Việt Nam ủng hộ thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông thông qua đối thoại
Đại sứ Lê Lương Minh, Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò của nhóm Bộ Tứ, Liên đoàn Arập, các nước khu vực và Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông.
Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Liên hợp quốc, ngày 25-3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thảo luận về tình hình Trung Đông và Pa-le-xtin với sự tham gia của đại diện các nước liên quan, đại diện Phong trào Không liên kết và một số tổ chức khu vực như Liên minh châu Âu, Liên đoàn A-rập, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo. Phát biểu của Tổng thư ký Ban Ki-mun (Ban Kimoon) và báo cáo của Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị Lin Pa-xcâu (Lynn Pascoe) ghi nhận một số tiến bộ đạt được trong tiến trình hòa bình Trung Đông, đồng thời nêu ra nhiều vấn đề đáng quan ngại về an ninh và nhân đạo.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Lê Lương Minh, Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình nghiêm trọng tại vùng lãnh thổ Pa-le-xtin bị chiếm đóng do I-xra-en tiếp tục xúc tiến các hành động quân sự, xây dựng bất hợp pháp các khu định cư và bức tường tại Bờ Tây, thắt chặt bao vây phong tỏa dải Ga-da, gây nhiều thương vong và khó khăn cho đời sống của người dân Pa-le-xtin, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Đại sứ Lê Lương Minh khẳng định: “Trong khi lên án mọi hành động tấn công vào dân thường tại miền Nam I-xra-en và chia sẻ mất mát của các gia đình nạn nhân, Việt Nam không tán thành việc lấy đó làm lý do tiến hành những hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế”. Đại sứ kêu gọi các bên hết sức kiềm chế, chấm dứt bạo lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, kể cả luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, yêu cầu I-xra-en tuân thủ các Nghị quyết liên quan của Đại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chấm dứt hành động làm căng thẳng thêm tình hình, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo giúp nhân dân Pa-le-xtin vượt qua khó khăn.
Li-băng nằm ở Tây Á, phía Bắc và Đông giáp Xi-ri, phía Nam giáp I-xra-en, phía Tây quay ra Địa Trung Hải.Diện tích: 10.452km2 Dân số: 3,8 triệu người (Sunni 26,5%, Shiite 26,2%, Maronite 21,1%, Thiên chúa 19,7%, Druze 5,6%) (2005). Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập. Tôn giáo: Đạo Hồi và Đạo Cơ đốc |
Về vấn đề Li-băng, Đại sứ Lê Lương Minh hoan nghênh một số tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết 1701 (2006), đồng thời bày tỏ quan ngại về các vụ tấn công tái diễn nhằm vào dân thường Li-băng và lưc lượng lâm thời Liên hợp quốc tại Li-băng (UNIFIL), việc I-xra-en tiếp tục vi phạm vùng cấm bay, chiếm đóng làng Ga-dát (Ghajar) thuộc lãnh thổ Li-băng. Đại sứ Lê Minh Lương tuyên bố: “Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên đoàn A-rập và chính phủ Li-băng nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị, đề nghị các bên liên quan tăng cường đối thoại và tìm giải pháp nhằm sớm ổn định tình hình đất nước, tổ chức bầu cử tổng thống đúng hạn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ nghị quyết 1701 trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Li-băng”.
Đại sứ Lê Lương Minh cũng khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò nhóm Bộ Tứ, Liên đoàn A-rập, các nước khu vực và Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông.
Lần đầu tiên sử dụng phương pháp Xa-bi-đô phát sóng ở Việt Nam  (27/03/2008)
Lần đầu tiên sử dụng phương pháp Xa-bi-đô phát sóng ở Việt Nam  (27/03/2008)
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội quý I năm 2008  (27/03/2008)
Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (27/03/2008)
Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (27/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên