Nam Sách vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Là cửa ngõ phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, huyện Nam Sách được biết đến như một vùng địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học, khoa bảng, yêu nước. Với những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, năm 1978, huyện Nam Sách được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang. Nam Sách cũng là huyện vinh dự hai lần được đón Bác Hồ về thăm.
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, huyện Nam Sách đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh Hải Dương và cả nước.
1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý
GDP của Nam Sách tăng đều qua các năm, bình quân đạt 10,2%/năm; trong đó, nông nghiệp tăng 5,3%; công nghiệp, xây dựng: 14,2%; dịch vụ: 12,3%. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10,44%.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả trên là do huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ một cách hợp lý. Năm 2005, cơ cấu kinh tế của huyện là: nông nghiệp: 37,7%; công ngiệp, xây dựng: 27,1%; dịch vụ: 35,2%. Đến năm 2006, con số tương ứng là: 33,8%; 26,7% và 39,5%.
Trong nông nghiệp, cơ cấu sản xuất đã có sự chuyển dịch tích cực: trồng trọt có xu hướng giảm xuống, đồng thời chăn nuôi và dịch vụ tăng lên. Năm 2005, trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm 60,5%; chăn nuôi: 37,2%; dịch vụ: 2,3%. Năm 2006, tỷ lệ trên là: 59%; 38,5%; 2,5%. Trong trồng trọt, huyện đã tập trung áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu giống lúa... nên năng suất lúa đạt mức khá cao và ổn định trong nhiều năm. Phong trào trồng cây mùa xuân, cải tạo vườn tạp, sản xuất vụ đông, trồng cây rau màu được đẩy mạnh gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Giá trị cây vụ đông năm 2006 đạt 29 triệu đồng/ha; giá trị sản xuất trên 1 hec-ta đất chuyển đổi cao hơn cấy lúa từ 1,6-2 lần. Giá trị sản xuất trên 1 héc-ta đất canh tác ngày càng được nâng lên, năm 2005 đạt 40 triệu đồng, năm 2006 đạt 42 triệu đồng. Chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Cùng với chương trình “nạc hóa đàn lợn và sind hóa đàn bò”, diện tích mặt nước được khai thác có hiệu quả để nuôi trồng thủy sản theo phương pháp thâm canh với nhiều giống mới có giá trị cao. Các mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại phát triển mạnh. Toàn huyện đã có 113 mô hình kinh tế trang trại, thu nhập bình quân đạt 40,6 triệu đồng/trang trại/năm. Trong chăn nuôi, xuất phát từ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đã hình thành và phát triển các mô hình hợp tác xã dịch vụ, hoạt động có hiệu quả, dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có bước đột phá, góp phần tạo ra diện mạo mới trong công nghiệp, cũng như trong cơ cấu kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 15,5% năm 2006. Các cụm công nghiệp được hình thành và phát triển. Trong 5 năm 2001-2005, huyện đã tiến hành quy hoạch khu công nghiệp Nam Sách, cụm công nghiệp An - Đồng, hiện nay đang tiếp tục quy hoạch cụm công nghiệp Ba Hàng. Do có cơ chế thích hợp để khuyến khích đầu tư và tiến hành cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trong nước và nước ngoài, trên địa bàn huyện đã có 89 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó có 21 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 32 công ty trách nhiệm hữu hạn, 18 công ty cổ phần, và 18 doanh nghiệp tư nhân; tạo việc làm mới cho gần 8.000 lao động. Diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đang dần được lấp đầy. Khu công nghiệp Nam Sách có diện tích 63 héc-ta đã được “phủ kín” với 13 dự án đầu tư.
Bên cạnh phát triển công nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được duy trì, đồng thời phát triển thêm một số ngành nghề mới như mây tre đan Phú Điền, cán thép và đóng tàu thủy ở Thanh Quang, sấy rau quả ở Nam Trung, sản xuất vật liệu xây dựng không nung ở Hiệp Cát... Đặc biệt, nghề sản xuất gốm ở Chu Đậu đã và đang được phát triển mạnh với hàng trăm mẫu mã khác nhau, được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Nam Sách hiện nay có 29 ngành nghề sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, phân bổ ở các xã, thị trấn, thu hút gần 4.000 hộ với trên 15.000 lao động, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, giảm tỷ lệ thời gian nông nhàn.
Trong khu vực dịch vụ, nhiều loại hình dịch vụ đang được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và sinh hoạt của người dân, tập trung ở một số lĩnh vực chủ yếu như: dịch vụ thương nghiệp, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân, cộng đồng. Năm 2006, giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 302 tỉ đồng, tăng 15,9% so với năm 2005.
- Nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội
Do tăng trưởng kinh tế đạt mức cao và liên tục trong nhiều năm liền nên kết cấu hạ tầng cơ sở ngày càng được hoàn thiện; việc huy động vốn trong dân để đầu tư xây dựng hạ tầng tăng, đóng góp của người dân ngày càng nhiều. Trong 5 năm 2001 - 2005, huyện đã huy động được 701,7 tỉ đồng, trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 25,2%, vốn các dự án chiếm 37,1%, vốn của nhân dân chiếm 37,7%. Đời sống của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người/1năm đã tăng từ 3,5 triệu đồng năm 2001 lên 5,7 triệu đồng năm 2005 và 6,3 triệu đồng vào năm 2006, cụ thể trong các ngành như sau: nông nghiệp: 5,9 triệu đồng; công nghiệp 10,6: triệu đồng; dịch vụ: 27,6 triệu đồng.
Sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân có bước phát triển mới. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành Giáo dục được quan tâm, kiện toàn. Giáo viên đạt chuẩn cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông là 100%; 20 trường học đạt chuẩn quốc gia, 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; 100% xã có hội khuyến học và trung tâm học tập cộng đồng; trung bình hằng năm có 260 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học. Năm 2006, tỷ lệ trẻ em vào nhà trẻ đạt 40%, vào mẫu giáo 90%, học sinh vào lớp 10 đạt 72%.
Các trạm y tế xã, thị trấn có 95 cán bộ y tế; đã có 17/23 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trên địa bàn huyện không có dịch bệnh xảy ra; 88% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh.
Việc thực hiện chính sách xã hội, giải quyết việc làm được thực hiện tốt hơn do điều kiện kinh tế được cải thiện. Toàn huyện đã hoàn thành việc xóa nhà tranh tre, vách đất cho các hộ nghèo; không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách; xóa mù chữ cho người nghèo và các đối tượng thuộc diện chính sách; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 10.000 đối tượng chính sách và người nghèo. Hằng năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.500 lao động.
2. Nguyên nhân thành công
Những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Sách là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan.
Thứ nhất, Nam Sách có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đất ở Nam Sách màu mỡ, được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình, sông Kinh Thày, sông Lai Vu, nên rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển nông nghiệp toàn diện cả về cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Cả bốn phía của huyện Nam Sách được bao bọc bởi các sông: Thái Bình, Kinh Thày, Lai Vu nên có nguồn nước khá dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt dân cư, vận tải thủy nội địa và quốc tế. Nam Sách nằm ở ngã ba của tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, có mạng lưới giao thông thủy, bộ đa dạng và phong phú: quốc lộ 5A nối Hà Nội - Hải Phòng, đường 183 nối Hà Nội, Hải Phòng với Quảng Ninh; đường sông dài 51km; tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, rất thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, mở mang thị tứ.
Thứ hai, có nguồn lực lao động dồi dào. Năm 2005, số người trong độ tuổi lao động chiếm 54,7% dân số; số người tham gia hoạt động kinh tế chiếm 95% số người trong độ tuổi lao động, trong số đó có 33,3% được đào tạo nghề. Người dân Nam Sách lại có truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó, giàu nghị lực, có quyết tâm vươn lên trong phát triển kinh tế, sáng tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể.
Thứ ba, huyện đã đưa ra chủ trương đúng và có cơ chế cũng như các giải pháp phù hợp để tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại, đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng tăng trưởng.
3. Một số kinh nghiệm ban đầu
Từ những thành tựu bước đầu, Nam Sách rút ra một số kinh nghiệm để tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo, đạt mục tiêu mà huyện đặt ra là: năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 8-10 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 9%; giữ vững ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Xác định rõ lợi thế, thế mạnh và khả năng của địa phương để đưa ra chủ trương phát triển hợp lý
Nam Sách có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên nếu chỉ tập trung phát triển nông nghiệp sẽ rất khó tạo ra hiệu ứng lan tỏa để phát triển các lĩnh vực khác, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chẳng hạn, khu vực dịch vụ chỉ có thể khởi sắc khi có sự phát triển của công nghiệp. Xác định rõ như vậy nên huyện đã tận dụng ưu thế phát triển nông nghiệp, đồng thời vẫn tập trung đầu tư cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hình thành nên cơ cấu kinh tế hợp lý, bổ trợ cho nhau, phát huy các nguồn lực của địa phương và thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Huyện xác định, để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, cần quan tâm đến xây dựng kết cấu kinh tế 3 “tầng”: tầng 1 là nông nghiệp; tầng 2: các ngành tiểu thủ công nghiệp và tầng 3: khu, cụm công nghiệp.
Bên cạnh việc phát triển các ngành sản xuất, lĩnh vực du lịch với nhiều điểm tham quan như chùa Trăm gian, Đền thờ Phạm Chiêu, gốm Chu Đậu du lịch sinh thái, tham quan làng nghề... cũng là một điểm mạnh của Nam Sách, đang được huyện quan tâm đầu tư, phát triển để thu hút khách đến thăm.
- Nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả
Trên cơ sở quan triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, huyện xây dựng chương trình hành động thiết thực, với các nội dung công việc cụ thể, xác định thời gian hoàn thành và phân công người thực hiện. Cấp ủy lãnh đạo chính quyền thường xuyên nghe và cho ý kiến về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra và đôn đốc thực hiện Nghị quyết của cấp ủy. Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân định kỳ (hằng tháng, quý, hội nghị, giao ban...) báo cáo với cấp ủy những công việc đã làm, đề xuất những biện pháp và chỉ đạo công việc tiếp theo, báo cáo định kỳ về thu - chi ngân sách, về xây dựng cơ bản và quản lý đất đai.
Huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của các chuyên gia, các nhà khoa học để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở
Cán bộ chính quyền cần phát huy tính năng động, sáng tạo, sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương pháp luật. Xây dựng, bổ sung quy chế hoạt động của chính quyền, nội quy cơ quan, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Xây dựng và thực hiện tốt các chỉ tiêu đăng ký thi đua xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh hằng năm.
Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bằng việc đề ra các chủ trương, nghị quyết và các chuyên để; định kỳ nghe và cho ý kiến về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; thực hiện tốt chế độ giao ban của cấp ủy với các đoàn thể; phân công cấp ủy viên và đảng viên có năng lực tham gia lãnh đạo và hoạt động trong các tổ chức chính trị xã hội.
Các đoàn thể đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ cơ sở; xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, tập hợp đông đảo hội viên, đoàn viên tham gia các phong trào thi đua, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Một thí dụ minh họa là: do thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, nên việc xây dựng, giải tỏa, bê tông hóa đường giao thông nông thôn (80% đường giao thông được bê tông hóa) được thực hiện thuận lợi, không có những việc đáng tiếc xảy ra.
- Coi trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh
Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh là một nội dung quan trọng, là động lực thúc đẩy mọi mặt công tác phát triển kinh tế - xã hội. Các cấp ủy Đảng đã lãnh đạo và tổ chức tốt việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cấp ủy cơ sở coi trọng và phát huy hiệu quả, chức năng và thẩm quyền hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo thống nhất chương trình công tác, tránh chồng chéo công việc giữa Đảng và chính quyền. Tăng cường công tác phối hợp giữa Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
Tuy Nam Sách đã có những bước tiến, diện mạo của huyện đã khang trang hơn, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều bài toán cần tiếp tục có lời giải: làm thế nào chất lượng tăng trưởng kinh tế được nâng cao, kinh tế phát triển bền vững; đời sống của nhân dân được cải thiện, không còn hộ nghèo theo chuẩn mới; môi trường sống của người dân được cải thiện; tình hình an ninh, trật tự xã hội được giữ vững...
Với những thành công ban đầu và kinh nghiệm rút ra, Nam Sách tin tưởng rằng trong giai đoạn tới, huyện sẽ có những bước tiến vững chắc, mạnh mẽ hơn nữa trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế  (05/02/2007)
Trên vùng núi đá Yên Minh  (05/02/2007)
Một số giải pháp cơ bản về công tác tư tưởng góp phần ổn định chính trị - xã hội ở Tây Nguyên  (05/02/2007)
Phú Quốc trên lộ trình trở thành một trung tâm kinh tế - du lịch sinh thái chất lượng cao  (05/02/2007)
Giới và vấn đề phát triển ở các nước Đông-Nam Á - nhìn từ góc độ văn hóa  (04/02/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển