Liệu có một quyết định trừng phạt CHDCND Triều Tiên ?
TCCS ĐT - Ngày 5-4-2009, tên lửa đẩy Unha-2 mang vệ tinh viễn thông Kwangmyongsong-2 của CHDCND Triều Tiên đã được phóng lên từ bãi phóng Musudan-ri. Chỉ vài phút sau khi tên lửa được phóng lên, Nhật Bản đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp, và cuộc họp lập tức được ấn định trong ngày. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, khó có thể thông qua một quyết định trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên, bởi cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Ngay từ khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng tên lửa mang vệ tinh lên quỹ đạo vào đầu tháng 4 năm 2009, các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và một số nước châu Âu đã phản đối dữ dội. Lập trường chung của những nước này là việc phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên là hành động khiêu khích, gây căng thẳng trong khu vực và vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được thông qua sau vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa bất thành của CHDCND Triều Tiên tháng 10 năm 2006. Nhật Bản và Mỹ thậm chí còn đe sẽ bắn hạ tên lửa của CHDCND Triều Tiên nếu các mảnh tầng đẩy của tên lửa này rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản.
Lập trường cứng rắn của các nước nói trên sẽ được thể hiện trong phiên họp kín của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc diễn ra vào đêm nay (theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, một quyết định trừng phạt CHDCND Triều Tiên khó có khả năng được thông qua, bởi, thứ nhất, tên lửa được phóng lên là tên lửa đẩy mang mục đích dân sự chứ không phải là tên lửa đạn đạo bị cấm theo Nghị quyết 1718.
Trả lời hãng tin Yonhap, người phát ngôn Chính phủ Hàn Quốc nói: “Chúng tôi cho rằng Bắc Triều Tiên đã phóng một tên lửa mang vệ tinh”. Như vậy, ngay cả trong “hàng ngũ” những nước phản đối kịch liệt nhất cũng không khẳng định tên lửa của CHDCND Triều Tiên là tên lửa đạn đạo, đồng nghĩa với kết luận CHDCND Triều Tiên không vi phạm Nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Thứ hai, hành động của CHDCND Triều Tiên chỉ có thể bị coi là khiêu khích khi các mảnh tầng đẩy của tên lửa đẩy rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản hoặc Ha-oai của Mỹ. Tuy nhiên, người ta chưa tìm thấy mảnh vỡ nào rơi xuống các lãnh thổ này.
Như vậy, việc đề xuất một Nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều Tiên khó có thể được đưa ra một cách thuyết phục tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đêm nay. Bên cạnh đó, cả Nga lẫn Trung Quốc, hai nước có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an đều lên tiếng kêu gọi các nước nên thận trọng và kiềm chế trong vấn đề này.
Người ta cho rằng hai nước này có khả năng sẽ phủ quyết đề xuất trừng phạt của các nước Mỹ, Anh, Pháp, và do đó, một Nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an đối với CHDCND Triều Tiên sẽ khó có thể được thông qua./.
Tên lửa của Triều Tiên đã rời bệ phóng  (05/04/2009)
Tên lửa của Triều Tiên đã rời bệ phóng  (05/04/2009)
Bước tiến tìm kiếm hiệp ước mới thay thế START-1  (05/04/2009)
Hơn 202 nghìn tỉ đồng cho vay thông qua Chương trình hỗ trợ lãi suất  (04/04/2009)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dâng hương tại Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2009  (04/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên