Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 13 đến ngày 19-7-2015
Thủ tướng chỉ thị tăng cường cải cách thủ tục hành chính về hải quan
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 18/CT-TTg về tiếp tục tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước của bộ, ngành, đơn vị, thực hiện kết nối liên ngành để phối hợp hoạt động quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hải quan; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính đã ban hành, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện và giảm chi phí, thời gian tuân thủ.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, đảm bảo kết nối thông tin giữa các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Bên cạnh đó, vận hành và triển khai hiệu quả hệ thống hải quan điện tử (VNACCS/VCIS) giai đoạn 1; phối hợp với phía Nhật Bản hoàn thành các thủ tục tiếp tục triển khai giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, hoàn thiện, bổ sung các chức năng: cấp phép tự động (e-Permit), C/O điện tử (e-C/O), lược khai điện tử (e-Manifest), thực hiện phương thức thanh toán thuế điện tử.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng các bộ, cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cấp phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm (kiểm tra chuyên ngành) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính của bộ, ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, thời gian giải quyết trên mạng Internet và niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Bộ Công Thương: Sơ kết công tác cải cách hành chính
Chỉ trong vòng 5 năm (2011-2014), đã có gần 100 thủ tục hành chính mới được ban hành. Đây là một trong những kết quả đáng chú ý được đưa ra tại hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
Cải cách thế chế đã đạt được nhiều kết quả như đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là thể chế kinh tế, tập trung rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật. Tính đến tháng 3-2015, tổng số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương là 381.
Hội nghị nhận định, mặc dù đạt được nhiều kết quả nhưng nhiều mục tiêu vẫn chưa hoàn thành ví dụ như mục tiêu 80% văn bản được thực hiện trên điện tử vẫn chưa thực hiện được. Ngoài ra, việc công khai thủ tục chưa kịp thời; công tác xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính còn chậm.
Trong giai đoạn 2015-2020, hội nghị đã đặt ra mục tiêu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Công Thương, kiện toàn bộ máy quản lý hành chính, tài chính công, đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành của Bộ.
Bộ Quốc phòng sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015
Chiều 13-7, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015. Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.
Trong 5 năm qua, công tác cải cách hành chính luôn được Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, cấp ủy và chỉ huy các cơ quan, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai toàn diện, sâu sát với nhiều giải pháp đồng bộ. Trong cải cách thể chế, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo xây dựng quy chế soạn thảo, ban hành văn bản, lập chương trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, văn bản tiêu chuẩn ngành, văn bản liên quan đến thủ tục hành chính quân sự phục vụ cho việc quản lý nhà nước về quốc phòng trong phạm vi toàn quốc; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng. Về công tác tổ chức bộ máy hành chính, tập trung xây dựng các quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; triển khai xây dựng các đề án về tổ chức, quản lý quân nhân, vũ khí, trang bị kỹ thuật.
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng được quan tâm chỉ đạo sâu sát. Cải cách tài chính công được thực hiện tương đối toàn diện, trong đó đã tập trung việc ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về quản lý tài chính, sử dụng tài sản, quản lý vốn, thu hồi nợ công…
Bộ Quốc phòng xác định mục tiêu chung giai đoạn 2016-2020, là đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách hành chính trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, nhằm xây dựng, hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý, chỉ huy thống nhất từ trên xuống dưới, có hiệu quả.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung nhấn mạnh kết quả tích cực của công tác cải cách hành chính 5 năm qua và chỉ ra một số hạn chế, đó là tính đồng bộ chưa cao, nhận thức về công tác cải cách hành chính ở nơi này nơi khác chưa được quan tâm một cách đầy đủ và yêu cầu, phải tiến hành cải cách hành chính trong quân đội đồng bộ, toàn diện, trọng tâm là 6 nhóm nội dung (cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cải cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính).
Ban hành quy trình thủ tục hải quan mới
Tổng cục Hải quan vừa có Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gồm: Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ tại cửa khẩu; quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quy trình quản lý đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất; quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa tạm nhập-tái xuất; quy trình giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan; phương tiện vận tải neo đậu, dừng đỗ trong địa bàn hoạt động hải quan…
Trong mỗi quy trình, Tổng cục Hải quan quy định rõ việc lựa chọn hàng hóa kiểm tra; việc kiểm tra hàng hóa; xử lý kết quả kiểm tra khi người khai hải quan thực hiện đăng ký tờ khai; kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí; khai bổ sung tờ khai, hủy tờ khai hải quan, xử lý các tờ khai lỗi trên hệ thống…
Việc ban hành Quy trình nhằm hướng dẫn các đơn vị Hải quan địa phương trong việc thực hiện Thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-8-2015.
Quyết liệt cải cách, xóa bỏ tiêu cực trong ngành đăng kiểm
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình đã trao đổi với báo chí về cải cách thủ tục hành chính trong ngành đăng kiểm, nhấn mạnh yếu tố con người vẫn giữ vai trò then chốt.
Thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2014 đến nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tập trung vào các nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng và phòng chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm; tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Cụ thể, Cục đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải ban hành mới, bổ sung sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong công tác đăng kiểm. Tháng 05-2015, Cục chính thức khai trương 2 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực đăng kiểm tham gia Cơ chế một cửa quốc gia với thủ tục Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy; thủ tục Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện nhập khẩu.
Để xóa bỏ ý niệm coi đăng kiểm là một ngành nhạy cảm, Cục đang nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ với phương châm: "Tiếp tục đổi mới, quyết liệt cải cách, vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp".
Theo đó, Cục tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị thiết bị kiểm tra hiện đại nhằm ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra vì giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với đăng kiểm viên, hạn chế tác động của con người đến kết quả kiểm tra. Ngoài ra, Cục đã thành lập bộ phận kiểm tra chuyên trách, độc lập do Phó Cục trưởng phụ trách, có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện lập biên bản các hành vi tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm, báo cáo đề xuất kỷ luật theo đúng quy định. Đồng thời, trang bị hệ thống camera IP để giám sát hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới; phối hợp Cục Cảnh sát giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa thực hiện kiểm tra liên ngành phương tiện tham gia giao thông.
Từ đầu năm 2014 đến nay đã kỷ luật 103 cán bộ lãnh đạo, đăng kiểm viên; dừng hoạt động 03 Trung tâm đăng kiểm và 03 dây chuyền kiểm định.
Coi công tác cán bộ, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có vai trò then chốt trong hoạt động đăng kiểm, Cục đã tổ chức phát động đợt thi đua đặc biệt thực hiện văn hóa ứng xử, giao tiếp trong các đơn vị đăng kiểm theo phương châm “4 xin” - “Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép” và “4 luôn” - “luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ”.
Trung tâm đào tạo của Cục phối hợp với các phòng chức năng thực hiện đổi mới toàn diện công tác đào tạo; đào tạo mới, đào tạo lại kết hợp với đánh giá đăng kiểm viên để nâng cao chất lượng đội ngũ đăng kiểm viên, song song với tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, trách nhiệm. Từ đầu năm 2014 đến nay, Cục đã tổ chức 67 lớp đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho 2.555 cán bộ, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm trong toàn ngành./.
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hợp tác với các thành phố lớn của Hoa Kỳ  (19/07/2015)
Phó Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Phó Tổng thống Hoa Kỳ  (19/07/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm Tòa Giám mục Đà Lạt  (19/07/2015)
Ông Nguyễn Xuân Sơn thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam  (19/07/2015)
Hà Nội công bố xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin  (19/07/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên