An Kê-đa hồi sinh - an ninh thế giới bị đe dọa
15:51, ngày 28-11-2013
TCCSĐT - Cuộc nội chiến kéo dài suốt gần 3 năm qua ở Xy-ri không chỉ cướp đi sinh mạng của hơn 115 nghìn người, mà còn biến nơi đây thành mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố sinh sôi, nảy nở. Mạng lưới khủng bố quốc tế An Kê-đa đang nhanh chóng biến Xy-ri thành “cái nôi sản xuất” khủng bố để “xuất khẩu” sang các nước láng giềng và các nước khác trên thế giới.
An Kê-đa hồi sinh
Mặc dù phải hứng chịu tổn thất nặng nề sau hàng loạt cuộc tấn công của quân đội Mỹ, song mạng lưới An Kê-đa vẫn chứng tỏ khả năng hồi sinh mạnh mẽ nhờ có luồng gió “Mùa xuân A-rập” bất ngờ ập đến khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Theo số liệu thống kê của phương Tây, đã có 25 trong tổng số 40 nhân vật cấp cao của An Kê-đa bị tiêu diệt kể từ khi Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bước chân vào Nhà Trắng. Đối với mạng lưới khủng bố ở khu vực biên giới Áp-ga-ni-xtan - Pa-ki-xtan, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tập trung tấn công vào đầu não của chúng ở trên đất Y-ê-men. Tuy nhiên, nếu như các đợt tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Y-ê-men đã đánh “dập đầu” nhánh An Kê-đa ở bán đảo A-rập (gọi là tổ chức AQPA), thì hiệu quả của các vụ không kích kiểu đó lại không được phát huy để có thể ngăn chặn sự mở rộng của mạng lưới khủng bố địa phương trong tổ chức An Kê-đa. Trên thực tế, các vụ tấn công lặp đi, lặp lại bằng các máy bay không người lái, cho dù được tăng cường để có thể tiêu diệt hoặc bắt giữ các nhân vật cốt cán của An Kê-đa, vẫn chưa đủ để làm suy yếu lâu dài một mạng lưới khủng bố đã biến tướng và ngày càng có nhiều chân rết ở các vùng lãnh thổ mà chúng cắm chốt. Đặc biệt, tại Xy-ri, nơi diễn ra cảnh “nồi da nấu thịt” kéo dài gần 3 năm nay, mạng lưới khủng bố quốc tế này đang hồi sinh mạnh mẽ và đang “ôm mộng” biến “Đại Xi-ri” (thuật ngữ địa lý, dùng để chỉ vùng đất bao gồm Xy-ri, Li-băng, I-xra-en và phần lãnh thổ Pa-le-xtin) thành một vương quốc Hồi giáo. Hiện các chi nhánh của An Kê-đa ở Xy-ri như “Mặt trận An Nu-xra” (al-Nusra), “Nhà nước Hồi giáo I-rắc” và “Đại Xy-ri” với khoảng 6.000 - 7.000 thành viên đang nhanh chóng xâm chiếm khu vực phía Bắc và phía Đông Xy-ri, nơi không còn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Tổng thống Xy-ri Ba-sa An Át-xát (Bashar al-Assad). Giới phân tích cho rằng, những phần tử “thánh chiến” này không ngừng lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đối với người dân địa phương. Nhóm Mặt trận An Nu-xra và các nhóm đồng minh đã chiếm được một số nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất quan trọng, như các giếng dầu, đường ống dẫn dầu, đập nước, nhà máy điện,… Các lực lượng này đã điều hành những cơ sở chiếm được để kiếm lời và trả lương cho các thành viên, mua vũ khí, tiến hành các chương trình trợ giúp ở “các vùng tự do” (như cung cấp dịch vụ công, duy trì các hệ thống y tế, luật pháp và trật tự, phân phát các nhu yếu phẩm,…).
“Hàng xuất khẩu” đã có mặt tại I-rắc
Hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây tại I-rắc được cho là do các chi nhánh của An Kê-đa phối hợp với lực lượng Hồi giáo cực đoan đang “thánh chiến” ở Xy-ri gây ra. Chỉ tính riêng trong hơn một tháng qua, các chi nhánh của An Kê-đa đã thực hiện hàng chục vụ tấn công đẫm máu, cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người, nâng tổng số những người bị thiệt mạng do các hành động khủng bố tại I-rắc từ đầu năm tới nay lên hơn 5.000 người. Giới phân tích cho rằng, các cuộc tấn công trên là hành động trả thù của lực lượng “thánh chiến” nhằm vào người Cuốc ở I-rắc, vốn đã giúp đỡ người Cuốc ở nước láng giềng Xy-ri trong cuộc chiến chống lại các tay súng có quan hệ với An Kê-đa. Cuộc khủng hoảng tại Xy-ri là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn cho I-rắc - đất nước sau khi cựu Tổng thống Xát-đam Hút-xen bị lật đổ, chưa thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị sâu rộng - khiến nước này có nguy cơ mất khu vực miền Bắc giàu dầu lửa. Chính phủ I-rắc đã phải thừa nhận rằng, an ninh chính trị nơi đây đang xấu đi do cuộc xung đột tại Xy-ri. Cuộc nội chiến dữ dội tại Xy-ri đang tạo một “cú huých mạnh” cho An Kê-đa, cho phép mạng lưới này phái các tay súng và những kẻ đánh bom liều chết vượt qua biên giới sang I-rắc với một số lượng lớn chưa từng thấy, kể từ khi có những ngày hoàng kim của phong trào “thánh chiến” tại I-rắc. Các quan chức Mỹ và I-rắc cho biết, từ đầu mùa hè tới nay, mỗi tháng có ít nhất 30 kẻ đánh bom liều chết từ Xy-ri lọt vào I-rắc, và rất nhiều tên trong số chúng xuất thân từ các nước Bắc Phi và các nước A-rập vùng Vịnh, mặc dù I-rắc đã dựng các rào cản kiên cố dọc biên giới I-rắc - Xy-ri và đóng cửa hai cửa khẩu biên giới chính giữa I-rắc và Xy-ri trong hơn một năm qua.
Gây bất an đối với các nước láng giềng
Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảm thấy bất an, lo ngại trước tư tưởng ly khai của người Cuốc ở nước này, vốn đang tìm cách noi theo người Cuốc ở I-rắc. Giới phân tích còn nhận định, Mặt trận An Nu-xra có kế hoạch tấn công I-xra-en từ cao nguyên Gô-lan của Xy-ri và thiết lập cơ sở ở khu vực này. Các nhóm khủng bố ở Pa-le-xtin cũng có thể tự phối hợp các cuộc tấn công I-xra-en từ cao nguyên Gô-lan, bất chấp sự khác biệt về ý thức hệ giữa chúng. Mặt trận An Nu-xra còn có thể liên kết với các chiến binh “thánh chiến” theo đuổi ý thức hệ An Kê-đa ở Li-băng, bán đảo Si-na và Dải Ga-da để tấn công I-xra-en. Các nước A-rập thân phương Tây cũng nằm trong danh sách mục tiêu khủng bố. Các nước khác như Gioóc-đa-ni, Ai Cập, A-rập Xê-út có thể trở thành mục tiêu của Mặt trận An Nu-xra khi tổ chức này đưa các phần tử Hồi giáo cực đoan thâm nhập và thiết lập các cơ sở khủng bố tại các nước đó. Việc chủ nghĩa khủng bố hồi sinh mạnh mẽ ở Xy-ri đang làm xấu đi tình hình nước này và các nước láng giềng. Một số nhà phân tích cho rằng, do Xy-ri nằm ở vị trí trung tâm của Trung Đông, sát với châu Âu và có biên giới với I-xra-en nên mối đe dọa thánh chiến từ Xy-ri nguy hiểm hơn nhiều so với Áp-ga-ni-xtan hoặc Pa-ki-xtan. Các hoạt động của Mặt trận An Nu-xra ở Xy-ri hiện nay có thể được ví như thời kỳ ủ bệnh của một chủng loại vi-rút, trước khi bắt đầu lây lan và nhiễm sang những vật chủ khác. Sắp tới, rất có thể dịch bệnh “thánh chiến” sẽ lan từ Xy-ri sang khu vực, rồi tiếp tục đe dọa an ninh toàn cầu.
Mở rộng hoạt động ra nhiều nơi trên thế giới
Tại nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là ở châu Phi, các tổ chức khủng bố đang tăng cường hoạt động mạnh mẽ. Một loạt vụ tấn công đẫm máu vừa qua của nhóm khủng bố An Sa-báp (Al-Shabab) ở Xô-ma-li nhằm vào một trung tâm thương mại sang trọng ở Kê-ni-a, khiến hàng trăm người thương vong, là dấu hiệu mới nhất cho thấy chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đang phát triển mạnh ở các quốc gia châu Phi. Các nhóm khủng bố như An Kê-đa ở I-xla-míc Mác-rép (Al-Qaeda in the Islamic Maghreb, viết tắt là AQIM), An Sa-báp (Al-Shabab), Bô-cô Ha-ram (Boko Haram),… đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công tàn bạo chống lại chính phủ các nước trong khu vực. Theo giới phân tích, tại châu Phi, có một số yếu tố khiến các nhóm khủng bố mạnh lên là: Thứ nhất, vũ khí tràn lan, không thể kiểm soát được sau khi chế độ Ca-đa-phi ở Li-bi sụp đổ. Thứ hai, các nhóm khủng bố hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh. Thứ ba, sự yếu kém của chính phủ các nước trong việc ngăn chặn hoạt động của các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do sự xuất hiện của “Mùa xuân A-rập”. Ở những nước đã và đang có “Mùa xuân A-rập” diễn ra là môi trường lý tưởng để các nhóm khủng bố xuyên quốc gia phát triển.
Có thể thấy, cuộc tấn công khủng bố vừa qua nhằm vào Trung tâm Thương mại Oét-ghết (Westgate) ở Kê-ni-a khiến 67 người thiệt mạng là một phần trong chiến dịch “tử vì đạo” trên phạm vi toàn cầu của mạng lưới khủng bố An Kê-đa. Tổ chức này đang hồi sinh mạnh mẽ và tiến hành các chiến dịch tấn công khủng bố tại nhiều nơi trên thế giới, cho dù thủ lĩnh Ô-xa-ma Bin La-đen đã bị tiêu diệt. Tôn chỉ hoạt động của An Kê-đa là kết hợp giữa ý thức hệ, tôn giáo và chính trị, nhằm tạo dựng một thế giới Hồi giáo thống nhất, dưới sự lãnh đạo của phe Hồi giáo Săn-ni. An Kê-đa chống lại các tư tưởng thế tục và các nhà nước thế tục trong thế giới Hồi giáo, đồng thời muốn giải phóng tất cả các vùng đất của người Hồi giáo đang bị chiếm đóng. Cách thức hoạt động của nó là thực hiện các cuộc “thánh chiến” nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa những người Hồi giáo, và đưa họ đến với các cuộc “xung đột giữa các nền văn minh” nhằm tránh cho thế giới Hồi giáo không phải chịu ảnh hưởng cả về văn hóa và chính trị từ bên ngoài cũng như từ các tôn giáo khác.
Để xây dựng một hệ tư tưởng có tính gắn kết cao, giúp kết nối tất cả các nhóm khủng bố Hồi giáo, các thủ lĩnh của An Kê-đa đã kêu gọi tấn công vào các chính quyền mà họ coi là “mục nát” tại tất cả những nơi có người Hồi giáo sinh sống, nghĩa là tại tất cả “các phần lãnh thổ” của người Hồi giáo; đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết đối với tất cả mọi người Hồi giáo về việc tấn công vào các kẻ thù trên phạm vi toàn cầu, trong đó chủ yếu là Mỹ và các nước phương Tây. Kết quả là, một hệ tư tưởng trộn lẫn giữa tư tưởng chiến đấu chống các loại kẻ thù của đạo Hồi ở ngay bên trong thế giới Hồi giáo và tư tưởng chiến đấu chống các loại kẻ thù của nó trên phạm vi toàn cầu đã được ra đời, và biện pháp bao trùm tất cả mọi hoạt động của tổ chức này đã được thông qua, đó là “tử vì đạo”. Chính hệ tư tưởng có tính chất tập hợp đó đã giúp An Kê-đa tạo dựng được mạng lưới chân rết ở nhiều nơi trên thế giới. Những mạng lưới chân rết này mang tính khu vực, như tại bán đảo A-rập có tổ chức AQAP, ở I-rắc có tổ chức AQI (Al-Qaeda in the Iraq - An Kê-đa ở I-rắc), hay ở vùng Bắc Phi có tổ chức AQIM,…; các tổ chức này còn giúp cho An Kê-đa củng cố thêm vị trí lãnh đạo của mình đối với các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác. Bên cạnh các mục tiêu ở trong phạm vi được giao phụ trách, các nhóm chân rết này còn phải chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc tấn công vào các cơ sở, lợi ích của phương Tây ở bất cứ đâu mà chúng có thể thực hiện được. Ngoài ra, khi muốn trở thành một tổ chức vệ tinh của An Kê-đa, thủ lĩnh các nhóm khủng bố còn phải đồng ý tuân thủ các thông điệp mà An Kê-đa đưa ra, thống nhất và có quan hệ gắn kết với các nhóm khác và quan trọng hơn cả là chịu sự quản lý vô điều kiện của giới chỉ huy An Kê-đa. Đó là lý do giải thích vì sao các nhóm chân rết của An Kê-đa đều đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của phương Tây trong khu vực mà mình kiểm soát. Các vụ tấn công liên tiếp tại thành phố Mum-bai của Ấn Độ năm 2008 do nhóm Hồi giáo La-xca Ê Tai-ba (Lashkar-e-Taiba, một nhóm Hồi giáo cực đoan tại Pa-ki-xtan) thực hiện là một thí dụ cho “quy định” này của An Kê-đa.
Cuộc chiến chống khủng bố do cựu Tổng thống Mỹ Gioóc-giơ Bu-sơ và sau đó là Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma phát động tiến hành đã kéo dài 12 năm, khiến các mạng lưới khủng bố không còn tập trung ở Áp-ga-ni-xtan hay Pa-ki-xtan, nhưng lại “di căn” sang nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở khu vực Trung Đông và châu Phi, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh toàn cầu. Điều này cho thấy, chiến dịch chống khủng bố toàn cầu đòi hỏi phải có sự đoàn kết chặt chẽ hơn nữa giữa các nước để chống lại các nguy cơ khủng bố ở từng quốc gia, từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, cũng cần áp dụng đồng thời và triệt để các biện pháp về ngoại giao, kinh tế và giải giáp các nhóm vũ trang. Có lẽ như vậy sẽ hiệu quả hơn, bởi vì kinh nghiệm và thực tế đã chứng minh rằng, việc tiến hành một cuộc chiến quân sự chống khủng bố với các biện pháp mạnh sẽ chỉ mang lại những kết quả hạn chế và không bao giờ giải quyết được tận gốc của vấn đề./.
Mặc dù phải hứng chịu tổn thất nặng nề sau hàng loạt cuộc tấn công của quân đội Mỹ, song mạng lưới An Kê-đa vẫn chứng tỏ khả năng hồi sinh mạnh mẽ nhờ có luồng gió “Mùa xuân A-rập” bất ngờ ập đến khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Theo số liệu thống kê của phương Tây, đã có 25 trong tổng số 40 nhân vật cấp cao của An Kê-đa bị tiêu diệt kể từ khi Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bước chân vào Nhà Trắng. Đối với mạng lưới khủng bố ở khu vực biên giới Áp-ga-ni-xtan - Pa-ki-xtan, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tập trung tấn công vào đầu não của chúng ở trên đất Y-ê-men. Tuy nhiên, nếu như các đợt tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Y-ê-men đã đánh “dập đầu” nhánh An Kê-đa ở bán đảo A-rập (gọi là tổ chức AQPA), thì hiệu quả của các vụ không kích kiểu đó lại không được phát huy để có thể ngăn chặn sự mở rộng của mạng lưới khủng bố địa phương trong tổ chức An Kê-đa. Trên thực tế, các vụ tấn công lặp đi, lặp lại bằng các máy bay không người lái, cho dù được tăng cường để có thể tiêu diệt hoặc bắt giữ các nhân vật cốt cán của An Kê-đa, vẫn chưa đủ để làm suy yếu lâu dài một mạng lưới khủng bố đã biến tướng và ngày càng có nhiều chân rết ở các vùng lãnh thổ mà chúng cắm chốt. Đặc biệt, tại Xy-ri, nơi diễn ra cảnh “nồi da nấu thịt” kéo dài gần 3 năm nay, mạng lưới khủng bố quốc tế này đang hồi sinh mạnh mẽ và đang “ôm mộng” biến “Đại Xi-ri” (thuật ngữ địa lý, dùng để chỉ vùng đất bao gồm Xy-ri, Li-băng, I-xra-en và phần lãnh thổ Pa-le-xtin) thành một vương quốc Hồi giáo. Hiện các chi nhánh của An Kê-đa ở Xy-ri như “Mặt trận An Nu-xra” (al-Nusra), “Nhà nước Hồi giáo I-rắc” và “Đại Xy-ri” với khoảng 6.000 - 7.000 thành viên đang nhanh chóng xâm chiếm khu vực phía Bắc và phía Đông Xy-ri, nơi không còn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Tổng thống Xy-ri Ba-sa An Át-xát (Bashar al-Assad). Giới phân tích cho rằng, những phần tử “thánh chiến” này không ngừng lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đối với người dân địa phương. Nhóm Mặt trận An Nu-xra và các nhóm đồng minh đã chiếm được một số nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất quan trọng, như các giếng dầu, đường ống dẫn dầu, đập nước, nhà máy điện,… Các lực lượng này đã điều hành những cơ sở chiếm được để kiếm lời và trả lương cho các thành viên, mua vũ khí, tiến hành các chương trình trợ giúp ở “các vùng tự do” (như cung cấp dịch vụ công, duy trì các hệ thống y tế, luật pháp và trật tự, phân phát các nhu yếu phẩm,…).
“Hàng xuất khẩu” đã có mặt tại I-rắc
Hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây tại I-rắc được cho là do các chi nhánh của An Kê-đa phối hợp với lực lượng Hồi giáo cực đoan đang “thánh chiến” ở Xy-ri gây ra. Chỉ tính riêng trong hơn một tháng qua, các chi nhánh của An Kê-đa đã thực hiện hàng chục vụ tấn công đẫm máu, cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người, nâng tổng số những người bị thiệt mạng do các hành động khủng bố tại I-rắc từ đầu năm tới nay lên hơn 5.000 người. Giới phân tích cho rằng, các cuộc tấn công trên là hành động trả thù của lực lượng “thánh chiến” nhằm vào người Cuốc ở I-rắc, vốn đã giúp đỡ người Cuốc ở nước láng giềng Xy-ri trong cuộc chiến chống lại các tay súng có quan hệ với An Kê-đa. Cuộc khủng hoảng tại Xy-ri là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn cho I-rắc - đất nước sau khi cựu Tổng thống Xát-đam Hút-xen bị lật đổ, chưa thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị sâu rộng - khiến nước này có nguy cơ mất khu vực miền Bắc giàu dầu lửa. Chính phủ I-rắc đã phải thừa nhận rằng, an ninh chính trị nơi đây đang xấu đi do cuộc xung đột tại Xy-ri. Cuộc nội chiến dữ dội tại Xy-ri đang tạo một “cú huých mạnh” cho An Kê-đa, cho phép mạng lưới này phái các tay súng và những kẻ đánh bom liều chết vượt qua biên giới sang I-rắc với một số lượng lớn chưa từng thấy, kể từ khi có những ngày hoàng kim của phong trào “thánh chiến” tại I-rắc. Các quan chức Mỹ và I-rắc cho biết, từ đầu mùa hè tới nay, mỗi tháng có ít nhất 30 kẻ đánh bom liều chết từ Xy-ri lọt vào I-rắc, và rất nhiều tên trong số chúng xuất thân từ các nước Bắc Phi và các nước A-rập vùng Vịnh, mặc dù I-rắc đã dựng các rào cản kiên cố dọc biên giới I-rắc - Xy-ri và đóng cửa hai cửa khẩu biên giới chính giữa I-rắc và Xy-ri trong hơn một năm qua.
Gây bất an đối với các nước láng giềng
Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảm thấy bất an, lo ngại trước tư tưởng ly khai của người Cuốc ở nước này, vốn đang tìm cách noi theo người Cuốc ở I-rắc. Giới phân tích còn nhận định, Mặt trận An Nu-xra có kế hoạch tấn công I-xra-en từ cao nguyên Gô-lan của Xy-ri và thiết lập cơ sở ở khu vực này. Các nhóm khủng bố ở Pa-le-xtin cũng có thể tự phối hợp các cuộc tấn công I-xra-en từ cao nguyên Gô-lan, bất chấp sự khác biệt về ý thức hệ giữa chúng. Mặt trận An Nu-xra còn có thể liên kết với các chiến binh “thánh chiến” theo đuổi ý thức hệ An Kê-đa ở Li-băng, bán đảo Si-na và Dải Ga-da để tấn công I-xra-en. Các nước A-rập thân phương Tây cũng nằm trong danh sách mục tiêu khủng bố. Các nước khác như Gioóc-đa-ni, Ai Cập, A-rập Xê-út có thể trở thành mục tiêu của Mặt trận An Nu-xra khi tổ chức này đưa các phần tử Hồi giáo cực đoan thâm nhập và thiết lập các cơ sở khủng bố tại các nước đó. Việc chủ nghĩa khủng bố hồi sinh mạnh mẽ ở Xy-ri đang làm xấu đi tình hình nước này và các nước láng giềng. Một số nhà phân tích cho rằng, do Xy-ri nằm ở vị trí trung tâm của Trung Đông, sát với châu Âu và có biên giới với I-xra-en nên mối đe dọa thánh chiến từ Xy-ri nguy hiểm hơn nhiều so với Áp-ga-ni-xtan hoặc Pa-ki-xtan. Các hoạt động của Mặt trận An Nu-xra ở Xy-ri hiện nay có thể được ví như thời kỳ ủ bệnh của một chủng loại vi-rút, trước khi bắt đầu lây lan và nhiễm sang những vật chủ khác. Sắp tới, rất có thể dịch bệnh “thánh chiến” sẽ lan từ Xy-ri sang khu vực, rồi tiếp tục đe dọa an ninh toàn cầu.
Mở rộng hoạt động ra nhiều nơi trên thế giới
Tại nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là ở châu Phi, các tổ chức khủng bố đang tăng cường hoạt động mạnh mẽ. Một loạt vụ tấn công đẫm máu vừa qua của nhóm khủng bố An Sa-báp (Al-Shabab) ở Xô-ma-li nhằm vào một trung tâm thương mại sang trọng ở Kê-ni-a, khiến hàng trăm người thương vong, là dấu hiệu mới nhất cho thấy chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đang phát triển mạnh ở các quốc gia châu Phi. Các nhóm khủng bố như An Kê-đa ở I-xla-míc Mác-rép (Al-Qaeda in the Islamic Maghreb, viết tắt là AQIM), An Sa-báp (Al-Shabab), Bô-cô Ha-ram (Boko Haram),… đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công tàn bạo chống lại chính phủ các nước trong khu vực. Theo giới phân tích, tại châu Phi, có một số yếu tố khiến các nhóm khủng bố mạnh lên là: Thứ nhất, vũ khí tràn lan, không thể kiểm soát được sau khi chế độ Ca-đa-phi ở Li-bi sụp đổ. Thứ hai, các nhóm khủng bố hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh. Thứ ba, sự yếu kém của chính phủ các nước trong việc ngăn chặn hoạt động của các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do sự xuất hiện của “Mùa xuân A-rập”. Ở những nước đã và đang có “Mùa xuân A-rập” diễn ra là môi trường lý tưởng để các nhóm khủng bố xuyên quốc gia phát triển.
Có thể thấy, cuộc tấn công khủng bố vừa qua nhằm vào Trung tâm Thương mại Oét-ghết (Westgate) ở Kê-ni-a khiến 67 người thiệt mạng là một phần trong chiến dịch “tử vì đạo” trên phạm vi toàn cầu của mạng lưới khủng bố An Kê-đa. Tổ chức này đang hồi sinh mạnh mẽ và tiến hành các chiến dịch tấn công khủng bố tại nhiều nơi trên thế giới, cho dù thủ lĩnh Ô-xa-ma Bin La-đen đã bị tiêu diệt. Tôn chỉ hoạt động của An Kê-đa là kết hợp giữa ý thức hệ, tôn giáo và chính trị, nhằm tạo dựng một thế giới Hồi giáo thống nhất, dưới sự lãnh đạo của phe Hồi giáo Săn-ni. An Kê-đa chống lại các tư tưởng thế tục và các nhà nước thế tục trong thế giới Hồi giáo, đồng thời muốn giải phóng tất cả các vùng đất của người Hồi giáo đang bị chiếm đóng. Cách thức hoạt động của nó là thực hiện các cuộc “thánh chiến” nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa những người Hồi giáo, và đưa họ đến với các cuộc “xung đột giữa các nền văn minh” nhằm tránh cho thế giới Hồi giáo không phải chịu ảnh hưởng cả về văn hóa và chính trị từ bên ngoài cũng như từ các tôn giáo khác.
Để xây dựng một hệ tư tưởng có tính gắn kết cao, giúp kết nối tất cả các nhóm khủng bố Hồi giáo, các thủ lĩnh của An Kê-đa đã kêu gọi tấn công vào các chính quyền mà họ coi là “mục nát” tại tất cả những nơi có người Hồi giáo sinh sống, nghĩa là tại tất cả “các phần lãnh thổ” của người Hồi giáo; đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết đối với tất cả mọi người Hồi giáo về việc tấn công vào các kẻ thù trên phạm vi toàn cầu, trong đó chủ yếu là Mỹ và các nước phương Tây. Kết quả là, một hệ tư tưởng trộn lẫn giữa tư tưởng chiến đấu chống các loại kẻ thù của đạo Hồi ở ngay bên trong thế giới Hồi giáo và tư tưởng chiến đấu chống các loại kẻ thù của nó trên phạm vi toàn cầu đã được ra đời, và biện pháp bao trùm tất cả mọi hoạt động của tổ chức này đã được thông qua, đó là “tử vì đạo”. Chính hệ tư tưởng có tính chất tập hợp đó đã giúp An Kê-đa tạo dựng được mạng lưới chân rết ở nhiều nơi trên thế giới. Những mạng lưới chân rết này mang tính khu vực, như tại bán đảo A-rập có tổ chức AQAP, ở I-rắc có tổ chức AQI (Al-Qaeda in the Iraq - An Kê-đa ở I-rắc), hay ở vùng Bắc Phi có tổ chức AQIM,…; các tổ chức này còn giúp cho An Kê-đa củng cố thêm vị trí lãnh đạo của mình đối với các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác. Bên cạnh các mục tiêu ở trong phạm vi được giao phụ trách, các nhóm chân rết này còn phải chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc tấn công vào các cơ sở, lợi ích của phương Tây ở bất cứ đâu mà chúng có thể thực hiện được. Ngoài ra, khi muốn trở thành một tổ chức vệ tinh của An Kê-đa, thủ lĩnh các nhóm khủng bố còn phải đồng ý tuân thủ các thông điệp mà An Kê-đa đưa ra, thống nhất và có quan hệ gắn kết với các nhóm khác và quan trọng hơn cả là chịu sự quản lý vô điều kiện của giới chỉ huy An Kê-đa. Đó là lý do giải thích vì sao các nhóm chân rết của An Kê-đa đều đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của phương Tây trong khu vực mà mình kiểm soát. Các vụ tấn công liên tiếp tại thành phố Mum-bai của Ấn Độ năm 2008 do nhóm Hồi giáo La-xca Ê Tai-ba (Lashkar-e-Taiba, một nhóm Hồi giáo cực đoan tại Pa-ki-xtan) thực hiện là một thí dụ cho “quy định” này của An Kê-đa.
Cuộc chiến chống khủng bố do cựu Tổng thống Mỹ Gioóc-giơ Bu-sơ và sau đó là Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma phát động tiến hành đã kéo dài 12 năm, khiến các mạng lưới khủng bố không còn tập trung ở Áp-ga-ni-xtan hay Pa-ki-xtan, nhưng lại “di căn” sang nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở khu vực Trung Đông và châu Phi, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh toàn cầu. Điều này cho thấy, chiến dịch chống khủng bố toàn cầu đòi hỏi phải có sự đoàn kết chặt chẽ hơn nữa giữa các nước để chống lại các nguy cơ khủng bố ở từng quốc gia, từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, cũng cần áp dụng đồng thời và triệt để các biện pháp về ngoại giao, kinh tế và giải giáp các nhóm vũ trang. Có lẽ như vậy sẽ hiệu quả hơn, bởi vì kinh nghiệm và thực tế đã chứng minh rằng, việc tiến hành một cuộc chiến quân sự chống khủng bố với các biện pháp mạnh sẽ chỉ mang lại những kết quả hạn chế và không bao giờ giải quyết được tận gốc của vấn đề./.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm  (28/11/2013)
Đoàn công tác Bộ Quốc phòng đánh giá chất lượng tàu tuần tra đa năng Cảnh sát biển 8001 và thăm đảo Trường Sa  (28/11/2013)
Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng  (27/11/2013)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay