở cả nội dung và hình thức. Nó không chỉ cho ta nhìn thấy mà còn như cảm thấy chạm vào được.
Có thể thấy, Truyện Kiều của Nguyễn Du có ba điều vĩ đại. Thứ nhất, ông đã thấy được một chân lý, thấy được cái đẹp nhất trong cuộc đời mà không ai, kể cả đến nay, thấy được, thừa nhận được. Thứ hai, Nguyễn Du trân trọng và dạy ta biết trân trọng cái đẹp, khi vây trướng đào tẩm hương, khi cho nàng Kiều của mình tắm nước ấm ướp hoa lan (thang lan) và không có cái nhìn trần tục, trần trụi. Thứ ba, dù đời Kiều đã chầy chã mà Nguyễn Du vẫn thấy Kiều trong suốt như pha lê, như kim cương, không một vết nhơ. Chỉ một chữ trinh thôi, Nguyễn Du đã thấy Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay. Việc bán mình chuộc cha, việc ân oán rạch ròi, nhân đạo, việc yêu sống, chấp nhận thân phận Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi, việc luôn luôn hướng thiện tạo nên một vẻ đẹp tỏa sáng của tâm hồn. Với cảm nhận “trong ngọc trắng ngà”, “một tòa thiên nhiên”, cái đẹp của Kiều hiện lên không chỉ trong suốt và lộng lẫy, mà quan trọng là thể hiện một tư tưởng lớn của Nguyễn Du: Cái đẹp (trong đó có cái tài, người tài) dù bị vùi dập, cũng không gì, không ai có thể làm lu mờ và hủy hoại được vì nó vốn kết tinh, trong suốt, nó đã trở thành thiên nhiên. Ai hủy hoại được trời đất mới có thể hủy hoại được cái đẹp!
Tài mệnh tương đố chỉ là lẽ thường. Cho Kiều bị vùi dập đến tận cùng để rồi cuối cùng vẫn khẳng định “Cái đẹp không thể bị hủy hoại” mới là tư tưởng lớn của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Đó là sự thật. Đó cũng là khát vọng. Và chính sự tồn tại của Truyền Kiều trong niềm yêu mến vô hạn của bạn đọc qua mọi thời đại đã chứng minh điều đó./.
Nguyễn Du có nhiều tư tưởng lớn vượt thời đại, vượt khuôn khổ của Nho, Phật, Lão. Chỉ xét ba người tình, ba người tri âm của Thúy Kiều thôi, đã thấy Nguyễn Du thực là bậc kỳ tài. Khi ấy là thế kỷ XVIII, mẫu tình yêu “tài tử giai nhân” (Kim Trọng - Thúy Kiều), mẫu người quân tử được định hình tưởng không bao giờ thay đổi, hay như mẫu “Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”, mẫu người anh hùng ngang dọc trời đất, cũng coi như một mẫu hình lý tưởng. Ngày nay, nhiều người đọc Kiều vẫn xuýt xoa tiếc nuối vì mối tình Kim - Kiều không đến được với nhau. Tại sao Nguyễn Du lại chia cắt đôi uyên ương này?
Khám phá những tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn Du
Sự tan nát của chế độ phong kiến, sự tha hóa của sĩ tử, vua quan đã làm Nguyễn Du sớm nhận ra rằng, hình mẫu người quân tử đã lùi vào quá vãng và giai cấp phong kiến đã hết vai trò lịch sử của mình. Thật vậy, suốt 15 năm, Thúy Kiều đớn đau, khổ ải, Kim Trọng không làm gì, và cũng không làm được gì được để cứu Kiều. Trong đời thực, suốt bao nhiêu năm làm quan cho Nguyễn Ánh, Nguyễn Du chỉ lặng lẽ không nói gì, chỉ mong sớm về Hồng Lĩnh vui thú gió trăng. Ông đã hiểu chốn quan trường phong kiến không còn là nơi thực hiện lý tưởng nữa. Ông cũng không tin được Từ Hải, tuy “côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài” nhưng chưa đủ chính danh và văn đức để có thể xây dựng được một chế độ tốt đẹp, mà chỉ có thể giải quyết ân oán cá nhân và thỏa lòng hiệp sĩ đôi chút mà thôi.
Với Nguyễn Du, Kim Trọng là mối vương vấn với quá khứ khi “Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”; còn Từ Hải là thoáng một chút mơ ước tương lai; là điều làm nên chủ nghĩa lãng mạn của Truyện Kiều. Trong khi Thúc Sinh mới là nhân vật hiện thực. Mối tình giữa Thúc Sinh với Thúy Kiều mới làm nên những câu thơ hay nhất trong Truyện Kiều, làm nên chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Trước kia, văn học Việt Nam về cơ bản nằm trong phạm trù văn học nhà nho, chỉ để nói chí mình. Tới Nguyễn Du, văn học đã lấy hiện thực làm đối tượng, để hiện thực với những quy luật của nó tác động, chi phối nhân vật; và để người đọc tự tìm ra chân lý. Đến nay, người ta chưa biết đích xác Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều năm nào, nhưng chắc chắn là trước 1820, năm ông mất.
Trong khi đó, tại nước Pháp, nước được coi là có lịch sử nghệ thuật diễn ra một cách trình tự, chuẩn mực, từ "réalisme" (tạm dịch là “chủ nghĩa hiện thực”) cũng đến năm 1826 mới xuất hiện trên Tạp chí Mercure de France. Trong khi nhiều triết thuyết, tôn giáo coi con người là vật phẩm của Chúa, ánh xạ của Đạo, của Đấng Toàn năng, Tuyệt đối… để dựng nên những mô thức xã hội, trong đó con người có vị trí hết sức nhỏ bé, hoặc là nô lệ, con chiên, hoặc chỉ là phương thức biểu hiện của cái tuyệt đối. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du coi con người là gốc, là bản vị, là bản thân tự nhiên. Ông nhiều lần khẳng định Có trời mà cũng có ta. Sự tồn tại của con người và quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người là thiêng liêng và bình đẳng. Con người tự nhiên, con người bản năng đến Truyện Kiều mới được thừa nhận và rõ nét.
Chất người, bản năng con người theo Nguyễn Du là gì? Trước hết là được sống, phải sống, dù bằng những giá đắt nhất (làm đĩ, làm lẽ, tạm lánh…). Nhưng sống thì phải được yêu, cho nên Kiều mới xăm xăm, mới chờ đợi, mới dễ bị lừa và sẵn sàng chấp nhận những tình yêu mới, dù những con người đến với Kiều rất khác nhau. Ngay cả trong nhà thổ, khi Tú Bà dạy Kiều Chơi cho liễu chán hoa chê/ Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời, Kiều cũng chấp nhận "gót đầu vâng dạy mấy lời" và Nguyễn Du không hề trách nàng. Quả là Nguyễn Du có phân vân giữa đạo đức phong kiến, đã cho Kiều chết mấy lần để giữ tiết hạnh; có thấy trong đạo đức phong kiến hàm chứa những yếu tố nhân văn nhất định. Song, ông thấy quyền sống con người, quyền tự do cá nhân mới là lớn hơn hết nên mấy lần đều cứu Kiều sống lại. Nếu giữ tiết hạnh theo kiểu phong kiến mà giết người, nhất là người tài sắc, vô tội thế kia thì có còn đạo đức nữa không, có còn nhân bản nữa không? So với người đồng hương Nguyễn Công Trứ gần như cùng thời đã rủa Kiều Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm; với Tản Đà là “đôi hàng nước mắt đôi làn sóng/ Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan” và các nhà nho sau hơn một thế kỷ vẫn coi Kiều là con đĩ, Truyện Kiều là dâm thư Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều, thì mới thấy Nguyễn Du nhân ái xiết bao, tiến bộ xiết bao!
Phóng tầm mắt ra ngoài một chút, mới thấy không chỉ so trong nước, mà tại Đức, Phoi-ơ-bách (Feuerbach, 1804-1872), một nhà triết học tiến bộ, người góp phần làm nên triết học Mác, sinh sau Nguyễn Du 39 năm, nghĩa là gần nửa thế kỷ, mới coi con người là một bộ phận của tự nhiên, là xuất phát điểm của triết học, mới đẻ ra chủ nghĩa nhân bản. Phoi-ơ-bách cũng nói như một nghệ sĩ lớn rằng, bản chất con người có yêu thương, có thù nghịch, nhưng yêu thương là cái hoàn thiện, cái bản chất chính của con người. Trong tình yêu, tình yêu nam nữ là đầu. Người ta có yêu phụ nữ thì mới có thể yêu người khác hay không biết yêu phụ nữ thì không thể yêu thương người khác. Ông khẳng định con người cá nhân:Cái hoàn thiện thực sự, thần thánh thực sự chỉ là cái tồn tại vì chính bản thân mình. Tình yêu, lý trí và ý chí là những cái như thế.
Phoi-ơ-bách đã tuyệt đối hóa tình yêu, đồng nhất tình yêu với con người, với cái đẹp và thần thánh, coi tình yêu là cách thức để giải quyết mọi vấn đề xã hội. Người ta gọi đây là sự “ngây thơ”, nhưng là sự “ngây thơ tinh khiết” và “luôn thắp sáng điều lành”. Nó khác với lý thuyết “họng súng đẻ ra chính quyền” tuy có hiệu quả nhất thời nhưng cái ác, sự thù nghịch, tương đố của con người sẽ không bao giờ chấm dứt. Ông khẳng định con người hành động tự do theo tình yêu và khát vọng của mình là thật sự hạnh phúc. Và hạnh phúc cũng có nghĩa là khi con người có được hoàn cảnh, điều kiện hợp với bản tính của mình; khi hành động tất yếu biến thành hành động tự do… Những luận điểm ấy của Phoi-ơ-bách, như thể để nói về Kiều và tính cách, cuộc sống của nàng!
Có người nói Nguyễn Du ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo. Không ai phủ nhận điều đó, nhưng ông không tìm thấy ở Cửa Phật hạnh phúc và con đường giải thoát. Bằng chứng là Thúy Kiều đến tu ở chùa Giác Duyên mà vẫn không xong. Câu “Tu là cội phúc, tình là dây oan” chỉ là câu của nhà sư Tam Hợp. Dù có những mặt tích cực, nhân đạo nào đó thì tất cả những tôn giáo, những hiện tượng được tôn giáo hóa, đều đối lập nhất định với tri thức khoa học. Và cái căn bản, đáng phê phán hơn cả là sự triệt tiêu, hạn chế tự do tư tưởng, tự do hành động, năng lực, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc nơi trần thế, ở thời điểm hiện tại của con người.
Trở lại nhân vật Thúc Sinh. Tầng lớp thương nhân xếp hàng cuối cùng trong “tứ dân” sĩ - nông - công - thương thời phong kiến, được Nguyễn Du trân trọng đề cao. Đó là tầng lớp đang lên, rồi đây sẽ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử, như chúng ta đang nhận thấy và tôn vinh hiện nay. Nhưng Nguyễn Du không nói đến, không chấp nhận loại thương nhân trọc phú, mà ông hướng đến thương nhân trí thức, giàu tình yêu thương, trách nhiệm và đôi khi cũng dám liều khi “Đá vàng đã quyết, phong ba cũng liều”. Nguyễn Du phải để cho Kim Trọng mất tích vì đó là một hình ảnh đã qua; để cho Từ Hải chết đứng vì đó là một mơ ước mong manh. Chỉ một Thúc Sinh còn lại và trả giá cùng Kiều! Nhìn nhận như thế, ta cũng hiểu Kim - Kiều không thể tái hợp theo nghĩa vợ chồng là có lý, là chủ ý của Nguyễn Du.
Nói về “cái giá” của Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần đưa ra đong đếm. “Lượng hóa” cũng được coi là một bước tiến về thi pháp trong tác phẩm này. Mã Giám sinh mua Kiều hơn bốn trăm lạng vàng (Cò kè bớt một thêm hai/ Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm). Đấy là ép giá. Chính hắn cũng hiểu “Đã nên quốc sắc thiên hương/ Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa”. Một ông quan tri phủ, “mặt sắt đen sì” khi thấy dung nhan của Kiều, khi đọc thơ Kiều vịnh cái gông đã vô cùng thán phục “Khen rằng “Giá đáng Thịnh Đường/ Tài này, sắc ấy nghìn vàng chưa cân”. Từ Hải cũng chỉ mua Kiều với tiền trăm (Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn). Còn Thúc Sinh, mỗi lần đến với Kiều là một lần “bốc rời” và “trăm nghìn đổ một trận cười như không”. Vậy có nghĩa Kiều là vô giá. Và chỉ Thúc sinh mới là tri âm, mới hiểu được giá trị của Kiều, dám sống chết, vinh nhục cùng Kiều. Chỉ Thúc Sinh mới thấy Kiều là “tiên”, là vô giá Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân/ Thân này dễ lại mấy lần gặp tiên.
Mối tình Thúc Sinh - Thúy Kiều được Nguyễn Du dành cho những câu thơ nồng nàn, ấm áp và đẹp đẽ nhất: Hải đường mơn mởn cành tơ, Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng; Khi gió gác khi trăng sân/ Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ/ Khi hương sớm khi trà trưa/ Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn; Hương càng đượm lửa càng nồng/ Càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen; Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san; Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường... Thật không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du lại cho Thúc Sinh - người biết trân trọng phụ nữ và sống hết mình vì tình yêu được thấy cảnh Kiều tắm. Và phải là Thúc Sinh mới thấy được rõ ràng cái vẻ đẹp của tòa thiên nhiên ấy, trong sự gần gũi, hấp dẫn, rất đỗi đời thường mà cũng rất tuyết, rất tiên.
Với Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, thế kỷ XVIII đã trở thành thế kỷ Phục hưng của Việt Nam khi người con gái được đặt vào vị trí tuyệt mỹ; khi quyền sống, quyền tự do yêu đương được đặt ngang nhiên với trời đất. Nguyên văn đoạn ấy từ câu 1309 đến 1312 trong 3254 câu của Truyện Kiều: “Buồng the phải buổi thong dong/ Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa/ Rõ màu (ràng) trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”.Trong nguyên bản Thanh Tâm Tài Nhân không hề có đoạn này. Cũng như không có chuyện Kiều tha bổng Hoạn Thư, mà trả thù rất tàn độc. Từ đó mới thấy chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du lớn đến chừng nào, văn hóa dân tộc này hơn văn hóa dân tộc kia chừng nào ở những điều cốt lõi!
Đặng Thai Mai chưa kịp nói với Nguyễn Đình Chú đoạn thơ ấy vì sao hay nhất. Nhưng Nguyễn Đình Chú bình rằng: “Trong muôn vàn thực thể tự nhiên, con người là thực thể đẹp nhất, vô song. Đó là chân lý tuyệt đối. Nhưng nhân loại không phải ở đâu lúc nào cũng dễ phát hiện được chân lý đó, kể cả hôm nay”. Nhà thơ Xuân Diệu “treo giải nhất” cho Nguyễn Du, coi đây là bức tranh khỏa thân đầu tiên trong văn học Việt Nam, vì Hồ Xuân Hương còn để lại cái yếm. Thật ra, không chỉ có yếm mà có cả quần váy (mấn). Hồ Xuân Hương đã khéo mượn sự trễ nải của người con gái, khéo mượn cơn gió nồm hây hẩy để thổi lộ ra toàn bộ sự ngọc ngà còn chỗ nào che đậy nữa đâu khi: Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/ Một lạch đào nguyên suối chửa thông! Nhà thơ Chế Lan Viên cũng so sánh câu thơ Nguyễn Du với câu thơ Hàn Mặc Tử: Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe… Nhưng vấn đề không chỉ là lõa thể bao nhiêu phần trăm, càng không phải tả sâu, tả kỹ cái bồng đảo, cái khuôn vàng mới là hiện đại, mới là hay. Vấn đề là nhận thức cái đẹp. Bức tranh thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương cũng tuyệt đẹp, tuyệt vời trinh trắng nhưng nó cụ thể quá và có phần gợi dục, gợn đục vì thái độ “vụ lợi” của người “quân tử” nọ.
Thúy Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh, đã “bướm chán ong chường” ở lầu xanh của mụ Tú Bà, còn sương tuyết thân thể và lành lặn đạo đức nữa không? Thói thường, Kiều sẽ bị nhìn nhận như ông quan phủ xử vụ Thúc Sinh - Thúy Kiều, coi Kiều là tuồng “hoa thải hương thừa”. Đến cả một người được coi là tài tình như Nguyễn Công Trứ cũng mạt sát Kiều “Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”. Nhưng Nguyễn Du thì khác. Qua Thúy Kiều, ông khẳng định cơ thể người phụ nữ là cái đẹp tuyệt vời nhất của tạo hóa. Trong chế độ phong kiến, đây là một cuộc cách mạng của mỹ học, đạo đức học. Cái đẹp này không cần phải giấu diếm, cần phải được cả thiên hạ trông thấy “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà”. (Nhiều bản chép là “Rõ màu trong ngọc trắng ngà” nhưng tôi cho những bản chép “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà” hay hơn).
Tả về vẻ đẹp của người con gái là khó. Thơ cổ Ấn Độ có câu: Tôi không biết tả về vẻ đẹp của nàng như thế nào, chỉ biết lấy nửa này so với nửa kia mà thôi. Còn Bạch Cư Dị tả về vẻ đẹp của Dương Quý Phi trong Trường hận ca cũng thật là khéo, thật đáng khâm phục Hồi mâu nhất tiếu bách mị sinh/ Lục cung phấn đại vô nhan sắc (Quay nhìn, hé miệng cười trăm nghìn vẻ đẹp hiện ra, làm cho cung tần mỹ nữ ở sáu cung không ai được coi là có nhan sắc nữa). Tả người đẹp là người ngọc, nghiêng nước nghiêng thành… và như Nguyễn Du tả ThúyVân, Thúy Kiều ở đầu truyện như khuôn trăng, thu thủy, xuân sơn cũng chỉ là mơ hồ, ước lệ. Chỉ đến đoạn Kiều tắm mới thật là đẹp, khi người ta nhìn thấy được màu sắc, đường nét, ngửi được mùi hương, nghe được hơi nóng, sờ được độ mỏng dày, cảm nhận được sự gần gũi và thánh thiện… mới thật kỳ tài; mới là bức tranh có một không hai!
Nhà thơ Mai Văn Hoan trong bài viết “Bức tranh khỏa thân trong Truyện Kiều” cho rằng “Từ láy “dày dày” đặt trước cái tòa thiên nhiên tuyệt mỹ đó theo tôi có phần hơi thô. Tôi thử tìm vài từ để thay thế nhưng từ nào cũng thấy không tương xứng với cái tòa thiên nhiên tuyệt mỹ ấy”. Tôi cho rằng Nguyễn Du vô cùng cao diệu ở chỗ “dày dày” ấy. Nó không khuyết, không mỏng mà cũng không dày. Nó hoàn mỹ và thể hiện sự ưu ái, kỳ công của tạo hóa khi đúc nên người phụ nữ ở mỗi bộ phận đến cái toàn thể. Nó hoàn hảo ở cả nội dung và hình thức. Nó không chỉ cho ta nhìn thấy mà còn như cảm thấy chạm vào được.
Có thể thấy, Truyện Kiều của Nguyễn Du có ba điều vĩ đại. Thứ nhất, ông đã thấy được một chân lý, thấy được cái đẹp nhất trong cuộc đời mà không ai, kể cả đến nay, thấy được, thừa nhận được. Thứ hai, Nguyễn Du trân trọng và dạy ta biết trân trọng cái đẹp, khi vây trướng đào tẩm hương, khi cho nàng Kiều của mình tắm nước ấm ướp hoa lan (thang lan) và không có cái nhìn trần tục, trần trụi. Thứ ba, dù đời Kiều đã chầy chã mà Nguyễn Du vẫn thấy Kiều trong suốt như pha lê, như kim cương, không một vết nhơ. Chỉ một chữ trinh thôi, Nguyễn Du đã thấy Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay. Việc bán mình chuộc cha, việc ân oán rạch ròi, nhân đạo, việc yêu sống, chấp nhận thân phận Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi, việc luôn luôn hướng thiện tạo nên một vẻ đẹp tỏa sáng của tâm hồn. Với cảm nhận “trong ngọc trắng ngà”, “một tòa thiên nhiên”, cái đẹp của Kiều hiện lên không chỉ trong suốt và lộng lẫy, mà quan trọng là thể hiện một tư tưởng lớn của Nguyễn Du: Cái đẹp (trong đó có cái tài, người tài) dù bị vùi dập, cũng không gì, không ai có thể làm lu mờ và hủy hoại được vì nó vốn kết tinh, trong suốt, nó đã trở thành thiên nhiên. Ai hủy hoại được trời đất mới có thể hủy hoại được cái đẹp!
Tài mệnh tương đố chỉ là lẽ thường. Cho Kiều bị vùi dập đến tận cùng để rồi cuối cùng vẫn khẳng định “Cái đẹp không thể bị hủy hoại” mới là tư tưởng lớn của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Đó là sự thật. Đó cũng là khát vọng. Và chính sự tồn tại của Truyền Kiều trong niềm yêu mến vô hạn của bạn đọc qua mọi thời đại đã chứng minh điều đó./.
Mãi xứng đáng với truyền thống 70 năm và danh hiệu Anh hùng Lao động mà Đảng và Nhà nước trao tặng  (04/12/2015)
Nội dung chính Thông điệp Liên bang 2015 của Tổng thống Nga  (03/12/2015)
Đào tạo bác sĩ: Chất lượng phải đặt lên hàng đầu  (03/12/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Huân chương Quân công hạng Nhất cho Lực lượng vũ trang Quân khu 9  (03/12/2015)
Lễ ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA  (03/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển